Tắc kê nở: Khái niệm, phân loại và cách sử dụng đúng cách

baoan2006

Banned
Tham gia
18/7/2023
Bài viết
0
1. Bu lông nở, tắc kê nở là gì?

Bu lông nở còn gọi tắc kê nở, là loại bu lông được thiết kế cấu tạo đặc biệt, có khả năng chịu lực và chịu tải rất tốt, bu lông nở có bộ phận giãn được gọi là áo nở nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa các kết cấu hoặc giữa kết cấu khung với thành bê tông công trình.

2. Tiêu chuẩn của bu lông nở
- Một chiếc tắc kê đạt tiêu chuẩn phải được làm bằng chất liệu bảo đảm, có độ bền cao, chịu được tải trọng và sức ép lớn.
- Bu lông nở phải có khả năng chống lại sự mài mòn của oxi hóa, dễ rèn, dễ hàn và dễ dập.
- Các sản phẩm tắc kê không bị gỉ, chịu được môi trường nhiệt độ cao.

Các bạn có thể tham khảo dòng tắc kê nở đạn: nở đạn DIA Series BAA-FASTENERS

3. Các loại bu lông nở, tắc kê nở
3.1. Bu lông nở Inox
Các loại bu lông nở inox trên thị trường bây giờ phần đông được cấu tạo từ 4 loại INOX chính là Inox 201, Inox 304, Inox 316 và Inox 316L.

- Cấu tạo của bu lông nở Inox
Sản phẩm có cấu tạo chung gồm 5 bộ phận như sau:

+ 01 bu long
+ 01 áo nở
+ 01 long đen vệnh
+ 01 long đen phẳng
+ 01 – 02 đai ốc (ê cu)
3.2. Bu lông nở thép
Bu lông nở thép được sản xuất bằng các nguyên liệu thép cacbon có cường độ 4.6, 5.6,… được mạ bằng kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng, mạ màu…

- Phần áo nở: có dạng hình trụ ống, rỗng bên trong, phần áo nở liền nhau, không bị rời ra. Phần đuôi của áo nở đượ xẻ rãnh để có thể xòe ra và áp sát vào thành bê tông khi thi công.
- Phần thân: có dạng hình trụ tròn, có chiều dài tùy theo kich thước của con nở. Phần đầu của thân nở có tiện ren và bình thường là ren hệ mét, có chiều dài phần ren nhất định. Phần đuôi của thân nở có dạng hình côn, có công dụng là đẩy áo nở xòe ra khi thi công.
- Phần đai ốc, long đen: là phần trực tiếp liên kết chân đế cột với thân tắc kê nở.

3.3. Bu lông nở móc
Bu lông nở móc – tắc kê móc hay còn gọi là bu lông nở câu liêm là những loại bu lông nở inox được vận dụng cho việc căng dây, căng cáp nhằm cố định hay giằng một kết cấu nào đó.

Đầu móc của Tắc kê nở móc – inox thông thường sẽ nối với đầu tròn của tăng đơ, đầu còn lại của bu lông nở inox móc câu thông thường sẽ được liên kết với nền, rầm bê tông (móng).

Cấu tạo của bu lông nở móc – tắc kê móc
- Phần đầu Tắc kê nở móc – inox có tác dụng móc vào đầu dây cần căng, thông thường sẽ nối với đầu tròn của tăng đơ.
- Phần thân Tắc kê nở móc – inox là phần chịu lực chính của , phần này khi thi công sẽ được đóng chìm vào bên trong rầm bê tông.
- Phần áo nở sẽ nở ra khi xiết đai ốc, phần áo nở sẽ nở ra tỳ sát vào thành bê tông, tạo ra sự liên kết chặt chẽ của bu lông nở và thành bê tông.
- Ecu (đai ốc) và long đen là phần có công dụng xiết vào làm áo nở xòe ra để liên kết với thành bê tông.


Phân loại bu lông nở móc – tắc kê móc
Tùy theo vật liêu cấu tạo mà bu lông nở móc – tắc kê móc được phân loại thành:

- Bu lông nở móc – tắc kê móc thép hợp kim
- Bu lông nở móc- tắc kê móc inox 210
- Bu lông nở móc – tắc kê móc inox 304
- Bu lông nở móc – tắc kê móc inox 316
- Bu lông nở móc – tắc kê móc inox 316L
- Bu lông nở móc – tắc kê móc inox 310
- Bu lông nở móc – tắc kê móc inox 310S

3.4. Bu lông nở đinh
Bu lông nở đinh – tắc kê đinh là một loại bu lông nở – tắc kê nở được ứng dụng rất nhiều trong việc lắp đặt kết cấu như bảng điện, tử điện, cố định cột các chuồng nuôi gia xúc, gia cố ghế ngồi trên các sân vận động…

Sản phẩm có khả năng chịu lực rung động cực tốt

Cấu tạo của bu lông nở đinh – tắc kê đinh
Được cấu tạo bởi 5 phần. Chi tiết cấu tạo như sau:

- Phần 1: Đinh của bu lông là loại đinh đã được tôi cứng
- Phần 2: Phần đầu bu lông có ren hệ mét
- Phần 3: Đai ốc và vòng đệm tương thích nhau, chỉ có thể chuyển động xoay với nhau mà chẳng thể tách rời nhau.
- Phần 4: Phần áo nở hay còn gọi là chân bu lông, khi đinh được đóng xuống thì áo nở giãn ra, ép sát vào thành bê tông tạo ra lực liên kết.
- Phần 5: Các đường gân giúp tăng ma sát, tăng lực bám của bu lông với thành bê tông.
Phân loại bu lông nở đinh – tắc kê đinh
Căn cứ vào nguyên liệu sản xuất mà bu lông nở đinh – tắc kê đinh được phân loại thành:

Bu lông nở đinh – tắc kê đinh thép Cacbon
Bu lông nở đinh – tắc kê đinh inox 201
Bu lông nở đinh – tắc kê đinh inox 304
Bu lông nở đinh – tắc kê đinh inox 316
Bu lông nở đinh – tắc kê đinh inox 316L
Thông số kỹ thuật của bu lông nở đinh – tắc kê đinh
Thông số kỹ thuật của bu lông nở đinh - tắc kê đinh

3.5. Bu lông nở rút
Bu lông nở rút – tắc kê rút là một loại bu lông nở – tắc kê nở được thiết kế với cấu tạo đặc biệt, có cường độ chịu lực và chịu tải tốt. Bu lông nở có bộ phận giãn được gọi là áo nở nhằm tăng cường khả năng kết liên giữa các kết cấu hoặc giữa kết cấu khung với thành bê tông công trình.bu lông nở rút

Cấu tạo của bu lông nở rút – tắc kê rút
Mỗi một loại bu lông nở rút – tắc kê rút bao gồm:

- 01 bulong
- 01 áo nở,
- 1 long đen phẳng,
- 1 long đen vênh
- Từ 1-2 đai ốc (ê cu).


Phân loại bu lông nở rút – tắc kê rút

Căn cứ theo cấu tạo mà bu lông nở rút – tắc kê rút được phân chia thành các loại như sau:

- Bu lông nở rút – tắc kê rút thép Cacbon được sản xuất từ thép Cacbon
- Bu lông nở rút – tắc kê rút inox 201 được sản xuất từ nguyên liệu thép không gỉ inox 201
- Bu lông nở rút – tắc ke rút inox 304 dược sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox 304
- Bu lông nở rút – tắc kê rút inox 316 được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox 316

https://cungcap.net/hieu-biet-ve-tac-ke-no-phan-loai-va-cach-su-dung-dung-cach
 
×
Quay lại
Top Bottom