- Tham gia
- 12/12/2015
- Bài viết
- 3.620
Giá tôi đã không ngủ trong giảng đường ĐH
-----------------------
Dù không thể phủ nhận sự quan trọng của phương pháp truyền tải, tôi cho rằng tâm thế người học vô cùng quan trọng. Lý do lớn nhất khiến tôi, cũng như nhiều bạn khác, đã-đang-và-sẽ ngủ trường kỳ trong lớp học, bởi tôi luôn nghĩ mớ lý thuyết này ra trường mình chả bao giờ áp dụng. Bởi chúng ta càng ngày càng đánh giá thấp vai trò của lý thuyết.
Càng ngày, từ “lý thuyết” càng mang nhiều nghĩa tiêu cực hơn tích cực: “Chỉ được cái lý thuyết”, “Chương trình nặng lý thuyết”, “Quá lý thuyết”…
Nối tiếp sự bài xích đó, các chương trình đào tạo cũng dần được xây dựng theo hướng thực tế hóa, cụ thể hóa (data-driven and fact-based) và “tránh né” các lý thuyết trừu tượng. Xu hướng này có thể nhìn thấy ở cả Phương Đông và Phương Tây. Gần đây tôi có xem bài phỏng vấn một giáo sư Harvard (Dẫn link bên dưới). Ở cuối bài, ông có nói rằng “Thực tế” chỉ có thể quan sát từ quá khứ và hiện tại. Không có “thực tế” nào để quan sát trong thì tương lai cả, không bất kỳ thông tin và số liệu nào. Thứ duy nhất giúp chúng ta nhìn vào tương lai là lý thuyết. Và, lý thuyết chính là lăng kính mà con người, dù ở những lĩnh vực mang tính ứng dụng như Kinh Doanh, đều cần để có những nhìn nhận rõ ràng và khách quan hơn.
Các thầy của tôi hay nhắc đùa đám sinh viên: “Tranh luận khoa học” không phải “Nghị luận báo chí” nhé.
Sự khác nhau giữa “Tranh luận khoa học” và “Tranh luận bình thường” cũng giống như “Quyền Anh chuẩn hóa” và “Tay đôi đường phố” vậy.
Đa số các vấn đề trong cuộc sống luôn theo kiểu “mặt khác và mặt khác của mặt khác”. Đôi khi mỗi người sẽ hiểu nó theo những định nghĩa và phạm trù khác nhau, ai cũng có những quan sát và nhận định riêng. Ai cũng đúng phần nào, sai phần nào dẫn đến những cuộc tranh cãi chưa bao giờ dứt.
Trong “tranh luận khoa học” (mà các thầy cứ dặn mãi), Lý thuyết dùng để dựng ra một cái khung, chăng dây bốn góc như võ đài, để mọi cuộc tranh luận diễn ra trong đó. Sau mỗi nhận định đều cần một lý thuyết đưa ra để giải thích, hoặc bạn nghĩ ra một lý thuyết mới (chặc chẽ và hệ thống) còn không bạn phải lý giải bằng lý thuyết bởi những cái đầu lớn hơn.
Như thế, sự “tranh cãi” dễ kiểm soát và phân định hơn phần nào, hạn chế những quan điểm kinh nghiệm cá nhân.
Một điều rất buồn cười là: các lý thuyết sở dĩ rất phực tạp, với đủ thứ giả định, nguyên tắc, quy luật lại chỉ để ĐƠN GIẢN HÓA cuộc sống. Cuộc sống quá phức tạp, vì nó không có quy luật nào cả. Và các nhà khoa học hay lý thuyết học phải lao tâm khổ tứ để đặt ra cho những quy luật và nguyên tắc, để mô tả, giải thích và dự đoán thế giới ta đang sống. Chúng ta cũng cần hiểu Lý Thuyết chỉ là một mô hình của đời thực, cố gắng hết sức để sao chép lại thế giới thực, và vì thế luôn ít nhiều sai sót. Lý thuyết nào cũng chỉ đúng tương đối, chấp nhận được trong một giai đoạn nào đó, chờ những người của thế hệ tiếp theo điều chỉnh và phát triển thêm. Lý thuyết quan trọng nhưng không phải những điều mình tin vô điều kiện. Dù có những hạn chế nhưng vẫn là một công cụ phân tích hữu ích.
Bây giờ, tôi đã thôi ngủ gục trong những bài giảng lý thuyết, vì tôi đã giải thích được vai trò của lý thuyết, mục đích của những người tạo ra lý thuyết. Tôi không thể hiểu hết nhưng ráng hiểu ý tưởng cốt lõi của họ, tận hưởng sự bất ngờ trước năng lực và sự sáng tạo của con người trong nỗ lực thấu hiểu cuộc sống.
Tôi tìm hiểu những lý thuyết, không phải vì tôi mong trở thành một lý thuyết gia tạo ra một lý thuyết đặt theo tên mình. Tất cả những cố gắng tôi dành để hiểu những lý thuyết là để có một nền tảng giúp tôi bớt chông chênh trong việc nhìn nhận và suy nghĩ về thế giới đơn giản một cách quá đỗi phức tạp này. Tôi học lý thuyết để có thêm những lý giải tôi tìm kiếm, để hiểu về người khác, hiểu về đám đông và để hiểu cả chính mình. Lý thuyết, trước khi là những điều lớn lao, bản chất đến từ những điều gần gũi, những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống và thường là về chính chúng ta - CON NGƯỜIi.
Đối với tôi, học lý thuyết là học cách suy nghĩ của những người thông minh và ưu việt hơn mình.
Ngoài ra, trong tư cách người viết, tôi có nhiều chất liệu hơn để chia sẻ, nhất là khi tôi không phải người viết tản văn ngôn tình.
Link Youtube cho các bạn quan tâm đến bài phỏng vấn Prof. Clay Christensen về Lý thuyết Disruptive Innovation:
Disruptive Innovation Explained
Theo Mai Anh.
-----------------------
Dù không thể phủ nhận sự quan trọng của phương pháp truyền tải, tôi cho rằng tâm thế người học vô cùng quan trọng. Lý do lớn nhất khiến tôi, cũng như nhiều bạn khác, đã-đang-và-sẽ ngủ trường kỳ trong lớp học, bởi tôi luôn nghĩ mớ lý thuyết này ra trường mình chả bao giờ áp dụng. Bởi chúng ta càng ngày càng đánh giá thấp vai trò của lý thuyết.
Càng ngày, từ “lý thuyết” càng mang nhiều nghĩa tiêu cực hơn tích cực: “Chỉ được cái lý thuyết”, “Chương trình nặng lý thuyết”, “Quá lý thuyết”…
Nối tiếp sự bài xích đó, các chương trình đào tạo cũng dần được xây dựng theo hướng thực tế hóa, cụ thể hóa (data-driven and fact-based) và “tránh né” các lý thuyết trừu tượng. Xu hướng này có thể nhìn thấy ở cả Phương Đông và Phương Tây. Gần đây tôi có xem bài phỏng vấn một giáo sư Harvard (Dẫn link bên dưới). Ở cuối bài, ông có nói rằng “Thực tế” chỉ có thể quan sát từ quá khứ và hiện tại. Không có “thực tế” nào để quan sát trong thì tương lai cả, không bất kỳ thông tin và số liệu nào. Thứ duy nhất giúp chúng ta nhìn vào tương lai là lý thuyết. Và, lý thuyết chính là lăng kính mà con người, dù ở những lĩnh vực mang tính ứng dụng như Kinh Doanh, đều cần để có những nhìn nhận rõ ràng và khách quan hơn.
Các thầy của tôi hay nhắc đùa đám sinh viên: “Tranh luận khoa học” không phải “Nghị luận báo chí” nhé.
Sự khác nhau giữa “Tranh luận khoa học” và “Tranh luận bình thường” cũng giống như “Quyền Anh chuẩn hóa” và “Tay đôi đường phố” vậy.
Đa số các vấn đề trong cuộc sống luôn theo kiểu “mặt khác và mặt khác của mặt khác”. Đôi khi mỗi người sẽ hiểu nó theo những định nghĩa và phạm trù khác nhau, ai cũng có những quan sát và nhận định riêng. Ai cũng đúng phần nào, sai phần nào dẫn đến những cuộc tranh cãi chưa bao giờ dứt.
Trong “tranh luận khoa học” (mà các thầy cứ dặn mãi), Lý thuyết dùng để dựng ra một cái khung, chăng dây bốn góc như võ đài, để mọi cuộc tranh luận diễn ra trong đó. Sau mỗi nhận định đều cần một lý thuyết đưa ra để giải thích, hoặc bạn nghĩ ra một lý thuyết mới (chặc chẽ và hệ thống) còn không bạn phải lý giải bằng lý thuyết bởi những cái đầu lớn hơn.
Như thế, sự “tranh cãi” dễ kiểm soát và phân định hơn phần nào, hạn chế những quan điểm kinh nghiệm cá nhân.
Một điều rất buồn cười là: các lý thuyết sở dĩ rất phực tạp, với đủ thứ giả định, nguyên tắc, quy luật lại chỉ để ĐƠN GIẢN HÓA cuộc sống. Cuộc sống quá phức tạp, vì nó không có quy luật nào cả. Và các nhà khoa học hay lý thuyết học phải lao tâm khổ tứ để đặt ra cho những quy luật và nguyên tắc, để mô tả, giải thích và dự đoán thế giới ta đang sống. Chúng ta cũng cần hiểu Lý Thuyết chỉ là một mô hình của đời thực, cố gắng hết sức để sao chép lại thế giới thực, và vì thế luôn ít nhiều sai sót. Lý thuyết nào cũng chỉ đúng tương đối, chấp nhận được trong một giai đoạn nào đó, chờ những người của thế hệ tiếp theo điều chỉnh và phát triển thêm. Lý thuyết quan trọng nhưng không phải những điều mình tin vô điều kiện. Dù có những hạn chế nhưng vẫn là một công cụ phân tích hữu ích.
Bây giờ, tôi đã thôi ngủ gục trong những bài giảng lý thuyết, vì tôi đã giải thích được vai trò của lý thuyết, mục đích của những người tạo ra lý thuyết. Tôi không thể hiểu hết nhưng ráng hiểu ý tưởng cốt lõi của họ, tận hưởng sự bất ngờ trước năng lực và sự sáng tạo của con người trong nỗ lực thấu hiểu cuộc sống.
Tôi tìm hiểu những lý thuyết, không phải vì tôi mong trở thành một lý thuyết gia tạo ra một lý thuyết đặt theo tên mình. Tất cả những cố gắng tôi dành để hiểu những lý thuyết là để có một nền tảng giúp tôi bớt chông chênh trong việc nhìn nhận và suy nghĩ về thế giới đơn giản một cách quá đỗi phức tạp này. Tôi học lý thuyết để có thêm những lý giải tôi tìm kiếm, để hiểu về người khác, hiểu về đám đông và để hiểu cả chính mình. Lý thuyết, trước khi là những điều lớn lao, bản chất đến từ những điều gần gũi, những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống và thường là về chính chúng ta - CON NGƯỜIi.
Đối với tôi, học lý thuyết là học cách suy nghĩ của những người thông minh và ưu việt hơn mình.
Ngoài ra, trong tư cách người viết, tôi có nhiều chất liệu hơn để chia sẻ, nhất là khi tôi không phải người viết tản văn ngôn tình.
Link Youtube cho các bạn quan tâm đến bài phỏng vấn Prof. Clay Christensen về Lý thuyết Disruptive Innovation:
Disruptive Innovation Explained