- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
ACTA đang nhận được sự quan tâm lớn của tín đồ internet khi hiệp định dần trở thành sự thật.
Tưởng rằng thành công của những cuộc biểu tình chống PIPA và SOPA có thể đem tới bình yên cho làng internet thì hiện nay, ACTA – Hiệp định thương mại chống hàng giả đang nổi lên như một “cơn ác mộng” đáng sợ hơn. Vậy bản chất của ACTA là gì? Chúng mình hãy cùng tìm hiểu về chúng qua bài phân tích của trang Mashable dưới đây.
Về cơ bản, ACTA là một hiệp ước quốc tế được thiết lập nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận được xây dựng lần đầu tiên bởi Mỹ và Nhật Bản vào năm 2006. Lần lượt Úc, Canada, Ma Rốc, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc đã ký năm ngoái. Mới đây, 22 nước thuộc Liên minh châu Âu vừa thông qua hiệp định, trong khi một số nước khác cũng đang có dự định tương tự. Thay vì một đề xuất trong nội bộ Hoa Kỳ như SOPA, ACTA dần trở thành hiệp ước đa phương giữa nhiều quốc gia khác nhau.
Một trong những nội dung chính của ACTA là phòng chống vấn nạn ăn cắp bản quyền trên internet. Hệ thống cũng hoạt động độc lập bên ngoài các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO… Thông qua việc ký kết vào hiệp định, các nước đồng ý hợp tác cùng nhau để ngăn chặn hàng giả và ăn cắp bản quyền.
Như đã nói, ACTA thực sự vượt qua khỏi biên giới nước Mỹ và khi ký kết hiệp định, Tổng thống có quyền hành động mà không cần thông qua Quốc hội. Không ai có quyền bác bỏ ACTA, đúng như Thượng nghị sĩ Ron Wyden nhận định: “Nước Mỹ có thể ký vào ACTA hoặc bất kỳ thỏa thuận thương mại nào khác mà chẳng cần thông qua Quốc hội, nếu đó là những thỏa thuận không thay đổi luật pháp của Hoa Kỳ”.
Một lần nữa, làng công nghệ phải đối mặt với nguy cơ mất tự do internet trầm trọng. Trên thực tế, tranh cãi xung quanh ACTA từng bùng phát trước thời điểm hiệp định được ký kết, song chúng lại nhanh chóng được ủng hộ bởi sự kiện Wikileaks công bố tài liệu ngoại giao bí mật. Kể từ đấy, các nước đã tiến hành đàm phán về ACTA mà không công khai rộng rãi quá trình này đến công chúng.
Sau khi Ba Lan tuyên bố gia nhập ACTA, nhiều trang web chính phủ lập tức lao đao, ngừng hỗ trợ bởi những cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDos. Tiếp theo, hàng loạt cuộc biểu tình trên quy mô lớn cũng được người dân tiến hành.
Theo Electronic Frontier Foundation, tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích bảo vệ tự do ngôn luận trực tuyến, ACTA bao gồm nhiều quy định đáng lo ngại về sự riêng tư của người dùng internet và sự tự do thông tin trên mạng toàn cầu, đồng thời gây khó khăn cho các nước đang phát triển có thể lựa chọn chính sách phù hợp với phát triển kinh tế.
Ví dụ, ACTA yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) phải chuyển giao cho chủ sở hữu quyền tác giả thông tin về người dùng bị cáo buộc là có hành vi xâm phạm nội dung được bảo vệ. Ngoài ra, hiệp ước cũng thiết lập một tổ chức để thay đổi những quy định nếu cần, chứ không tuân theo pháp luật của mỗi quốc gia.
Những ngôn từ được sử dụng trong ACTA cũng khá mơ hồ và không thật thống nhất, khiến mỗi bên tham gia đều thụ động trong việc phán xét và khắc phục hành vi xâm phạm. Một số người cho rằng, ACTA chính là công cụ giúp chủ sở hữu nội dung có được thứ “vũ khí” mà họ từng thất bại với SOPA và PIPA.
Theo ông Harvey Anderson, luật sư của Mozilla: “ACTA không nên được biến thành cửa sau để tận dụng những điều luật mà người dân từng phản đối. Chúng tôi kêu gọi công bố chi tiết và đầy đủ các quy định của ACTA nhằm đảm bảo hiệp định này sẽ không kiểm duyệt các hoạt động hợp pháp, kìm h.ãm sự đổi mới, tạo rủi ro an ninh mạng và phá vỡ cấu trúc internet”.
Theo: Kenh14.vn
Tưởng rằng thành công của những cuộc biểu tình chống PIPA và SOPA có thể đem tới bình yên cho làng internet thì hiện nay, ACTA – Hiệp định thương mại chống hàng giả đang nổi lên như một “cơn ác mộng” đáng sợ hơn. Vậy bản chất của ACTA là gì? Chúng mình hãy cùng tìm hiểu về chúng qua bài phân tích của trang Mashable dưới đây.
Về cơ bản, ACTA là một hiệp ước quốc tế được thiết lập nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận được xây dựng lần đầu tiên bởi Mỹ và Nhật Bản vào năm 2006. Lần lượt Úc, Canada, Ma Rốc, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc đã ký năm ngoái. Mới đây, 22 nước thuộc Liên minh châu Âu vừa thông qua hiệp định, trong khi một số nước khác cũng đang có dự định tương tự. Thay vì một đề xuất trong nội bộ Hoa Kỳ như SOPA, ACTA dần trở thành hiệp ước đa phương giữa nhiều quốc gia khác nhau.
Như đã nói, ACTA thực sự vượt qua khỏi biên giới nước Mỹ và khi ký kết hiệp định, Tổng thống có quyền hành động mà không cần thông qua Quốc hội. Không ai có quyền bác bỏ ACTA, đúng như Thượng nghị sĩ Ron Wyden nhận định: “Nước Mỹ có thể ký vào ACTA hoặc bất kỳ thỏa thuận thương mại nào khác mà chẳng cần thông qua Quốc hội, nếu đó là những thỏa thuận không thay đổi luật pháp của Hoa Kỳ”.
Một lần nữa, làng công nghệ phải đối mặt với nguy cơ mất tự do internet trầm trọng. Trên thực tế, tranh cãi xung quanh ACTA từng bùng phát trước thời điểm hiệp định được ký kết, song chúng lại nhanh chóng được ủng hộ bởi sự kiện Wikileaks công bố tài liệu ngoại giao bí mật. Kể từ đấy, các nước đã tiến hành đàm phán về ACTA mà không công khai rộng rãi quá trình này đến công chúng.
Sau khi Ba Lan tuyên bố gia nhập ACTA, nhiều trang web chính phủ lập tức lao đao, ngừng hỗ trợ bởi những cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDos. Tiếp theo, hàng loạt cuộc biểu tình trên quy mô lớn cũng được người dân tiến hành.
Theo Electronic Frontier Foundation, tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích bảo vệ tự do ngôn luận trực tuyến, ACTA bao gồm nhiều quy định đáng lo ngại về sự riêng tư của người dùng internet và sự tự do thông tin trên mạng toàn cầu, đồng thời gây khó khăn cho các nước đang phát triển có thể lựa chọn chính sách phù hợp với phát triển kinh tế.
Ví dụ, ACTA yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) phải chuyển giao cho chủ sở hữu quyền tác giả thông tin về người dùng bị cáo buộc là có hành vi xâm phạm nội dung được bảo vệ. Ngoài ra, hiệp ước cũng thiết lập một tổ chức để thay đổi những quy định nếu cần, chứ không tuân theo pháp luật của mỗi quốc gia.
Những ngôn từ được sử dụng trong ACTA cũng khá mơ hồ và không thật thống nhất, khiến mỗi bên tham gia đều thụ động trong việc phán xét và khắc phục hành vi xâm phạm. Một số người cho rằng, ACTA chính là công cụ giúp chủ sở hữu nội dung có được thứ “vũ khí” mà họ từng thất bại với SOPA và PIPA.
Theo ông Harvey Anderson, luật sư của Mozilla: “ACTA không nên được biến thành cửa sau để tận dụng những điều luật mà người dân từng phản đối. Chúng tôi kêu gọi công bố chi tiết và đầy đủ các quy định của ACTA nhằm đảm bảo hiệp định này sẽ không kiểm duyệt các hoạt động hợp pháp, kìm h.ãm sự đổi mới, tạo rủi ro an ninh mạng và phá vỡ cấu trúc internet”.
Theo: Kenh14.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: