Tác hại và cách phòng tránh của bệnh loãng xương.

huy148

Thành viên
Tham gia
20/3/2018
Bài viết
0
Loãng xương là một căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi, nhất là ở phụ nữ. Bệnh diễn ra âm thầm và rất khó phát hiện được, nên để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh. Vậy tác hại của bệnh loãng xương là gì, và làm sao để phòng tránh được bệnh loãng xương?
245-nguyen-nhan-gay-nen-benh-loang-xuong-o-nguoi-tre-tuoi-va-cach-dieu-tri.jpg

Bệnh Loãng xương có nguy hiểm không?

Tác hại của loãng xương
Theo các giảng viên Vật Lý Trị Liệu Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TP.HCM, loãng xương là nguyên nhân của hơn 90% trường hợp người cao tuổi bị gãy xương sau những cú ngã.Việt Nam, hiện tại ước tính có 2,5 triệu người bị loãng xương và trên 150.000 trường hợp gãy xương do bị loãng xương.
Xương chắc khỏe là nhất ở thời kỳ đầu trưởng thành. Hàm lượng chất khoáng trong xương cao nhất ở tuổi 25, sau đó giảm xuống ở nữ vào tuổi mãn kinh và nam khoảng 52 tuổi. Tỷ lệ khối lượng giảm hàng năm thay đổi từ 0,5% cho đến 2% tùy theo từng người. Những người có chế độ dinh dưỡng cân đối và có thói quen tập thể dục từ khi còn trẻ thì có ít nguy cơ bị bệnh hơn.
Bệnh loãng xương gây gãy xương sau những va chạm rất nhẹ ở người cao tuổi, khi xương bị gãy sẽ rất lâu đê có thể liền trở lại. Người bệnh phải nằm một chỗ, điều trị dài ngày trong bệnh viện, tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của người nhà. Nguy hiểm hơn, khi phải nằm lâu để điều trị sẽ kéo theo nhiều biến chứng bất lợi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các nơi tì, đè... có thể gây tàn phế suốt đời và làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Phòng ngừa loãng xương
Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương chắc khỏe bằng cách bổ sung lượng canxi, vitamin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy th.ì và trưởng thành.
Canxi rất cần cho tim, cơ bắp, và thần kinh để hoạt động bình thường và giúp máu đông. Thiếu canxi là nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn ít canxi có liên quan đến khối xương thấp và tỷ lệ gãy xương cao. Do đó cần phải xây dựng những bữa ăn giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, tép, ốc, lòng đỏ trứng, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, rau ngót, đậu nành, vừng,... Ngoài ra cần chú ý lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, vì chế độ ăn nhiều đạm làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.
Nếu không đủ canxi trong chế độ ăn, cần phải bổ sung thêm canxi. Lượng canxi bổ sung tùy thuộc vào lượng canxi hấp thu được từ thức ăn. Tìm hiểu để có thể biết thêm về bệnh lý loãng xương tại đây: https://benhlyxuongkhop.net/benh-loang-xuong-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-loang-xuong.html
 
×
Quay lại
Top Bottom