Tại sao ba mẹ nên chọn đồ chơi khoa học Steam cho con?

vnccgrouphn

Thành viên
Tham gia
24/7/2021
Bài viết
0
Đồ chơi trẻ em là sản phẩm được trẻ sử dụng khi chơi. Đồ chơi không chỉ đơn giản là để trẻ cầm nắm hay vui đùa. Mà những đồ chơi hiện nay phải giúp trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Qua các món đồ chơi, trẻ phát triển được nhận thức, vận động tinh và kĩ năng cần thiết.

Khi ba mẹ để trẻ tiếp cận một món đồ chơi nào đó không chỉ đơn giản là để trẻ vui cười. Mà đồ chơi cho trẻ phải có tác động hỗ trợ trẻ phát triển trí thông minh. Bên cạnh đó còn hình thành xúc cảm, tạo cho trẻ khả năng phân tích và giúp trẻ rèn luyện đa dạng các kĩ năng. Những món đồ chơi thông minh không chỉ đơn thuần là giải trí mà qua đó trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm, trẻ tăng khả năng tương tác, phán đoán, suy luận.

Hiện nay, rất nhiều món đồ chơi khoa học (đồ chơi steam hay đồ chơi stem) đã ra đời nhằm giúp trẻ em tăng khả năng sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Ba mẹ cần sắp xếp dành thời gian định hướng, hướng dẫn cho trẻ từng bước tiếp cận các bộ đồ chơi trí tuệ, đồ chơi thông minh. Không chỉ vậy tùy từng lứa tuổi, sở thích hay tính cách của trẻ sẽ có những bộ đồ chơi phù hợp.

Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, Kênh chính hãng giúp ba mẹ tìm hiểu lý do đồ chơi steam được lựa chọn nhiều, cũng như “Tại sao nên chọn đồ chơi khoa học cho bé?”.

1. Đồ chơi khoa học STEAM là gì?
Khái niệm đồ chơi STEAM không còn xa lạ với các bậc phụ huynh ở Việt Nam. Đồ chơi STEAM ra đời trên nền tảng phương pháp giáo dục STEAM – đây là một trong những xu hướng giáo dục đang dẫn đầu tại các nước phát triển.

STEAM là chữ viết tắt của 5 từ: Khoa học (SCIENCE), Công nghệ (TECHNOLOGY), Kỹ thuật (ENGINEERING), Nghệ thuật (ART) và Toán (MATH).

Như vậy, ngay trong khái niệm đã thấy đồ chơi sáng tạo STEAM chính là sản phẩm giáo dục được tích hợp nhiều lĩnh vực: khoa học, công nghệ, nghệ thuật, kĩ thuật và toán học giúp trẻ dần làm quen và tiếp thu, nhận biết được vốn kiến thức toàn diện, đa dạng.

tai-sao-nen-chon-do-choi-khoa-hoc-steam-8_1636684127.jpg


2. Lợi ích của đồ chơi STEAM 4M
STEAM là sự kết hợp của các ngành chủ chốt trong tương lai. Vì vậy phương pháp giáo dục STEAM cũng như các bộ đồ chơi khoa học sáng tạo STEAM đều lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ không chỉ tiếp nhận mà còn chủ động nhận thức, đồ chơi thông minh STEAM định hướng trẻ phát triển một cách toàn diện. Dưới đây là những lợi ích nổi trội của đồ chơi trí tuệ, cũng là câu trả lời lí giải “Tại sao ba mẹ nên chọn đồ chơi khoa học cho con trẻ?”.

tai-sao-nen-chon-do-choi-khoa-hoc-steam-6_1636684060.jpg


  • Giúp trẻ tiếp nhận kiến thức đa dạng, nhiều chiều
Như đã đề cập ở trên, đồ chơi giáo dục STEAM tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực. Các bộ đồ chơi STEAM không đơn giản là để chơi mà còn qua đó, đưa kiến thức của các môn học vào để trẻ có thể tiếp nhận đa chiều, toàn diện hơn. Quá trình nhận thức một lĩnh vực khoa học của trẻ được nâng cao thông qua khả năng tư duy, đọc và học tập. Khi sử dụng các bộ đồ chơi STEAM, các bạn nhỏ có thể phát triển kĩ năng nhận thức và củng cố những kiến thức cơ bản về kĩ thuật, công nghệ… mình đã được học trên lớp.

tai-sao-nen-chon-do-choi-khoa-hoc-steam-5_1636684023.jpg

  • Kích thích tư duy sáng tạo
Trẻ em luôn có 1000 câu hỏi vì sao bởi thế giới muôn màu, mới mẻ luôn khiến trẻ tò mò. Vì vậy, đồ
chơi khoa học STEAM hướng trẻ phải tự đặt câu hỏi “Tại sao?” và “Như thế nào?”. Từ tò mò trẻ sẽ tìm cách giải quyết vấn đề. Không chỉ vậy, đồ chơi STEAM còn kích thích trẻ sáng tạo, đưa ra những ý tưởng độc đáo và thực hiện theo cách của mình.
  • Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng tư duy phản biện
Trong các bộ đồ chơi STEAM trẻ sẽ bớt sự hào hứng khi chơi một mình. Những bộ đồ chơi khoa học thường hướng các bé đến kĩ năng làm việc đội nhóm. Từ việc lắp ghép, vận hành hay thí nghiệm sản phẩm cùng nhóm bạn, trẻ trau dồi được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. Trẻ phải thảo luận, truyền đạt và thuyết phục nhóm mình cũng như các nhóm khác ý tưởng, suy nghĩ của mình. Không chỉ vậy, trẻ còn học được cách lắng nghe, chia sẻ một cách tích cực.

tai-sao-nen-chon-do-choi-khoa-hoc-steam-3_1636683899.jpg


Bên cạnh đó, học sinh khi tham gia lắp ghép, vận hành đồ chơi thông minh STEAM có thể tự đưa ra câu trả lời hoặc cách giải quyết vấn đề dựa trên việc tích cực tham gia vào tranh luận để hiểu vấn đề thông qua tư duy logic.

Các bạn nhỏ khi tham gia đồ chơi STEAM sẽ học hỏi lẫn nhau, đây cũng chính là chìa khóa góp phần tạo nên thành công của một đứa trẻ trong tương lai.
  • Hình thành định hướng nghề nghiệp
Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn các nghề nghiệp phát triển trong tương lai sẽ tập trung vào các môn học STEAM. Do vậy, dẫn dắt trẻ tiếp cận với kiến thức khoa học, công nghệ, nghệ thuật…thông qua đồ chơi khoa học STEAM là ba mẹ đã bước đầu định hướng trẻ đến với thế giới cơ hội. Qua đó, trẻ sẽ được nuôi dưỡng, trau dồi dần dần những kĩ năng cần thiết để con thành công trong tương lai.
  • Giải trí và kết nối
Những món đồ chơi STEAM giúp trẻ vừa chơi vừa học. Vì vậy. con vẫn được giải trí, xả stress mà không cảm thấy chán. Con sẽ rèn luyện được kĩ năng tập trung, cẩn thận và tỉ mỉ hơn trong từng hoạt động.

Không chỉ vậy, đồ chơi trí tuệ STEAM giúp con gắn kết tình cảm với ông bà, cha mẹ chứ không riêng bạn bè. Bởi nếu không chơi cùng các bạn, con sẽ nhận được sự hướng dẫn của các thành viên trong gia đình. Điều này tạo không khí gia đình thêm vui vẻ, đầm ấm, mọi người xích lại gần nhau hơn.

tai-sao-nen-chon-do-choi-khoa-hoc-steam-2_1636683846.jpg


Việc trẻ mê các thiết bị điện tử không còn quá xa lạ tại các gia đình hiện nay. Đồ chơi stem với những kiến thức mới lạ, cuốn hút sẽ giúp trẻ bỏ xa tivi cũng như các thiết bị điện tử khác.

Trên đây là những lợi ích của đồ chơi khoa học (đồ chơi steam) trong việc kích thích trí não trẻ phát triển. Không chỉ vậy những kĩ năng từ giao tiếp đến thực hành, từ vận động thô đến tinh, từ đặt vấn đề đến giải quyết vấn đề của trẻ sẽ dần được hình và phát triển trong quá trình tiếp xúc, trải nghiệm đồ chơi trí tuệ. Chúc ba mẹ chọn được món đồ chơi trí tuệ hiệu quả, thú vị cho bé cưng của mình nhé!
 
×
Quay lại
Top