- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
Why We Ignore Good Advice
Research reveals why we often sabotage ourselves by ignoring good advice.
Published on March 28, 2013 by Nick Tasler in Strategic Thinking
Những lời khuyên tốt ở khắp mọi nơi. Nhưng chúng ta thường từ chối làm theo nó. Trong 1 loạt thực nghiệm thông minh được mô tả trong cuốn sách mới Sidetracked của nhà khoa học xã hội trường Harvard, Francesca Gino đã phát hiện thấy mặc cho bằng chứng từ hàng trăm nghiên cứu qua 2 thâp kỷ cho thấy những quyết định của chúng ta sẽ được lợi rất lớn từ những lời khuyên của người khác thì chúng ta thường tự làm hại bản thân bằng cách từ chối làm theo lời khuyên.
Câu hỏi là Tại sao?
1. Vấn đề quyền lực. Trong 1 nghiên cứu, Gino và các cộng sự của cô Leigh Plunkett Tost và Richard Larrick đã khám phá ra: làm cho con người cảm thấy có quyền lực, sức mạnh – dù chỉ tạm thời – bằng cách yêu cầu họ miêu tả về 1 lần mà họ đã kiểm soát được người khác đã làm giảm sự sẵn sàng sử dụng lời khuyên của họ. Theo Gino “chúng ta đang cố gắng tạo được 1 ấn tượng tốt với người khác và cho họ thấy là chúng ta là những người có trình độ và am hiểu.” Làm theo lời khuyên của người khác giống như là thừa nhận rằng chúng ta không xứng đáng với địa vị cao của chúng ta.
2. Ảnh hưởng của sự tức giận vs. Giải pháp lòng biết ơn. Cho dù chúng ta có làm theo lời khuyên hay không có liên quan nhiều đến tâm trạng của chúng ta. Trong thực nghiệm khác, Gino và Maurice Schweitzer (đại học Pennsylvania) làm cho 1 nhóm người nổi giận bằng cách cho họ xem 1 đoạn phim ngắn về 1 người đàn ông bị bắt nạt. Những người khác được làm cho cảm thấy biết ơn bằng cách xem 1 đoạn clip về 1 người đàn ông nhận được món quà bất ngờ từ đồng nghiệp của anh.
Nhóm biết ơn được chứng minh là có nhiều khả năng chấp nhận lời khuyên cao hơn gấp 3 lần so với nhóm tức giận trong 1 nhiệm vụ hoàn toàn không liên quan, và kết quả là họ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
3. Nghịch lý lo lắng. Không phải tất cả những cảm xúc tiêu cực đều làm chúng ta không chấp nhận lời khuyên. Sự lo lắng có thể làm chúng ta có xu hướng lắng nghe. Hãy tưởng tượng tôi yêu cầu bạn ước lượng giá trị của những đồng tiền nằm trên 1 cái lọ thủy tinh trước mặt bạn. Bạn sẽ lại gần 1 người khuyên để giúp bạn ước lượng. Bạn sẽ làm theo lời khuyên chứ? Theo những thực nghiệm khác của Gino và cộng sự, họ phát hiện thấy nếu bạn đang cảm thấy lo lắng thì bạn có lẽ sẽ làm theo lời khuyên. Những người đang lo lắng dựa nhiều vào lời khuyên, ngay cả khi lời khuyên là tiêu cực.
4. Giải pháp hợp tác. Ngay cả khi con người cảm thấy có quyền lực, biết rằng họ sẽ hợp tác với người khuyên họ trong 1 nhiệm vụ có lợi lẫn nhau sẽ loại bỏ vấn đề quyền lực. Sự hợp tác nuôi dưỡng sự tin tưởng và đến lượt nó nuôi dưỡng sự hợp tác nhiều hơn. Sự hợp tác cũng có xu hướng làm tăng những cảm xúc tích cực, khuyến khích chúng ta tôn trọng những ý kiến của người khác và cũng làm cho những ý kiến của riêng chúng ta được lắng nghe 1 cách công bằng.
Nguồn: PsychologyToday
Why We Ignore Good Advice
Research reveals why we often sabotage ourselves by ignoring good advice.
Published on March 28, 2013 by Nick Tasler in Strategic Thinking
Những lời khuyên tốt ở khắp mọi nơi. Nhưng chúng ta thường từ chối làm theo nó. Trong 1 loạt thực nghiệm thông minh được mô tả trong cuốn sách mới Sidetracked của nhà khoa học xã hội trường Harvard, Francesca Gino đã phát hiện thấy mặc cho bằng chứng từ hàng trăm nghiên cứu qua 2 thâp kỷ cho thấy những quyết định của chúng ta sẽ được lợi rất lớn từ những lời khuyên của người khác thì chúng ta thường tự làm hại bản thân bằng cách từ chối làm theo lời khuyên.
Câu hỏi là Tại sao?
1. Vấn đề quyền lực. Trong 1 nghiên cứu, Gino và các cộng sự của cô Leigh Plunkett Tost và Richard Larrick đã khám phá ra: làm cho con người cảm thấy có quyền lực, sức mạnh – dù chỉ tạm thời – bằng cách yêu cầu họ miêu tả về 1 lần mà họ đã kiểm soát được người khác đã làm giảm sự sẵn sàng sử dụng lời khuyên của họ. Theo Gino “chúng ta đang cố gắng tạo được 1 ấn tượng tốt với người khác và cho họ thấy là chúng ta là những người có trình độ và am hiểu.” Làm theo lời khuyên của người khác giống như là thừa nhận rằng chúng ta không xứng đáng với địa vị cao của chúng ta.
2. Ảnh hưởng của sự tức giận vs. Giải pháp lòng biết ơn. Cho dù chúng ta có làm theo lời khuyên hay không có liên quan nhiều đến tâm trạng của chúng ta. Trong thực nghiệm khác, Gino và Maurice Schweitzer (đại học Pennsylvania) làm cho 1 nhóm người nổi giận bằng cách cho họ xem 1 đoạn phim ngắn về 1 người đàn ông bị bắt nạt. Những người khác được làm cho cảm thấy biết ơn bằng cách xem 1 đoạn clip về 1 người đàn ông nhận được món quà bất ngờ từ đồng nghiệp của anh.
Nhóm biết ơn được chứng minh là có nhiều khả năng chấp nhận lời khuyên cao hơn gấp 3 lần so với nhóm tức giận trong 1 nhiệm vụ hoàn toàn không liên quan, và kết quả là họ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
3. Nghịch lý lo lắng. Không phải tất cả những cảm xúc tiêu cực đều làm chúng ta không chấp nhận lời khuyên. Sự lo lắng có thể làm chúng ta có xu hướng lắng nghe. Hãy tưởng tượng tôi yêu cầu bạn ước lượng giá trị của những đồng tiền nằm trên 1 cái lọ thủy tinh trước mặt bạn. Bạn sẽ lại gần 1 người khuyên để giúp bạn ước lượng. Bạn sẽ làm theo lời khuyên chứ? Theo những thực nghiệm khác của Gino và cộng sự, họ phát hiện thấy nếu bạn đang cảm thấy lo lắng thì bạn có lẽ sẽ làm theo lời khuyên. Những người đang lo lắng dựa nhiều vào lời khuyên, ngay cả khi lời khuyên là tiêu cực.
4. Giải pháp hợp tác. Ngay cả khi con người cảm thấy có quyền lực, biết rằng họ sẽ hợp tác với người khuyên họ trong 1 nhiệm vụ có lợi lẫn nhau sẽ loại bỏ vấn đề quyền lực. Sự hợp tác nuôi dưỡng sự tin tưởng và đến lượt nó nuôi dưỡng sự hợp tác nhiều hơn. Sự hợp tác cũng có xu hướng làm tăng những cảm xúc tích cực, khuyến khích chúng ta tôn trọng những ý kiến của người khác và cũng làm cho những ý kiến của riêng chúng ta được lắng nghe 1 cách công bằng.
Nguồn: PsychologyToday