- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Đa số chúng ta làm nhiều việc cùng một lúc hầu như hằng ngày. Một khi bạn đã quen với việc đó, thì gần như bất khả thi để không làm nó. Bạn có được một sự rộn ràng khi làm nhiều việc cùng một lúc, đặc biệt khi nó trôi chảy. Đó là lí do tại sao quá khó để dừng làm nhiều việc cùng lúc vì bạn đã điều kiện hoá cho tâm trí và cơ thể bạn cảm nhận sự rộn ràng đó. Sau đó bạn tiếp tục tìm kiếm sự rộn ràng bằng cách làm nhiều việc cùng lúc hơn nữa. Nhưng đã đến lúc thay đổi điều đó và bắt đầu ‘mỗi lúc một việc’ vì sự rộn ràng đó đơn giản chỉ là một ảo tưởng.
Sự chú ý của bạn vốn đã bị lôi kéo theo hàng triệu hướng mỗi ngày đến nỗi bạn thực sự không cần bổ sung thêm ‘làm nhiều việc cùng lúc’ vào danh sách. Hãy lấy điện thoại thông minh làm ví dụ. Trung bình bạn kiểm tra điện thoại của bạn 110 lần một ngày – điều đó có nghĩa là bạn tiêu mất 23 ngày mỗi năm để dán mắt vào điện thoại! Bạn nghĩ việc đó làm cho bạn tăng hiệu quả công việc như thế nào? Những thói quen như vậy khuyến khích bạn làm nhiều việc cùng lúc, làm cho bạn kiệt sức về tinh thần, và không hiệu quả về nhận thức.
Nhưng khó mà từ bỏ những thói quen đó vì bạn đã điều kiện hoá cho bộ não gửi đi những tín hiệu sai lạc cho cơ thể bạn. Nghiên cứu cho thấy khi bạn làm nhiều việc cùng lúc ‘thành công’, bạn đã kích hoạt cơ chế phần thưởng trong não bộ của bạn phóng thích dopamine, hoc mon hạnh phúc. Dopamine này tăng lên đột ngột làm bạn cảm thấy rất vui đến nỗi bạn tin là bạn làm việc hiệu quả và khuyến khích thói quen làm nhiều việc cùng lúc của bạn thêm nữa. Sự tăng dopamine này cũng có thể làm bạn quá lạc quan, có nghĩa là bạn ít cẩn thận hơn về công việc bạn làm và có nhiều khả năng mắc sai sót. Những người làm nhiều việc cùng lúc về cơ bản trở nên nghiện sự tăng đột ngột dopamine này, khiến họ tin là họ làm việc hiệu quả trong khi thực tế là không.
Làm nhiều việc cùng lúc cũng gây ra sự phóng thích các hoc mon stress, như adrenaline, có những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ của bạn về lâu dài và cũng dẫn đến sự mất trí nhớ ngắn hạn. Như vậy cho dù bạn có thể thích thú bởi sự rộn ràng của làm nhiều việc cùng lúc và nghĩ là nó hiệu quả, thì đã đến lúc suy nghĩ lại.
Bạn có thể tìm thấy sự phóng thích dopamine lành mạnh hơn, cân bằng hơn thông qua việc thực hiện những việc trong danh sách cần làm của bạn, mỗi lúc một việc. Và do bộ não của chúng ta chỉ có thể tập trung có hiệu quả vào 1 việc mỗi lần, nên đây là cách để cho bạn hoàn thành được nhiều việc trong khoảng thời gian ngắn hơn. Nghiên cứu chỉ ra, về trung bình bạn hoàn thành một việc nhanh hơn 50% nếu bạn làm mỗi lúc một việc và bạn cũng ít có khả năng mắc lỗi đến 50%. Bạn cũng có thể thưởng thức công việc ở một mức độ sâu hơn và có được nhiều niềm vui từ chúng khi bạn tập trung. Nếu bạn đang tán gẫu với một người bạn và đồng thời kiểm tra facebook, thì bạn không tận hưởng được khoảng thời gian với bạn của bạn.
Bây giờ bạn có lẽ muốn biết làm sao để thoát khỏi thói quen làm nhiều việc cùng lúc này để bạn tìm được hiệu quả công việc thực sự. Không có câu trả lời dễ dàng. Bạn đơn giản phải cam kết với nó và có sự kỷ luật bản thân để quyết tâm làm một việc mỗi lúc. Tránh mở nhiều chương trình cùng một lúc trên máy tính của bạn trừ khi bạn cần chúng để thực hiện một nhiệm vụ. Bạn có thể tải những ứng dụng giúp chặn mạng xã hội và email vào những thời điểm nhất định của ngày. Đảm bảo bạn dành thời gian nghỉ giải lao khi làm mỗi lúc một việc. Bạn cần giải lao 5-10 phút sau mỗi 45 phút.
Hãy nói với bản thân: khi tôi đi, tôi chỉ đi. Khi tôi nói chuyện với một người thì tôi chỉ nói chuyện với một người. Khi tôi đọc sách, thì tôi chỉ lo đọc sách. Nó đơn giản vậy thôi. Tập trung vào một việc bạn đang làm – và bạn sẽ trở thành chuyên gia mỗi lúc một việc
Nguồn
Why Do You Find It so Hard to Not Multitask?
Hint: Successful multitasking tricks your brain to release happy hormones.
Published on May 23, 2014 by Susanna Halonen , MAPP in The Path to Passionate Happiness