xuân triết k23
Thành viên
- Tham gia
- 10/8/2017
- Bài viết
- 24
Từ trước đến nay trong các giáo trình giảng dạy hoặc các diễn đàn về chính trị - xã hội, chúng ta vẫn sử dụng cụm từ "giai cấp nông dân", cách gọi này đúng hay sai?
Như các bạn đã biết, trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại một số giai cấp và tầng lớp khác nhau. Chẳng hạn, trong xã hội chiếm hữu nô lệ đã tồn tại giai cấp chủ nô và tầng lớp nô lệ, xã hội phong kiến có giai cấp địa chủ và tầng lớp nông dân, trong xã hội tư bản có giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân thường được hiểu là giai cấp vô sản, điều này không hoàn toàn chính xác, bởi giai cấp vô sản bao gồm cả quần chúng nhân dân lao động, một số tầng lớp trung gian và lao động tự do khác, người công nhân chỉ là số ít trong giai cấp vô sản mà thôi.
Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc văn hóa của nước Nga – Xôviết nói chung, của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng. Việc các soạn giả dịch các tác phẩm, học thuyết từ tiếng Nga sang tiếng Việt vẫn cần phải bàn nhiều, có những khái niệm, thuật ngữ khi dịch sang tiếng Việt chưa chuẩn, trong đó có khái niệm “giai cấp nông dân”. Có lẽ ở đây phải xem xét thật kỹ mối quan hệ giữa ngôn ngữ viết và nói với tổng thể nền văn hóa của nước Nga – Xôviết thì chúng ta mới hiểu bản chất vấn đề.
Không nên gọi là “giai cấp nông dân”, vì sao? Đã gọi là một giai cấp thì bao giờ giai cấp đó cũng được trang bị bởi một hệ tư tưởng lý luận, giai cấp ấy luôn luôn bảo vệ cho hệ tư tưởng lý luận đó. Chẳng hạn, giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ có hệ tư tưởng chủ nô; giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến có hệ tư tưởng phong kiến; giai cấp tư sản trong xã hội tư bản có hệ tư tưởng tư sản; giai cấp công nhân trong xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa có hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nông dân Việt Nam làm gì có hệ tư tưởng nào làm chỗ dựa tinh thần? Không có. Xét về bản chất, rõ ràng nông dân Việt Nam không phải là một giai cấp. Nói đúng hơn thì nông dân Việt Nam chỉ là một tầng lớp(với số đông) và cách gọi chính xác là “tầng lớp nông dân Việt Nam”.
Có rất nhiều người nói rằng, giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông dân nên đã đánh đồng giữa công nhân với nông dân, vũ khí lý luận của giai cấp công nhân cũng là của nông dân, điều này cũng không hoàn toàn đúng, vì sao vậy? Xét về trình độ nhận thức, tay nghề, tiếp cận với những thành tựu mới của thời đại, năng động hay sáng tạo… thì công nhân sẽ cao hơn so với nông dân.
Chính việc đánh đồng, cào bằng giữa giai cấp cấp công nhân với tầng lớp nông dân làm cho chúng ta hiểu thực sự không đúng về vị trí, vai trò của họ trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Như các bạn đã biết, trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại một số giai cấp và tầng lớp khác nhau. Chẳng hạn, trong xã hội chiếm hữu nô lệ đã tồn tại giai cấp chủ nô và tầng lớp nô lệ, xã hội phong kiến có giai cấp địa chủ và tầng lớp nông dân, trong xã hội tư bản có giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân thường được hiểu là giai cấp vô sản, điều này không hoàn toàn chính xác, bởi giai cấp vô sản bao gồm cả quần chúng nhân dân lao động, một số tầng lớp trung gian và lao động tự do khác, người công nhân chỉ là số ít trong giai cấp vô sản mà thôi.
Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc văn hóa của nước Nga – Xôviết nói chung, của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng. Việc các soạn giả dịch các tác phẩm, học thuyết từ tiếng Nga sang tiếng Việt vẫn cần phải bàn nhiều, có những khái niệm, thuật ngữ khi dịch sang tiếng Việt chưa chuẩn, trong đó có khái niệm “giai cấp nông dân”. Có lẽ ở đây phải xem xét thật kỹ mối quan hệ giữa ngôn ngữ viết và nói với tổng thể nền văn hóa của nước Nga – Xôviết thì chúng ta mới hiểu bản chất vấn đề.
Không nên gọi là “giai cấp nông dân”, vì sao? Đã gọi là một giai cấp thì bao giờ giai cấp đó cũng được trang bị bởi một hệ tư tưởng lý luận, giai cấp ấy luôn luôn bảo vệ cho hệ tư tưởng lý luận đó. Chẳng hạn, giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ có hệ tư tưởng chủ nô; giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến có hệ tư tưởng phong kiến; giai cấp tư sản trong xã hội tư bản có hệ tư tưởng tư sản; giai cấp công nhân trong xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa có hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nông dân Việt Nam làm gì có hệ tư tưởng nào làm chỗ dựa tinh thần? Không có. Xét về bản chất, rõ ràng nông dân Việt Nam không phải là một giai cấp. Nói đúng hơn thì nông dân Việt Nam chỉ là một tầng lớp(với số đông) và cách gọi chính xác là “tầng lớp nông dân Việt Nam”.
Có rất nhiều người nói rằng, giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông dân nên đã đánh đồng giữa công nhân với nông dân, vũ khí lý luận của giai cấp công nhân cũng là của nông dân, điều này cũng không hoàn toàn đúng, vì sao vậy? Xét về trình độ nhận thức, tay nghề, tiếp cận với những thành tựu mới của thời đại, năng động hay sáng tạo… thì công nhân sẽ cao hơn so với nông dân.
Chính việc đánh đồng, cào bằng giữa giai cấp cấp công nhân với tầng lớp nông dân làm cho chúng ta hiểu thực sự không đúng về vị trí, vai trò của họ trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.