- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Vụng về? Ngăn chặn xu hướng bị tai nạn bằng cách luyện tập sự chú tâm
Một số người dường như liên tục bị tai nạn và phải sử dụng những cái băng dán vết thương trong khi những người khác sống một cuộc sống dễ dàng. Có phải do stress hoặc một thứ gì đó gây ra những tai nạn không may cho một người?
Việc con người gặp những tai nạn nhỏ như va chạm và bị bầm tím là phổ biến, thì chủ đề về thiên hướng gặp tai nạn lại bị bỏ xó trong tâm lý học. Sigmund Freud tin rằng không có cái gọi là một tai nạn thực sự. Không tính đến chuyện chúng ta vô thức cố trừng phạt bản thân (những vùng cơ thể bị chúng ta hủy hoại). Như nhiều quan điểm của Freud, ông ấy có những ý kiến thú vị nhưng không dễ dàng nghiên cứu. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu tập trung vào sự vụng về, điều tra nghiên cứu những nguồn gốc của nó từ những bệnh rối loạn chú ý thời thơ ấu hoặc phổ tự kỷ, tạo nên một kiểu hành vi kéo dài suốt đời của sự không có khả năng tập trung chú ý vào môi trường xung quanh của chúng ta. Tất nhiên là có nhiều người bị tai nạn ở tuổi trường thành hơn những người bị chẩn đoán mắc chứng thiếu chú ý hoặc phổ tự kỷ.
Nhà tâm lý học người Anh Donald Broadbent tin rằng khuynh hướng trải nghiệm những thất bại nhận thức (ví dụ, thiếu chú ý) là một phẩm chất mà chúng ta mang theo bên mình suốt cuộc đời. Tâm trí của chúng ta càng có thiên hướng về những thất bại đó, chúng ta sẽ càng ít được bảo vệ chống lại những mối nguy hiểm từ môi trường đó. Để kiểm tra thiên hướng gặp tai nạn do thất bại nhận thức của con người, Broadbent phát triển một bản đánh giá tự báo cáo ngắn, tên gọi là “Cognitive Failures Questionnaire,” hay CFQ.
Xem thử bạn đánh giá những mục CFQ này như thế nào:
1. Bạn không nhận thấy những biển chỉ đường trên đường?
2. Bạn va vào người khác?
3. Bạn không để ý tên của người khác khi bạn gặp họ?
4. Bạn quên chỗ để một thứ gì đó như một tờ báo hoặc cuốn sách?
5. Bạn thấy mình quên những cuộc hẹn?
6. Bạn làm rơi đồ?
7. Bạn không nghe ai đó nói với bạn khi bạn đang làm một việc gì khác?
8. Bạn đã nói một điều gì đó và sau đó nhận ra điều đó có thể bị xem như lời xúc phạm?
Bạn càng đồng ý với những mục đó, bạn càng có thiên hướng gặp tai nạn (do thất bại thuộc tinh thần.)
Nghiên cứu của Broadbent bắt đầu đem lại trật tự cho lĩnh vực của những tai nạn nơi làm việc, một phạm vi của nghiên cứu trong những lĩnh vực như nghề y và năng suất công nghiệp. Một trong những điều tra nghiên cứu lớn gần đây, bác sỹ tâm thần Ellen Visser (Groningen University Center) và một nhóm các nhà nghiên cứu báo cáo về những phát hiện của họ từ 79 nghiên cứu theo lối kinh nghiệm với gần 150,000 người, tương ứng với tổng số hơn 250,000 vụ tai nạn, hầu hết những vụ tai nạn đó đều yêu cầu sự chú ý. Khi họ báo cáo trong tạp chí Accident Analysis and Prevention, Visser so sánh, tập hợp của những vụ tai nạn ở các cá nhân là cao hơn về mặt thống kê so với được cho là bởi một mình sự may rủi. Nói cách khác, thực sự có những người có thiên hướng gặp tai nạn trong dân cư. Trong thực tế, quan điểm trong lĩnh vực tai nạn nơi làm việc có xu hướng xem nhẹ những đặc tính dễ bị tổn thương thuộc cá nhân và thiên về việc chỉ ra những sự phòng ngừa sai lầm thuộc môi trường sẽ bảo vệ người lao động không bị thương.
Quan điểm về những thất bại nhận thức của Broadbent được kiểm tra bởi một nhóm các nhà khoa học môi trường người Anh dẫn đầu bởi Andrea J. Day, được xuất bản trong Accident Analysis and Prevention. Theo Day và các cộng sự của bà, vì người có số điểm CFQ cao thì có những khả năng về nhận thức, hành động và trí nhớ kém, họ sẽ đặc biệt có thể bị tai nạn khi những nguồn lực tinh thần của họ bị kéo căng đến giới han, đặc biệt kiểu bị gây ra bởi stress ở nơi làm việc. Bận tâm với những vấn đề cá nhân như xung đột gia đình-công việc, cảm thấy quá tải hoặc bất mãn với những điều kiện vật lý nơi làm việc của họ, người có thiên hướng về sai sót nhận thức đặc biệt gặp khó khăn trong việc tập trung vào những chuyện đang xảy ra xung quanh họ.
Day và nhóm của bà kiểm tra quan điểm cho rằng người mắc những sai sót trong sự chú ý khi bị stress ở nơi làm việc của họ thì dễ bị tổn thương nhất trước những chấn thương tai nạn đối với một nhóm gồm 56 thủy thủ tàu Royal Navy Anh cặp với những bạn có thiên hướng không bị tai nạn của họ và nghiên cứu qua một khoảng thời gian dài 2 năm. Những thủy thủ được chọn từ những người đã hoàn thành những bảng hỏi đánh giá về stress, được định nghĩa là xu hướng báo cáo về những triệu chứng lo lắng và trầm cảm.
Như dự đoán, những thủy thủ bị stress có nhiều khả năng bị tai nạn hơn những người không bị stress. Những vụ tai nạn của họ chủ yếu bao gồm những sai sót về chú ý, như va vào đồ vật. Tuy nhiên, stress trở thành một yếu tố không quan trọng khi số điểm CFQ bước vào phương trình.
Một người có thể cho rằng người được cho là có những sai sót tinh thần thì trải nghiệm những mức độ stress cao hơn và do đó gặp nhiều tai nạn hơn. Tuy nhiên, vì số điểm CFQ cho thấy một mức độ ổn định cao theo thời gian và số điểm stress thì không, Day và các cộng sự của bà xác nhận rằng những thất bại nhận thức là trung tâm của vấn đề thiên hướng gặp tai nạn. Họ dễ bị sao lãng hơn khi stress và những khả năng ra quyết định của họ không thể chống cự được áp lực gây ra bởi xung đột liên quan đến công việc.
Khi bạn ngẫm lại quá khứ của những vụ va chạm và những vết bầm của bạn, nghiên cứu của Day có thể đem lại cho bạn một chút khuây khỏa. Chỉ có bản thân bạn và điểm yếu trong sự tập trung chú ý của bạn để đổ lỗi. Tuy nhiên, các kết quả cũng đem lại cho bạn một số khích lệ. Biết được tính dễ bị tổn thương của bạn có thể là bước đầu tiên để giúp đỡ bản thân về mặt tinh thần chống lại những mối nguy hiểm về mặt tâm lý, vật lý có khả năng xảy ra trong môi trường sống của bạn chứ không chỉ trong công việc.
Tin tốt là bạn không cần chịu đựng sự vụng về suốt cuộc đời. Những thất bại thuộc nhận thức là một hình thức khác của sự không chú tâm khi bạn thực hiện hành động mà không ý thức được bạn đang làm gì. Trong việc rèn luyện sự chú tâm, bạn học cách tập trung năng lượng tinh thần của bạn vào những hành động của bạn, cho phép bạn thực hiện những nhiệm vụ hằng ngày với sự cân nhắc và hiệu quả cao hơn. Luyện tập sự chú tâm cũng là một hình thức thư giãn tuyệt vời và giảm mức độ stress của bạn. Với sự luyện tập, bạn sẽ thấy những thành công nhiều hơn thất bại (thuộc nhận thức) của bạn và bạn có thể để dành mãi mãi những cái băng dán vết thương.
Tài liệu tham khảo:
Broadbent, D. E., Cooper, P. F., FitzGerald, P., & Parkes, K. R. (1982). The Cognitive Failures Questionnaire (CFQ) and its correlates. British Journal of Clinical Psychology, 21, 1-16. doi: 10.1111/j.2044-8260.1982.tb01421.x
Day, A. J., Brasher, K., & Bridger, R. S. (2012). Accident proneness revisited: The role of psychological stress and cognitive failure. Accident Analysis and Prevention, 49, 532-535. doi: 10.1016/j.aap.2012.03.028
Visser, E., Pijl, Y. J., Stolk, R. P., Neeleman, J., & Rosmalen, J. G. M. (2007). Accident proneness, does it exist? A review and meta-analysis. Accident Analysis and Prevention, 39, 556-564. doi: 10.1016/j.aap.2006.09.012
Nguồn
Clumsy? Put Away the Band-Aids and Take Out the Mind-Aids
Prevent accident-proneness from getting the better of you with some mind control
Published on October 15, 2013 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
PsychologyToday
Một số người dường như liên tục bị tai nạn và phải sử dụng những cái băng dán vết thương trong khi những người khác sống một cuộc sống dễ dàng. Có phải do stress hoặc một thứ gì đó gây ra những tai nạn không may cho một người?
Việc con người gặp những tai nạn nhỏ như va chạm và bị bầm tím là phổ biến, thì chủ đề về thiên hướng gặp tai nạn lại bị bỏ xó trong tâm lý học. Sigmund Freud tin rằng không có cái gọi là một tai nạn thực sự. Không tính đến chuyện chúng ta vô thức cố trừng phạt bản thân (những vùng cơ thể bị chúng ta hủy hoại). Như nhiều quan điểm của Freud, ông ấy có những ý kiến thú vị nhưng không dễ dàng nghiên cứu. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu tập trung vào sự vụng về, điều tra nghiên cứu những nguồn gốc của nó từ những bệnh rối loạn chú ý thời thơ ấu hoặc phổ tự kỷ, tạo nên một kiểu hành vi kéo dài suốt đời của sự không có khả năng tập trung chú ý vào môi trường xung quanh của chúng ta. Tất nhiên là có nhiều người bị tai nạn ở tuổi trường thành hơn những người bị chẩn đoán mắc chứng thiếu chú ý hoặc phổ tự kỷ.
Nhà tâm lý học người Anh Donald Broadbent tin rằng khuynh hướng trải nghiệm những thất bại nhận thức (ví dụ, thiếu chú ý) là một phẩm chất mà chúng ta mang theo bên mình suốt cuộc đời. Tâm trí của chúng ta càng có thiên hướng về những thất bại đó, chúng ta sẽ càng ít được bảo vệ chống lại những mối nguy hiểm từ môi trường đó. Để kiểm tra thiên hướng gặp tai nạn do thất bại nhận thức của con người, Broadbent phát triển một bản đánh giá tự báo cáo ngắn, tên gọi là “Cognitive Failures Questionnaire,” hay CFQ.
Xem thử bạn đánh giá những mục CFQ này như thế nào:
1. Bạn không nhận thấy những biển chỉ đường trên đường?
2. Bạn va vào người khác?
3. Bạn không để ý tên của người khác khi bạn gặp họ?
4. Bạn quên chỗ để một thứ gì đó như một tờ báo hoặc cuốn sách?
5. Bạn thấy mình quên những cuộc hẹn?
6. Bạn làm rơi đồ?
7. Bạn không nghe ai đó nói với bạn khi bạn đang làm một việc gì khác?
8. Bạn đã nói một điều gì đó và sau đó nhận ra điều đó có thể bị xem như lời xúc phạm?
Bạn càng đồng ý với những mục đó, bạn càng có thiên hướng gặp tai nạn (do thất bại thuộc tinh thần.)
Nghiên cứu của Broadbent bắt đầu đem lại trật tự cho lĩnh vực của những tai nạn nơi làm việc, một phạm vi của nghiên cứu trong những lĩnh vực như nghề y và năng suất công nghiệp. Một trong những điều tra nghiên cứu lớn gần đây, bác sỹ tâm thần Ellen Visser (Groningen University Center) và một nhóm các nhà nghiên cứu báo cáo về những phát hiện của họ từ 79 nghiên cứu theo lối kinh nghiệm với gần 150,000 người, tương ứng với tổng số hơn 250,000 vụ tai nạn, hầu hết những vụ tai nạn đó đều yêu cầu sự chú ý. Khi họ báo cáo trong tạp chí Accident Analysis and Prevention, Visser so sánh, tập hợp của những vụ tai nạn ở các cá nhân là cao hơn về mặt thống kê so với được cho là bởi một mình sự may rủi. Nói cách khác, thực sự có những người có thiên hướng gặp tai nạn trong dân cư. Trong thực tế, quan điểm trong lĩnh vực tai nạn nơi làm việc có xu hướng xem nhẹ những đặc tính dễ bị tổn thương thuộc cá nhân và thiên về việc chỉ ra những sự phòng ngừa sai lầm thuộc môi trường sẽ bảo vệ người lao động không bị thương.
Quan điểm về những thất bại nhận thức của Broadbent được kiểm tra bởi một nhóm các nhà khoa học môi trường người Anh dẫn đầu bởi Andrea J. Day, được xuất bản trong Accident Analysis and Prevention. Theo Day và các cộng sự của bà, vì người có số điểm CFQ cao thì có những khả năng về nhận thức, hành động và trí nhớ kém, họ sẽ đặc biệt có thể bị tai nạn khi những nguồn lực tinh thần của họ bị kéo căng đến giới han, đặc biệt kiểu bị gây ra bởi stress ở nơi làm việc. Bận tâm với những vấn đề cá nhân như xung đột gia đình-công việc, cảm thấy quá tải hoặc bất mãn với những điều kiện vật lý nơi làm việc của họ, người có thiên hướng về sai sót nhận thức đặc biệt gặp khó khăn trong việc tập trung vào những chuyện đang xảy ra xung quanh họ.
Day và nhóm của bà kiểm tra quan điểm cho rằng người mắc những sai sót trong sự chú ý khi bị stress ở nơi làm việc của họ thì dễ bị tổn thương nhất trước những chấn thương tai nạn đối với một nhóm gồm 56 thủy thủ tàu Royal Navy Anh cặp với những bạn có thiên hướng không bị tai nạn của họ và nghiên cứu qua một khoảng thời gian dài 2 năm. Những thủy thủ được chọn từ những người đã hoàn thành những bảng hỏi đánh giá về stress, được định nghĩa là xu hướng báo cáo về những triệu chứng lo lắng và trầm cảm.
Như dự đoán, những thủy thủ bị stress có nhiều khả năng bị tai nạn hơn những người không bị stress. Những vụ tai nạn của họ chủ yếu bao gồm những sai sót về chú ý, như va vào đồ vật. Tuy nhiên, stress trở thành một yếu tố không quan trọng khi số điểm CFQ bước vào phương trình.
Một người có thể cho rằng người được cho là có những sai sót tinh thần thì trải nghiệm những mức độ stress cao hơn và do đó gặp nhiều tai nạn hơn. Tuy nhiên, vì số điểm CFQ cho thấy một mức độ ổn định cao theo thời gian và số điểm stress thì không, Day và các cộng sự của bà xác nhận rằng những thất bại nhận thức là trung tâm của vấn đề thiên hướng gặp tai nạn. Họ dễ bị sao lãng hơn khi stress và những khả năng ra quyết định của họ không thể chống cự được áp lực gây ra bởi xung đột liên quan đến công việc.
Khi bạn ngẫm lại quá khứ của những vụ va chạm và những vết bầm của bạn, nghiên cứu của Day có thể đem lại cho bạn một chút khuây khỏa. Chỉ có bản thân bạn và điểm yếu trong sự tập trung chú ý của bạn để đổ lỗi. Tuy nhiên, các kết quả cũng đem lại cho bạn một số khích lệ. Biết được tính dễ bị tổn thương của bạn có thể là bước đầu tiên để giúp đỡ bản thân về mặt tinh thần chống lại những mối nguy hiểm về mặt tâm lý, vật lý có khả năng xảy ra trong môi trường sống của bạn chứ không chỉ trong công việc.
Tin tốt là bạn không cần chịu đựng sự vụng về suốt cuộc đời. Những thất bại thuộc nhận thức là một hình thức khác của sự không chú tâm khi bạn thực hiện hành động mà không ý thức được bạn đang làm gì. Trong việc rèn luyện sự chú tâm, bạn học cách tập trung năng lượng tinh thần của bạn vào những hành động của bạn, cho phép bạn thực hiện những nhiệm vụ hằng ngày với sự cân nhắc và hiệu quả cao hơn. Luyện tập sự chú tâm cũng là một hình thức thư giãn tuyệt vời và giảm mức độ stress của bạn. Với sự luyện tập, bạn sẽ thấy những thành công nhiều hơn thất bại (thuộc nhận thức) của bạn và bạn có thể để dành mãi mãi những cái băng dán vết thương.
Tài liệu tham khảo:
Broadbent, D. E., Cooper, P. F., FitzGerald, P., & Parkes, K. R. (1982). The Cognitive Failures Questionnaire (CFQ) and its correlates. British Journal of Clinical Psychology, 21, 1-16. doi: 10.1111/j.2044-8260.1982.tb01421.x
Day, A. J., Brasher, K., & Bridger, R. S. (2012). Accident proneness revisited: The role of psychological stress and cognitive failure. Accident Analysis and Prevention, 49, 532-535. doi: 10.1016/j.aap.2012.03.028
Visser, E., Pijl, Y. J., Stolk, R. P., Neeleman, J., & Rosmalen, J. G. M. (2007). Accident proneness, does it exist? A review and meta-analysis. Accident Analysis and Prevention, 39, 556-564. doi: 10.1016/j.aap.2006.09.012
Nguồn
Clumsy? Put Away the Band-Aids and Take Out the Mind-Aids
Prevent accident-proneness from getting the better of you with some mind control
Published on October 15, 2013 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
PsychologyToday