- Tham gia
- 3/2/2012
- Bài viết
- 56
Con người ta đôi lúc cũng phải như cây táo. Phải biết dũng cảm cho con người chặt cành, tỉa lá, thậm chí bôi vôi lên những vết chặt. Có thể sẽ rất đau nhưng tương lai thì sẽ khác.
Cuối mùa đông, sương muối nhiều hơn và khí hậu trở nên khắc nghiệt. Đó là cũng là thời điểm bố tôi cần phải dọn dẹp lại vườn táo trước nhà. Kết thúc của công cuộc dọn dẹp thường chỉ còn lại những gốc táo to, trơ trọi và được bôi vôi trắng xóa ở những vết chặt. Hồi nhỏ, tôi nghĩ những cây táo hẳn sẽ thấy xót lắm với những vệt vôi trắng như thế. Một lần, không nén được những thắc mắc trong lòng, tôi đành thủ thỉ hỏi bố:
- Bố ơi, tại sao phải chặt cành táo và bôi vôi ạ? Con tưởng để cành lá xum xuê thì lá cây sẽ quang hợp nhiều hơn, tốt cho cây hơn chứ?
Bố tôi mỉm cười: “Con gái ngốc ơi, không phải như con nghĩ đâu. Thời tiết cuối năm rất độc. Nếu để cành lá quá rậm rạp, cây táo sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi đám lá cành. Trong khi đó, nếu chặt tỉa cành lá đi thì dinh dưỡng sẽ được tích tụ để phát triển bộ rễ, sẵn sàng cho mùa sau.
Ngừng một chút, bố giải thích thêm: “Còn việc bôi vôi sẽ giúp cho cây táo tránh khỏi sâu bọ”.
“Nhưng cây táo sẽ rất rất đau, bố ạ” — tôi ngước lên nhìn bố, với ánh mắt non nớt, trong trẻo.
“ Đành vậy thôi, con gái ạ. Hoặc là chịu đựng đau đớn để tốt hơn, hoặc là tàn lụi, héo úa đi. Bố thì bố thích cách thứ nhất hơn. Nếu cây táo biết nói, thì hẳn nó cũng sẽ bảo nó chọn cách thứ nhất đấy!”
Sau này, khi học chuyên Văn, một lần nữa, tôi lại bắt gặp hình ảnh cây táo trong một bài thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ “Phố ta” với câu hỏi giản dị mà ám ảnh:
“Bác thợ mộc nói sai rôiNếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?”
Tôi không biết tại sao rãnh nước lại trong veo. Nhưng tại sao cây táo lại nở hoa thì có lẽ tôi biết. Vì đằng sau những bông hoa trắng xóa, li ti của cây táo là bao nhiêu sương gió, nắng nôi mà cây đã trải qua suốt một năm trời, là những chắt chiu, dồn tụ từ đất đai thông qua bộ rễ cần cù ngày tháng. Vì, trước khi đến với một vụ mới bội thu thì cây táo đã phải chịu đựng đớn đau khi từ bỏ những lá cành xưa cũ đế trở nên nhẹ nhõm và tươi mới hơn.
Chẳng hiểu sao, câu chuyện cây táo, tôi lại nghĩ đến bản thân và bạn bè mình. Nếu chúng ta cũng là những cây táo thì đã có khi nào ta quên lãng việc dọn lại lá cành và bôi vôi sau mỗi vụ thu hoạch chưa? Có lẽ là không ít lần đâu bạn ạ. Cuộc sống của chúng ta, đôi lúc, ứ đầy vì quá nhiều thứ. Song chẳng mấy khi ta chủ động dọn dẹp và thậm chí, đoạn tuyệt với những điều khiến ta cằn cỗi để đón chào những điều mới mẻ hơn. Sự cằn cỗi ấy, có thể chỉ là lối tư duy một chiều làm cho việc học hành chẳng còn nhiều hứng thú, có thể là những mối quan hệ hời hợt thoáng qua chẳng có khả năng “đi đến nơi, về đến chốn”. Hoặc đôi khi, có thể là những nỗi đau đáng lẽ phải kín miệng từ lâu nếu như bạn không mãi nặng lòng với nó. .. Còn nhiều, nhiều lắm những chuyện khiến cho chúng ta cảm thấy nặng nề hệt như việc một cây táo phải đỡ lấy đám lá cánh rậm rạp giữa những ngày đông sương giá và chẳng còn chút dinh dưỡng nào khi mùa xuân trở về.
Hôm trước, cô em gái thân yêu đã tâm sự cùng tôi thật lâu. Em là một sinh viên khóa dưới, thân thiết với tôi trong những lần sinh hoạt câu lạc bộ ở trường đại học. Trong mắt tôi, em là một cô gái dễ chịu, hòa nhã và ham học hỏi. Tuy nhiên, ở môi trường mới, nơi mà em đang thực tập thì mọi chuyện lại không được như ý. Em còn trẻ, em chưa ra trường, em non yếu cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm nên tự ti trong công việc. Sự tự ti ấy càng nhiều hơn khi công ty nhận thêm một sinh viên thực tập nữa. Trái ngược với em, cô bạn mới xinh đẹp, năng động lại khéo léo trong ứng xử nên thu hút toàn bộ sự chú ý của các anh chị cùng phòng ban trong công ty. Em muốn bỏ cuộc, muốn chấm dứt quãng thời gian thực tập ngay cả khi chưa hết hạn.
Tôi nghe câu chuyện của em rồi hỏi, vậy thực ra, em có thừa nhận là mình còn nhiều điều hạn chế không? Em giật mình, đỏ mặt: “Có ạ”. “Những hạn chế đó có phải là rào cản lớn nhất để em không chủ động và tự tin trong môi trường mới không?” Cô em tôi lại đỏ mặt thêm lần nữa: “Dạ, phải ạ”. Tôi không lập tức đưa ra một lời khuyên cho em mà chỉ kể em nghe chuyện cây táo. Em ạ, con người ta đôi lúc cũng phải như cây táo. Phải biết dũng cảm cho con người chặt cành, tỉa lá, thậm chí là bôi vôi lên những vết chặt để không còn cũ kỹ, cỗi cằn, biết từ bỏ những gì chưa hoàn hảo để bắt đầu. Có thể sẽ rất đau nhưng tương lai thì sẽ khác.
Em gái bần thần một lúc. Chừng như đã hiểu, em nắm tay tôi khe khẽ: “Em cảm ơn lời khuyên vừa rồi nhé. Em sẽ cố gắng để được như cây táo đó nha”.
Ừ, cứ thế nhé, em gái! Rồi một ngày, như cây táo trong vườn nhà tôi, sau tất cả những điều đó sẽ lại cho một mùa hoa mới. Cả tôi, cả em sẽ không phải bất ngờ mà thắc mắc: “Tại sao cây táo nở hoa” nữa đâu nhỉ?
Cuối mùa đông, sương muối nhiều hơn và khí hậu trở nên khắc nghiệt. Đó là cũng là thời điểm bố tôi cần phải dọn dẹp lại vườn táo trước nhà. Kết thúc của công cuộc dọn dẹp thường chỉ còn lại những gốc táo to, trơ trọi và được bôi vôi trắng xóa ở những vết chặt. Hồi nhỏ, tôi nghĩ những cây táo hẳn sẽ thấy xót lắm với những vệt vôi trắng như thế. Một lần, không nén được những thắc mắc trong lòng, tôi đành thủ thỉ hỏi bố:
- Bố ơi, tại sao phải chặt cành táo và bôi vôi ạ? Con tưởng để cành lá xum xuê thì lá cây sẽ quang hợp nhiều hơn, tốt cho cây hơn chứ?
Bố tôi mỉm cười: “Con gái ngốc ơi, không phải như con nghĩ đâu. Thời tiết cuối năm rất độc. Nếu để cành lá quá rậm rạp, cây táo sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi đám lá cành. Trong khi đó, nếu chặt tỉa cành lá đi thì dinh dưỡng sẽ được tích tụ để phát triển bộ rễ, sẵn sàng cho mùa sau.
Ngừng một chút, bố giải thích thêm: “Còn việc bôi vôi sẽ giúp cho cây táo tránh khỏi sâu bọ”.
“Nhưng cây táo sẽ rất rất đau, bố ạ” — tôi ngước lên nhìn bố, với ánh mắt non nớt, trong trẻo.
“ Đành vậy thôi, con gái ạ. Hoặc là chịu đựng đau đớn để tốt hơn, hoặc là tàn lụi, héo úa đi. Bố thì bố thích cách thứ nhất hơn. Nếu cây táo biết nói, thì hẳn nó cũng sẽ bảo nó chọn cách thứ nhất đấy!”
Sau này, khi học chuyên Văn, một lần nữa, tôi lại bắt gặp hình ảnh cây táo trong một bài thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ “Phố ta” với câu hỏi giản dị mà ám ảnh:
“Bác thợ mộc nói sai rôiNếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?”
Chẳng hiểu sao, câu chuyện cây táo, tôi lại nghĩ đến bản thân và bạn bè mình. Nếu chúng ta cũng là những cây táo thì đã có khi nào ta quên lãng việc dọn lại lá cành và bôi vôi sau mỗi vụ thu hoạch chưa? Có lẽ là không ít lần đâu bạn ạ. Cuộc sống của chúng ta, đôi lúc, ứ đầy vì quá nhiều thứ. Song chẳng mấy khi ta chủ động dọn dẹp và thậm chí, đoạn tuyệt với những điều khiến ta cằn cỗi để đón chào những điều mới mẻ hơn. Sự cằn cỗi ấy, có thể chỉ là lối tư duy một chiều làm cho việc học hành chẳng còn nhiều hứng thú, có thể là những mối quan hệ hời hợt thoáng qua chẳng có khả năng “đi đến nơi, về đến chốn”. Hoặc đôi khi, có thể là những nỗi đau đáng lẽ phải kín miệng từ lâu nếu như bạn không mãi nặng lòng với nó. .. Còn nhiều, nhiều lắm những chuyện khiến cho chúng ta cảm thấy nặng nề hệt như việc một cây táo phải đỡ lấy đám lá cánh rậm rạp giữa những ngày đông sương giá và chẳng còn chút dinh dưỡng nào khi mùa xuân trở về.
Hôm trước, cô em gái thân yêu đã tâm sự cùng tôi thật lâu. Em là một sinh viên khóa dưới, thân thiết với tôi trong những lần sinh hoạt câu lạc bộ ở trường đại học. Trong mắt tôi, em là một cô gái dễ chịu, hòa nhã và ham học hỏi. Tuy nhiên, ở môi trường mới, nơi mà em đang thực tập thì mọi chuyện lại không được như ý. Em còn trẻ, em chưa ra trường, em non yếu cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm nên tự ti trong công việc. Sự tự ti ấy càng nhiều hơn khi công ty nhận thêm một sinh viên thực tập nữa. Trái ngược với em, cô bạn mới xinh đẹp, năng động lại khéo léo trong ứng xử nên thu hút toàn bộ sự chú ý của các anh chị cùng phòng ban trong công ty. Em muốn bỏ cuộc, muốn chấm dứt quãng thời gian thực tập ngay cả khi chưa hết hạn.
Tôi nghe câu chuyện của em rồi hỏi, vậy thực ra, em có thừa nhận là mình còn nhiều điều hạn chế không? Em giật mình, đỏ mặt: “Có ạ”. “Những hạn chế đó có phải là rào cản lớn nhất để em không chủ động và tự tin trong môi trường mới không?” Cô em tôi lại đỏ mặt thêm lần nữa: “Dạ, phải ạ”. Tôi không lập tức đưa ra một lời khuyên cho em mà chỉ kể em nghe chuyện cây táo. Em ạ, con người ta đôi lúc cũng phải như cây táo. Phải biết dũng cảm cho con người chặt cành, tỉa lá, thậm chí là bôi vôi lên những vết chặt để không còn cũ kỹ, cỗi cằn, biết từ bỏ những gì chưa hoàn hảo để bắt đầu. Có thể sẽ rất đau nhưng tương lai thì sẽ khác.
Em gái bần thần một lúc. Chừng như đã hiểu, em nắm tay tôi khe khẽ: “Em cảm ơn lời khuyên vừa rồi nhé. Em sẽ cố gắng để được như cây táo đó nha”.
Ừ, cứ thế nhé, em gái! Rồi một ngày, như cây táo trong vườn nhà tôi, sau tất cả những điều đó sẽ lại cho một mùa hoa mới. Cả tôi, cả em sẽ không phải bất ngờ mà thắc mắc: “Tại sao cây táo nở hoa” nữa đâu nhỉ?