- Tham gia
- 5/8/2014
- Bài viết
- 221
Hàng năm, có 2/3 số lượng sĩ tử phải ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ vào đại học của mình. Trượt đại học là 1 trong những trải nghiệm đau đớn, thất vọng nhất trong cuộc đời, nhưng đây không phải là thời điểm để buồn chán và sống thu mình.
Là cơ hội để bạn tự xem xét và đánh giá khả năng của bản thân
Cánh cửa đại học khép lại đã trở thành nỗi ám ảnh của biết bao cô cậu học trò. Trượt đại học, bạn mất đi niềm tin của gia đình, bạn bè, bạn mất đi niềm tin vào chính mình. Nhưng đây là 1 cơ hội quý giá để bạn tự xem xét, đánh giá lại khả năng của bản thân để có những hướng đi đúng đắn hơn – một cơ hội mà những người đỗ đại học không có được.
Ngọc Hà (1 thí sinh không đủ điểm vào HV Tài chính) tâm sự: “Mình đồng tình với kết quả mà hội đồng chấm thi dành cho mình. Mình học kém ở môn Toán, 2 môn kia cũng chưa cố gắng đồng đều.”
Thành Duy (1 thí sinh thi vào ĐH Ngoại thương HN): “Sai lầm của mình là chọn trường và ngành thi quá cao. Hơn nữa là trong quá trình thi mình không giữ được tâm lý vững vàng, dễ nhầm lẫn. Có lẽ nếu năm sau thi lại, mình sẽ chọn 1 trường, 1 ngành có số điểm hợp lý hơn.”
“Đến bây giờ nhìn được kết quả thi trên mạng. Mình rất buồn và hối hận vì những năm học trung học đã chểnh mảng học hành. Lãng phí quá nhiều thời gian đáng lẽ để dành cho việc học tập” - 1 thí sinh giấu tên chia sẻ.
Trượt đại học cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho bạn
Khi 1 cánh cửa đóng lại, các bạn có thể trông thấy nhiều cánh cửa sẽ mở ra và đón chờ bạn. Học tập ở trường đại học chưa chắc đã là cơ hội tốt nhất mà bạn có được. Các thí sinh vẫn còn có cơ hội xét tuyển NV2, NV3 ở những trường có nhóm ngành mình yêu thích. Hoặc bạn có thể tiếp tục ôn thi cho 1 lần nữa khẳng định bản thân. Không những thế trượt đại học, cũng là cơ hội để các bạn đưa ra những quyết định quan trọng đối với cuộc đời của mình.
Thi trượt đại học lần đầu với số điểm không khả quan, Nguyễn Minh Tấn (quê Đan Phượng – Hà Nội) đã mất 3 năm theo học nghề sửa xe lại 1 garage ô tô. Bằng sự cần cù, chăm chỉ và niềm đam mê, anh đã gây dựng 1 garage ô tô cho riêng mình. Minh Tấn là 1 trong rất nhiều minh chứng của sự thành công mà không qua trường đại học.
Là cơ hội để cảm nhận được tình cảm của gia đình và bạn bè
Có thể bạn cảm thấy xấu hổ, và sợ đối mặt với họ, nhưng đó là những người luôn ở bên bạn dù có thành công hay thất bại, đó là những người yêu thương bạn thực sự. Có thể trong 1 trạng thái đau khổ, tuyệt vọng thì bạn mới cảm nhận được sự quan tâm, động viên của gia đình và bạn bè quan trọng đến nhường nào.
Ảnh minh họa.
Tạo cho bạn những động lực trong tương lai
Hãy biến thất bại trong lần thi đại học sẽ tạo cho bạn những động lực để cố gắng và hoàn thiện bản thân trong tương lai.
Minh Phương (sinh viên năm cuối HV Báo chí &Tuyên truyền) đã thi đỗ sau 2 lần thử sức. Phương giờ đã trở thành 1 trong những sinh viên có điểm trung bình học tập cao nhất trong Khối Nghiệp vụ. Cô bạn tâm sự: “Sau khi thất bại ở kỳ thi đại học đầu tiên, mình chợt nhận ra thứ nhất : mình không giỏi như mình và mọi người nghĩ, thứ 2 là vì mình quá lười và tự phụ. Thất bại cay đắng đó đã khiến mình học tập thực sự rất chăm chỉ và nghiêm túc trong trường đại học. Nhiều khi mình cũng thầm cảm ơn vì lần thất bại này. Có lẽ nếu không nếm trải thất bại, mình sẽ không có động lực để cố gắng vươn lên như vậy.”
Hàng năm có tới 2/3 số lượng thí sinh phải trì hoãn giấc mơ vào giảng đường đại học của mình. Vì vậy hãy biến việc trượt đại học trở thành trở lực để tạo điểm tựa cho những ai biết quyết tâm và muốn vươn lên.
Nguồn Quỳnh Trang - kênh 14
Là cơ hội để bạn tự xem xét và đánh giá khả năng của bản thân
Cánh cửa đại học khép lại đã trở thành nỗi ám ảnh của biết bao cô cậu học trò. Trượt đại học, bạn mất đi niềm tin của gia đình, bạn bè, bạn mất đi niềm tin vào chính mình. Nhưng đây là 1 cơ hội quý giá để bạn tự xem xét, đánh giá lại khả năng của bản thân để có những hướng đi đúng đắn hơn – một cơ hội mà những người đỗ đại học không có được.
Ngọc Hà (1 thí sinh không đủ điểm vào HV Tài chính) tâm sự: “Mình đồng tình với kết quả mà hội đồng chấm thi dành cho mình. Mình học kém ở môn Toán, 2 môn kia cũng chưa cố gắng đồng đều.”
Thành Duy (1 thí sinh thi vào ĐH Ngoại thương HN): “Sai lầm của mình là chọn trường và ngành thi quá cao. Hơn nữa là trong quá trình thi mình không giữ được tâm lý vững vàng, dễ nhầm lẫn. Có lẽ nếu năm sau thi lại, mình sẽ chọn 1 trường, 1 ngành có số điểm hợp lý hơn.”
“Đến bây giờ nhìn được kết quả thi trên mạng. Mình rất buồn và hối hận vì những năm học trung học đã chểnh mảng học hành. Lãng phí quá nhiều thời gian đáng lẽ để dành cho việc học tập” - 1 thí sinh giấu tên chia sẻ.
Trượt đại học cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho bạn
Khi 1 cánh cửa đóng lại, các bạn có thể trông thấy nhiều cánh cửa sẽ mở ra và đón chờ bạn. Học tập ở trường đại học chưa chắc đã là cơ hội tốt nhất mà bạn có được. Các thí sinh vẫn còn có cơ hội xét tuyển NV2, NV3 ở những trường có nhóm ngành mình yêu thích. Hoặc bạn có thể tiếp tục ôn thi cho 1 lần nữa khẳng định bản thân. Không những thế trượt đại học, cũng là cơ hội để các bạn đưa ra những quyết định quan trọng đối với cuộc đời của mình.
Thi trượt đại học lần đầu với số điểm không khả quan, Nguyễn Minh Tấn (quê Đan Phượng – Hà Nội) đã mất 3 năm theo học nghề sửa xe lại 1 garage ô tô. Bằng sự cần cù, chăm chỉ và niềm đam mê, anh đã gây dựng 1 garage ô tô cho riêng mình. Minh Tấn là 1 trong rất nhiều minh chứng của sự thành công mà không qua trường đại học.
Là cơ hội để cảm nhận được tình cảm của gia đình và bạn bè
Có thể bạn cảm thấy xấu hổ, và sợ đối mặt với họ, nhưng đó là những người luôn ở bên bạn dù có thành công hay thất bại, đó là những người yêu thương bạn thực sự. Có thể trong 1 trạng thái đau khổ, tuyệt vọng thì bạn mới cảm nhận được sự quan tâm, động viên của gia đình và bạn bè quan trọng đến nhường nào.
Ảnh minh họa.
Tạo cho bạn những động lực trong tương lai
Hãy biến thất bại trong lần thi đại học sẽ tạo cho bạn những động lực để cố gắng và hoàn thiện bản thân trong tương lai.
Minh Phương (sinh viên năm cuối HV Báo chí &Tuyên truyền) đã thi đỗ sau 2 lần thử sức. Phương giờ đã trở thành 1 trong những sinh viên có điểm trung bình học tập cao nhất trong Khối Nghiệp vụ. Cô bạn tâm sự: “Sau khi thất bại ở kỳ thi đại học đầu tiên, mình chợt nhận ra thứ nhất : mình không giỏi như mình và mọi người nghĩ, thứ 2 là vì mình quá lười và tự phụ. Thất bại cay đắng đó đã khiến mình học tập thực sự rất chăm chỉ và nghiêm túc trong trường đại học. Nhiều khi mình cũng thầm cảm ơn vì lần thất bại này. Có lẽ nếu không nếm trải thất bại, mình sẽ không có động lực để cố gắng vươn lên như vậy.”
Hàng năm có tới 2/3 số lượng thí sinh phải trì hoãn giấc mơ vào giảng đường đại học của mình. Vì vậy hãy biến việc trượt đại học trở thành trở lực để tạo điểm tựa cho những ai biết quyết tâm và muốn vươn lên.
Nguồn Quỳnh Trang - kênh 14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: