- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Các biện pháp tự vệ thương mại
1. Khái niệm, bản chất của tự vệ thương mại
Hiệp định GATT có nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề biện pháp tự vệ, nhưng điều khoản riêng về biện pháp tự vệ là Điều 19 của GATT- điều khoản này còn được gọi là điều khoản giải thoát và Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Tự vệ thương mại được pháp luật Việt Nam quy định trong Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ thương mai. Theo quy định của Điều 19 GATT, Điều 2 Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO, một ngành sản xuất nào đó của một bên ký kết đột nhiên gặp phải nhiều biến động do nhập khẩu tăng mạnh, từ đó gây ra những tổn thất cho ngành này, thì thành viên ký kết đó có thể thi hành việc hạn chế nhập khẩu có tính tạm thời (hay còn gọi là biện pháp tự vệ). Để hạn chế nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp thuế quan như tăng cao thuế đánh theo giá trị, thuế đánh theo khối lượng, thuế phức hợp, thuế bồi hoàn, thuế phụ gia; cũng có thể áp dụng các biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu, dừng cấp giấy phép hạn ngạch trên toàn thế giới, áp dụng chế độ giấy phép nhập khẩu có tính hạn chế, thu tiền đặt cọc để nhập khẩu, trao quyrền nhập khẩu; cũng có thể kết hợp sử dụng cả hai biện pháp nói trên. Nhưng biện pháp tự vệ không được sử dụng để bảo hộ cho các nbhà sản xuất trong nước một cách không hạn chế. Thời hạn áp dụng các biện pháp bảo hộ thường là 3-4 năm. Trong thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ, các nước phải tiến hành điều chỉnh cơ cấu cho ngành sản xuất.
ST