- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Người cô đơn trong thời gian dài lại bị thừa các tế bào liên quan đến stress và suy giảm hệ miễn dịch.
Thời tiền sử, con người không thể sống một mình. Người nào tồn tại ngoài bộ tộc sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị đói khát, gặp thú ăn thịt, thậm chí chết sớm. Vì vậy, con người (giống như các loài sống cộng đồng khác) dần phát triển những phản ứng sinh học đặc trưng trước các mối đe dọa xã hội.
Động vật xã hội (loài có xu hướng sống thành một xã hội) khi thấy mình bị cô lập khỏi đồng loại sẽ bắt đầu có các hành vi lo sợ và phản ứng sinh lý gây hại cho sức khỏe. Cơ thể tiết ra nhiều chất sinh hóa liên quan đến stress, dẫn đến kích động và giảm khả năng kháng virus.
Điều này có thể giải thích tại sao nhiều người cô đơn trong thời gian dài lại bị thừa các tế bào liên quan đến stress và suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cách sự cô đơn ảnh hưởng đến suy nghĩ có thể chỉ là hậu quả của vấn đề sức khỏe.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học thần kinh Xã hội và Nhận thức thuộc Đại học Chicago vừa tiến hành đã phần nào làm sáng tỏ kết luận trên. Đối tượng tham gia là một nhóm tình nguyện viên trẻ và khỏe mạnh. Họ phải hoàn thành một bộ câu hỏi về sự cô đơn.
Kết quả cho thấy: 32 người hòa nhập tốt với xã hội và 38 người cô đơn, tự nhận thức bản thân thiếu các liên kết gắn bó với người khác.
Nhóm tình nguyện viên được trang bị máy cảm biến ghi hoạt động điện trong não và xem các từ viết bằng nhiều màu khác nhau chạy nhanh qua màn hình máy tính. Một số từ phản ánh cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực thường gặp như “sảng khoái” hay “đau khổ”. Số khác thể hiện các tương tác xã hội tích cực và tiêu cực như “được chấp nhận” hoặc “không được chào đón”.
Với người cô đơn, các vùng não liên quan đến sự tập trung phản ứng nhanh hơn nhiều các đối tượng khác khi thấy những từ về sự cách ly xã hội như “bị loại trừ”, “kẻ thù” và “tách biệt” so với những từ chỉ cảm xúc tiêu cực thông thường như “chán nản” hoặc “buồn nôn”.
Não của họ cũng ít bị ảnh hưởng bởi những từ mang nghĩa tích cực hơn các tình nguyện viên hòa đồng. Kết quả này không thay đổi khi các nhà nghiên cứu áp dụng với trầm cảm và các yếu tố khác.
John Cacioppo, một trong các nhà nghiên cứu nhận định, kết quả cho thấy càng cô đơn, bạn càng chú ý tới những thông tin xã hội tiêu cực. Người cô đơn dường như vô thức cảnh giác quá đà với các mối đe dọa xã hội. Điều này càng khiến nỗi cô đơn trở nên tệ hơn, thúc đẩy người đó hành động đề phòng, thù địch hơn một cách vô thức với những ai họ muốn kết nối.
Hãy cư xử hòa nhã và đón nhận những người thích cô lập mà bạn gặp. Có thể mời họ cùng uống cà phê, nhưng đừng giục họ phải mời lại. Còn trong trường hợp bạn là người thích cô lập đó, hãy chấp nhận lời mời. Đừng lo vì đối phương sẽ không nhảy vào xơi tái bạn đâu!
Thời tiền sử, con người không thể sống một mình. Người nào tồn tại ngoài bộ tộc sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị đói khát, gặp thú ăn thịt, thậm chí chết sớm. Vì vậy, con người (giống như các loài sống cộng đồng khác) dần phát triển những phản ứng sinh học đặc trưng trước các mối đe dọa xã hội.
Động vật xã hội (loài có xu hướng sống thành một xã hội) khi thấy mình bị cô lập khỏi đồng loại sẽ bắt đầu có các hành vi lo sợ và phản ứng sinh lý gây hại cho sức khỏe. Cơ thể tiết ra nhiều chất sinh hóa liên quan đến stress, dẫn đến kích động và giảm khả năng kháng virus.
Điều này có thể giải thích tại sao nhiều người cô đơn trong thời gian dài lại bị thừa các tế bào liên quan đến stress và suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cách sự cô đơn ảnh hưởng đến suy nghĩ có thể chỉ là hậu quả của vấn đề sức khỏe.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học thần kinh Xã hội và Nhận thức thuộc Đại học Chicago vừa tiến hành đã phần nào làm sáng tỏ kết luận trên. Đối tượng tham gia là một nhóm tình nguyện viên trẻ và khỏe mạnh. Họ phải hoàn thành một bộ câu hỏi về sự cô đơn.
Kết quả cho thấy: 32 người hòa nhập tốt với xã hội và 38 người cô đơn, tự nhận thức bản thân thiếu các liên kết gắn bó với người khác.
Nhóm tình nguyện viên được trang bị máy cảm biến ghi hoạt động điện trong não và xem các từ viết bằng nhiều màu khác nhau chạy nhanh qua màn hình máy tính. Một số từ phản ánh cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực thường gặp như “sảng khoái” hay “đau khổ”. Số khác thể hiện các tương tác xã hội tích cực và tiêu cực như “được chấp nhận” hoặc “không được chào đón”.
Với người cô đơn, các vùng não liên quan đến sự tập trung phản ứng nhanh hơn nhiều các đối tượng khác khi thấy những từ về sự cách ly xã hội như “bị loại trừ”, “kẻ thù” và “tách biệt” so với những từ chỉ cảm xúc tiêu cực thông thường như “chán nản” hoặc “buồn nôn”.
Não của họ cũng ít bị ảnh hưởng bởi những từ mang nghĩa tích cực hơn các tình nguyện viên hòa đồng. Kết quả này không thay đổi khi các nhà nghiên cứu áp dụng với trầm cảm và các yếu tố khác.
John Cacioppo, một trong các nhà nghiên cứu nhận định, kết quả cho thấy càng cô đơn, bạn càng chú ý tới những thông tin xã hội tiêu cực. Người cô đơn dường như vô thức cảnh giác quá đà với các mối đe dọa xã hội. Điều này càng khiến nỗi cô đơn trở nên tệ hơn, thúc đẩy người đó hành động đề phòng, thù địch hơn một cách vô thức với những ai họ muốn kết nối.
Hãy cư xử hòa nhã và đón nhận những người thích cô lập mà bạn gặp. Có thể mời họ cùng uống cà phê, nhưng đừng giục họ phải mời lại. Còn trong trường hợp bạn là người thích cô lập đó, hãy chấp nhận lời mời. Đừng lo vì đối phương sẽ không nhảy vào xơi tái bạn đâu!
Theo Trí Thức Trẻ/NYTimes
Hiệu chỉnh bởi quản lý: