- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Đề bài: Martin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ỷ kiến trên?
“Thế giới này” được hiểu là thế giới của con người, ở đó con người tồn tại với những mối quan hệ đời sống. Con người giao tiếp, tác động tới nhau. Quy luật đời sống là sự cạnh tranh, ganh đua, vì nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống của mỗi người. Từ đây xuất hiện sự tồn tại không tránh khỏi của “hành động và lời nói của người xấu”. “Hành động và ìời nói của người xấu” có thể hiểu là những hành động, lời nói nhằm thực hiện mục đích xấu, gây ảnh hưởng xấu, làm tổn hại đến người khác, đến một cá nhân hoặc một cộng đồng, tập thể. Bên cạnh “những lời nói và hành động của người xấu” ta còn thấy tồn tại cả “sự im lặng đáng sợ của người tốt”. “Người tốt” mà Martin Luther King nói ở đây là người không làm điều xấu, điều ác, họ là người ngoài cuộc, không can dự vào mối quan hệ của người khác. Nhưng liệu rằng thái độ “im lặng” của họ có thực sự là đúng đắn?
“Sự im lặng đáng sợ” có thể hiểu là sự im lặng trước một hành động, lời nói xấu gây tổn thương tới đối tượng mà nó tác động. Cảm giác “xót xa” được gắn với cả hai vế “hành động và lời nói của người xấu” và “sự im lặng đáng sợ của người tốt” trong câu nói, đã ngầm đánh giá đồng nhất cả hai hành vi này.
“Xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu”, đây là cách cư xử thường thấy, không có gì đặc biệt bởi con người cùng tồn tại, chung sống trên Trái Đất, ai cũng có quyền, có nhu cầu sống tốt, thoả mãn bản thân. Đó là quyền lợi bình đẳng, vì vậy bất cứ hành động, lời nói nào gây tổn hại tới người khác, những hành động xấu, lời nói xấu đều đáng lên án, tẩy chay, và gây cho người khác cảm giác xót xa.
Nhưng đều đáng lưu ý, lưu tâm ở đây chính là “sự im lặng đáng sợ cửa người tốt”. Tại sao nó cũng gây trong ta cảm giác “xót xa”? Khi phải chứng kiến một điều xấu, điều ác con người theo tâm lí chung thường có ý tránh né, bao biện “Đó đâu phải chuyện của mình?” mà lẩn tránh, dửng dưng. Nhưng chính thái độ đó lại có thể là mầm mống của điều xấu. điều ác. Là cái nguyên cớ sâu xa khiến điều xấu, điều ác được lộng hành, để rồi từ đây tiếp tục những nỗi đau của người bị hại. Đây là hành vì đồng nghĩa với việc bao che dung túng tội ác. Chợt nhớ về sự kiện đã được thời sự đưa tin không lâu, sự kiện em Vũ Thị Bình bị đái xử tàn bạo, bị đánh đập chà đạp bởi hai vợ chồng người hàng cơm. Dư luận khi đứng trước hành vi bạo hành trẻ em thì lên án gay gắt đối với hai vợ chồng người hàng cơm nhưng có ai thấy rằng chính sự im lặng của người xung quanh cũng là hành vi ngấm ngầm gây tốn hại đến em Bình. Em Bình bị hành hạ nhiều năm trời, lẽ nào những người hàng xóm không ai biết? Và nếu như họ đi báo cho công an với chính quyền địa phương sớm hơn thì có lẽ em Bình sẽ không phải trải qua quá nhiều đáng cay, khổ cụt đến thế. Sự im lặng trước hành vi xấu thực sự là sự im lặng đáng sợ, đáng lên án.
Xét về nguyên nhân của “sự im lặng” này, đó là do lối sống vô tâm, ích kỉ của con người. Nhưng ta cũng cần xem xét đầy đủ thấu đáo hơn. ngoài nguyên nhân chủ quan là do ý thức con người còn có nguyên nhân khách quan là do xã hội với ý thức đoàn kết, cộng đồng chưa cao. Khi một người tốt lên tiếng, chắc hẳn điều họ phải đối mặt sẽ là sự trả thù, lúc đó, liệu rằng họ có được che chở, bảo vệ bởi cộng đồng?
Thiết nghĩ, đến loài vật còn có thể bảo vệ đồng loại của mình, vậy tại sao, con người – loài động vật “bậc cao” lại không thể che chở, bảo vệ đồng loại của mình? Tôi đã từng rất ấn tượng với những dòng thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa
Con đường hẹp chiều mưa, vài sải nước gần bờ
Ta chẳng là gì giữa bôn bề bất trắc
Chỉ tích tắc khôn lường ta đã hoá người xưa
Thật vậy, cuộc sống vẫn luôn chứa đầy biết bao bất trắc, hiểm hoạ. Con người chỉ bé nhỏ như hạt cát giữa biển trời mênh mông, vì vậy “Con người ơi! Hãy thương lấy con người”.
Câu nói của Martin là lời gợi mở về thái độ đối với hành vi của con người trước điều xấu. Câu nói cũng nhằm nhấn mạnh vế thứ hai: “Sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Có thể nói, Martin đã đưa ra thái độ phê phán đối với cách hành xử mà trước đây không phải ai cũng nghĩ lới. Nó thể hiện tầm hiểu biết, suy nghĩ thấu đáo, sắc sảo, xuất phát từ tình yêu người, yêu đời, muốn bảo vệ con người. Câu nói như một bức thông điệp lên án sự im lặng trước hành vi xấu, huớng con người tới cách hành xử đúng đắn: con người cần biết lên án, cần biết bảo vệ nhau để tránh khỏi những thế lực đen tối chà đạp lên cuộc sống con người, cần xây dựng cộng đồng, tập thể tương thân, tương ái, dũng cảm phê phán hành vi bạo ngược để tất cả chúng ta được sống cuộc sống ổn định, hạnh phúc.
Bài làm
Martin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chí xót xa vì những hành động và lời nói của người vấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Câu nói gọi mở trong ta những suy nghĩ vè cách hành xử của con người.“Thế giới này” được hiểu là thế giới của con người, ở đó con người tồn tại với những mối quan hệ đời sống. Con người giao tiếp, tác động tới nhau. Quy luật đời sống là sự cạnh tranh, ganh đua, vì nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống của mỗi người. Từ đây xuất hiện sự tồn tại không tránh khỏi của “hành động và lời nói của người xấu”. “Hành động và ìời nói của người xấu” có thể hiểu là những hành động, lời nói nhằm thực hiện mục đích xấu, gây ảnh hưởng xấu, làm tổn hại đến người khác, đến một cá nhân hoặc một cộng đồng, tập thể. Bên cạnh “những lời nói và hành động của người xấu” ta còn thấy tồn tại cả “sự im lặng đáng sợ của người tốt”. “Người tốt” mà Martin Luther King nói ở đây là người không làm điều xấu, điều ác, họ là người ngoài cuộc, không can dự vào mối quan hệ của người khác. Nhưng liệu rằng thái độ “im lặng” của họ có thực sự là đúng đắn?
“Sự im lặng đáng sợ” có thể hiểu là sự im lặng trước một hành động, lời nói xấu gây tổn thương tới đối tượng mà nó tác động. Cảm giác “xót xa” được gắn với cả hai vế “hành động và lời nói của người xấu” và “sự im lặng đáng sợ của người tốt” trong câu nói, đã ngầm đánh giá đồng nhất cả hai hành vi này.
“Xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu”, đây là cách cư xử thường thấy, không có gì đặc biệt bởi con người cùng tồn tại, chung sống trên Trái Đất, ai cũng có quyền, có nhu cầu sống tốt, thoả mãn bản thân. Đó là quyền lợi bình đẳng, vì vậy bất cứ hành động, lời nói nào gây tổn hại tới người khác, những hành động xấu, lời nói xấu đều đáng lên án, tẩy chay, và gây cho người khác cảm giác xót xa.
Nhưng đều đáng lưu ý, lưu tâm ở đây chính là “sự im lặng đáng sợ cửa người tốt”. Tại sao nó cũng gây trong ta cảm giác “xót xa”? Khi phải chứng kiến một điều xấu, điều ác con người theo tâm lí chung thường có ý tránh né, bao biện “Đó đâu phải chuyện của mình?” mà lẩn tránh, dửng dưng. Nhưng chính thái độ đó lại có thể là mầm mống của điều xấu. điều ác. Là cái nguyên cớ sâu xa khiến điều xấu, điều ác được lộng hành, để rồi từ đây tiếp tục những nỗi đau của người bị hại. Đây là hành vì đồng nghĩa với việc bao che dung túng tội ác. Chợt nhớ về sự kiện đã được thời sự đưa tin không lâu, sự kiện em Vũ Thị Bình bị đái xử tàn bạo, bị đánh đập chà đạp bởi hai vợ chồng người hàng cơm. Dư luận khi đứng trước hành vi bạo hành trẻ em thì lên án gay gắt đối với hai vợ chồng người hàng cơm nhưng có ai thấy rằng chính sự im lặng của người xung quanh cũng là hành vi ngấm ngầm gây tốn hại đến em Bình. Em Bình bị hành hạ nhiều năm trời, lẽ nào những người hàng xóm không ai biết? Và nếu như họ đi báo cho công an với chính quyền địa phương sớm hơn thì có lẽ em Bình sẽ không phải trải qua quá nhiều đáng cay, khổ cụt đến thế. Sự im lặng trước hành vi xấu thực sự là sự im lặng đáng sợ, đáng lên án.
Xét về nguyên nhân của “sự im lặng” này, đó là do lối sống vô tâm, ích kỉ của con người. Nhưng ta cũng cần xem xét đầy đủ thấu đáo hơn. ngoài nguyên nhân chủ quan là do ý thức con người còn có nguyên nhân khách quan là do xã hội với ý thức đoàn kết, cộng đồng chưa cao. Khi một người tốt lên tiếng, chắc hẳn điều họ phải đối mặt sẽ là sự trả thù, lúc đó, liệu rằng họ có được che chở, bảo vệ bởi cộng đồng?
Thiết nghĩ, đến loài vật còn có thể bảo vệ đồng loại của mình, vậy tại sao, con người – loài động vật “bậc cao” lại không thể che chở, bảo vệ đồng loại của mình? Tôi đã từng rất ấn tượng với những dòng thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa
Con đường hẹp chiều mưa, vài sải nước gần bờ
Ta chẳng là gì giữa bôn bề bất trắc
Chỉ tích tắc khôn lường ta đã hoá người xưa
Câu nói của Martin là lời gợi mở về thái độ đối với hành vi của con người trước điều xấu. Câu nói cũng nhằm nhấn mạnh vế thứ hai: “Sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Có thể nói, Martin đã đưa ra thái độ phê phán đối với cách hành xử mà trước đây không phải ai cũng nghĩ lới. Nó thể hiện tầm hiểu biết, suy nghĩ thấu đáo, sắc sảo, xuất phát từ tình yêu người, yêu đời, muốn bảo vệ con người. Câu nói như một bức thông điệp lên án sự im lặng trước hành vi xấu, huớng con người tới cách hành xử đúng đắn: con người cần biết lên án, cần biết bảo vệ nhau để tránh khỏi những thế lực đen tối chà đạp lên cuộc sống con người, cần xây dựng cộng đồng, tập thể tương thân, tương ái, dũng cảm phê phán hành vi bạo ngược để tất cả chúng ta được sống cuộc sống ổn định, hạnh phúc.
Bùi Bích Phương
Lớp 12 Văn – THPT chuyên Nguyên Trãi – Hải Dương
Lớp 12 Văn – THPT chuyên Nguyên Trãi – Hải Dương