- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Dưới đây là trích bài viết của chị Quỳnh Phương đăng trên báo VnExpress, tớ nghĩ các bạn trẻ chúng ta nên dành một chút thời gian đọc qua với con mắt khách quan chắc chắn sẽ nhận được một số điều đáng suy ngẫm.
"Tôi không dám yêu cầu tất cả mọi người thừa nhận quả cầu màu trắng. Tôi chỉ đang cố gắng mô tả màu trắng mà mình nhìn thấy. Tôi thích SuJu và chưa bao giờ đồng ý ngôn ngữ là rào cản trong âm nhạc.
Đầu tiên, tôi xin nói rõ, tôi là một 8x, tốt nghiệp một trường đại học lớn với tấm bằng giỏi, đã đi làm, và công việc của tôi có thể nói là tốt và ổn định. Tôi mạn phép tự đánh giá tôi là một người trí thức, có học vấn, không phải là người thiếu hiểu biết. Tôi mạn phép "khoe khoang" như vậy để mọi người hiểu, tôi không phải là một người bồng bột, ở cái tuổi còn mơ mộng, thiếu chín chắn và cũng không phải là một người nhàn rỗi để hi vọng không bị mọi người xếp vào tầng lớp "rảnh, đua đòi".
Mở đầu câu chuyện, tôi muốn gợi cho các bạn về câu chuyện quả cầu đen-trắng. Một quả cầu được sơn một nửa màu đen, nửa kia màu trắng. Người đứng phía đen chỉ thấy màu đen, cho rằng quả cầu màu đen. Người đứng phía trắng thì tương tự, cho rằng quả cầu màu trắng. Hai phía tranh luận chẳng bao giờ đến hồi kết. Sự thật để giải quyết vấn đề này là, các bạn hãy đổi chỗ cho nhau và cùng nhìn nhận. Đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ, là một kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống. Tôi thấy những lời phát biểu trong đây, hầu hết là của các bạn có tri thức, có hiểu biết, trong nước có, du học sinh có... Tôi nghĩ các bạn cũng hiểu rõ điều này? Phải không? Tôi không phải là một người hâm mộ bất kỳ dòng nhạc nào. Có thể có nhiều người sẽ kết luận rằng thẩm mỹ âm nhạc của tôi kém. Nhưng quan niệm của tôi, âm nhạc là để cảm nhận, tôi sẽ nghe âm nhạc nào đó phù hợp với cảm xúc của tôi lúc đó. Không căn cứ là nhạc Việt, US, UK, K-pop, nhạc Hoa...
Tôi biết đến SuJu cũng vì lý do đó. Và lần Super Show 3 lần này, tôi cũng đi xem. Tôi ở Hà Nội, và vì bận làm, tôi cũng chỉ bay vào hôm trước, hôm sau tôi về luôn. Tôi đã kiếm tra các thông tin và hình ảnh trước, cảm thấy đây là một show diễn công phu và sôi động. Thích thú, tôi đi. Tôi tự kiếm ra tiền, tôi sắp xếp được thời gian, tôi đi. Hy vọng các bạn cũng không cho nó là đua đòi đấy chứ?Và để đi, tất nhiên, cách đơn giản nhất là tôi phải gia nhập một fanclub của SuJu tại Việt Nam để mua vé dễ dàng. Chính cái sự tất nhiên đó, đã khiến tôi tiếp xúc với các em nhỏ này. À mà không, tôi tình cờ phát hiện ra trong đó, không chỉ là em nhỏ đâu, có một lượng không ít các chị, thậm chí đã có gia đình, mang theo cả con nhỏ đi xem chương trình.
Một nhóm fan đến từ Indonesia để cổ vũ SuJu. Ảnh: VnExpress
Cảm nhận đầu tiên của tôi? Tôi thấy thú vị. Tôi xem xong show diễn, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi kỹ năng biểu diễn đa dạng, xuất sắc của các chàng trai này, và các kỹ thuật tân tiến của âm nhạc đại mà tôi chứng kiến. Tôi không rõ phát triển nền âm nhạc đại chúng của quốc gia có quan trọng hay không? Tôi không rõ Việt Nam nên có giải Goncourt âm nhạc hay có giải MTV Awards thì tốt hơn. Tôi nghĩ, có cái nào cũng thật tuyệt.
Tôi chưa bao giờ đồng ý ngôn ngữ là rào cản âm nhạc. Tôi không tin rằng các fan nhạc US, UK trên đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới đều hiểu tiếng Anh và tôi cũng chẳng tin là không một fan nào hiểu. Nhạc Hàn cũng vậy thôi. Thế nên, Google mới cho ra đời Google dịch, mặc dù cái sự dịch này rất lởm khởm. Thích thì sẽ biết, chứ không nhất thiết biết rồi mới thích. Âm nhạc, nghệ thuật kỳ diệu ở chỗ đó. Tôi không tin là các bạn chưa từng thích một bài hát tiếng Pháp, một bài hát tiếng Tây Ban Nha hay một bài hát tiếng Hoa nào. Thế lúc đầu nghe nó, các bạn có hiểu không? Nói như vậy để thấy, tôi không cho rằng việc yêu thích một thứ âm nhạc nào đó là sai trái.
Âm nhạc Hàn Quốc, hiện nay vẫn khá thành công trong giới trẻ châu Á. Không có điều gì tự nhiên có, mọi thứ đều có lý do của nó. Có thể Tunisie, Ukraine, Maroc... không biết đến nhạc Hàn nhưng Đông Nam Á chúng ta biết, đơn giản thế thôi. Chẳng lẽ cứ phải tận Tunisie, Ukraine, Maroc biết, thì người ta mới có quyền thích và nghe. Nói thẳng thắn, tôi chưa bao giờ hiểu Lady Gaga hát cái gì, nhưng thế giới vẫn thích. Chẳng ảnh hưởng gì cả. Bây giờ âm nhạc thử nghiệm rất thịnh ở Âu Mỹ, có tiếng gào, có tiếng khóc, có tiếng rú, vẫn nhiều người ủng hộ, và cả đống người bảo điên loạn. Âm nhạc muôn màu. Ai thích nghe gì không phải để chúng ta lạm bàn, trừ phi, đó là thứ âm nhạc thái quá, chửi tục, chửi bậy, gây chiến, phi nhân bản, đi ngược với chuẩn mực đạo đức con người... Và tôi nghĩ K-pop hoàn toàn không nằm trong phạm trù đó.
Tóm lại, việc các em nghe nhạc Hàn, không thể quy kết những cái tội trời giáng như là lai căng, mại bản, không yêu nước, vô cảm, vô nhân tính. Đôi khi tôi nghĩ, văn hóa Hàn Quốc có nhiều điểm khá gần gũi với văn hóa Việt Nam, sự giao lưu với nó dẫu sao cũng đỡ lo hơn giao lưu với văn hóa Âu Mỹ. Theo bạn, nó có bị coi là nguy hại đến truyền thống Việt Nam hay không? Vậy thích thần tượng không phải là vấn đề để bàn, thì thích như thế nào, đúng là vấn đề cần suy nghĩ.
Khán giả cuồng nhiệt với Super Show 3 nhưng vẫn giữ được ổn định. Ảnh: VnExpress
Tôi đồng ý là văn hóa "thích thần tượng" của chúng ta không phải là không có vấn đề, những con người thiếu văn hóa không phải là ít. Nhưng không lẽ theo các bạn, K-pop hay thần tượng dạy fan của họ vô văn hóa? Hàn Quốc cũng là một đất nước khá phát triển và văn minh. Tôi không nghĩ thiếu văn hóa tồn tại trong nền âm nhạc của họ, đặc biệt lại đem quảng bá ra nước ngoài. Không cần phải tìm hiểu gì cả, chỉ bằng cách suy luận thôi, hy vọng các bạn cũng tự ngẫm được. Vậy rút cục, vì đâu vẫn còn những điều thiếu văn hóa?
Người Việt ta, đi mua trong siêu thị cho đến lên xe, đợi đèn đỏ ngoài đường cũng chen nhau nửa bánh xe. Lúc cãi nhau cần thì xông vào đánh chửi, mỗi lần có lễ hội thì rác vứt trắng đường... Người lớn chúng ta đã làm gì, để thế hệ trẻ có thể cải biến ý thức hay chưa. Hay ngày ngày ra đường vẫn thấy đầy người đèo con đi học vượt đèn đỏ, hai nhà hàng xóm đánh nhau vì tranh 1 cm đất? Và những bạn đang hô hào những điều rất lớn lao như ý thức dân tộc hay tình thương nhân đạo, những điều nhỏ nhặt như thế, các bạn đã làm tốt chưa. Các bạn đều chắc chưa bao giờ đi bộ dưới lòng đường, vứt rác nơi công cộng hay chen lấn lúc tắc đường sao? Hoặc các bạn chưa bao giờ ăn gian công sở 5 - 10 phút, làm nhà nước thì chè thuốc quát dân, làm tư nhân thì thập thò luồn lách?
Một cậu thanh niên vứt rác ra đường. Ảnh: Tuổi Trẻ
Vượt đèn đỏ và xe máy chờ đèn đỏ cũng lấn cả đường cho người đi bộ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Con suối nhỏ đổ thành sông, trăm con sông tạo thành biển lớn. Thay vì hô hào những khẩu hiệu to lớn và sáo rỗng, hãy bắt đầu xây dựng văn hóa từ những điều cụ thể nhất. Tinh thần dân tộc và tình thương nhân đạo sẽ chỉ có giá trị trong một dân tộc văn minh. Không văn minh, sẽ không có tự trọng dân tộc, không có tự trọng, làm gì có giá trị tinh thần, dẫm đạp lên nhau để tranh sống, thì hô hào tình thương để làm gì?
Văn hóa là vấn đề chung của một dân tộc, và tôi tin sự thiếu văn hóa của trẻ thơ, chính là lỗi của người lớn. Và sự vô văn hóa của "hâm mộ thần tượng" cũng chỉ là một biểu hiện của tình trạng chung. Thậm chí là một biểu hiện đáng thương vì nó là của những người quá trẻ! Bây giờ quay lại câu chuyện tôi nhờ cậy đến các forum của các câu lạc bộ fan. Sau câu chuyện MTV Exit còn nhiều điều bàn cãi, ở Super Show 3 lần này, tôi đã thấy rất nhiều chuyển biến. Có thể nói, là một tinh thần rất đáng khen. Các em lập ra những nhóm để thu gom rác, kêu gọi nhau cố gắng kìm nén cảm xúc, xếp hàng có văn hóa, có trật tự, và nếu các bạn ở Tân Sơn Nhất và ở Super Show 3 những hôm đó, tôi nghĩ các bạn sẽ cảm nhận được điều này tốt hơn. Và báo chí của chúng ta cũng không hề phủ nhận điều này. Vậy nên, nếu như rất nhiều bài giáo dục công dân ở trường chưa dạy được các em chuyện vứt rác đúng chỗ và biết xếp hàng, thì đôi khi có một động lực khác giúp các em làm điều này thì cũng không tồi chút nào. Hãy suy nghĩ về chuyện những nếp văn hóa nhỏ đều rất có giá trị!
{...} Tóm lại, tôi không dám yêu cầu tất cả mọi người thừa nhận quả cầu màu trắng. Tôi chỉ đang cố gắng mô tả màu trắng mà mình nhìn thấy. Các bạn có thể lắng nghe, suy ngẫm như thế nào, tất cả là ở các bạn. Và nếu các bạn có con, hay em đang tuổi lớn, xin hãy chỉ bảo các em bằng sự giản dị, chân thành và thấu hiểu nhất có thể. Được không?"
"Tôi không dám yêu cầu tất cả mọi người thừa nhận quả cầu màu trắng. Tôi chỉ đang cố gắng mô tả màu trắng mà mình nhìn thấy. Tôi thích SuJu và chưa bao giờ đồng ý ngôn ngữ là rào cản trong âm nhạc.
Đầu tiên, tôi xin nói rõ, tôi là một 8x, tốt nghiệp một trường đại học lớn với tấm bằng giỏi, đã đi làm, và công việc của tôi có thể nói là tốt và ổn định. Tôi mạn phép tự đánh giá tôi là một người trí thức, có học vấn, không phải là người thiếu hiểu biết. Tôi mạn phép "khoe khoang" như vậy để mọi người hiểu, tôi không phải là một người bồng bột, ở cái tuổi còn mơ mộng, thiếu chín chắn và cũng không phải là một người nhàn rỗi để hi vọng không bị mọi người xếp vào tầng lớp "rảnh, đua đòi".
Mở đầu câu chuyện, tôi muốn gợi cho các bạn về câu chuyện quả cầu đen-trắng. Một quả cầu được sơn một nửa màu đen, nửa kia màu trắng. Người đứng phía đen chỉ thấy màu đen, cho rằng quả cầu màu đen. Người đứng phía trắng thì tương tự, cho rằng quả cầu màu trắng. Hai phía tranh luận chẳng bao giờ đến hồi kết. Sự thật để giải quyết vấn đề này là, các bạn hãy đổi chỗ cho nhau và cùng nhìn nhận. Đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ, là một kỹ năng sống rất quan trọng trong cuộc sống. Tôi thấy những lời phát biểu trong đây, hầu hết là của các bạn có tri thức, có hiểu biết, trong nước có, du học sinh có... Tôi nghĩ các bạn cũng hiểu rõ điều này? Phải không? Tôi không phải là một người hâm mộ bất kỳ dòng nhạc nào. Có thể có nhiều người sẽ kết luận rằng thẩm mỹ âm nhạc của tôi kém. Nhưng quan niệm của tôi, âm nhạc là để cảm nhận, tôi sẽ nghe âm nhạc nào đó phù hợp với cảm xúc của tôi lúc đó. Không căn cứ là nhạc Việt, US, UK, K-pop, nhạc Hoa...
Tôi biết đến SuJu cũng vì lý do đó. Và lần Super Show 3 lần này, tôi cũng đi xem. Tôi ở Hà Nội, và vì bận làm, tôi cũng chỉ bay vào hôm trước, hôm sau tôi về luôn. Tôi đã kiếm tra các thông tin và hình ảnh trước, cảm thấy đây là một show diễn công phu và sôi động. Thích thú, tôi đi. Tôi tự kiếm ra tiền, tôi sắp xếp được thời gian, tôi đi. Hy vọng các bạn cũng không cho nó là đua đòi đấy chứ?Và để đi, tất nhiên, cách đơn giản nhất là tôi phải gia nhập một fanclub của SuJu tại Việt Nam để mua vé dễ dàng. Chính cái sự tất nhiên đó, đã khiến tôi tiếp xúc với các em nhỏ này. À mà không, tôi tình cờ phát hiện ra trong đó, không chỉ là em nhỏ đâu, có một lượng không ít các chị, thậm chí đã có gia đình, mang theo cả con nhỏ đi xem chương trình.
Một nhóm fan đến từ Indonesia để cổ vũ SuJu. Ảnh: VnExpress
Cảm nhận đầu tiên của tôi? Tôi thấy thú vị. Tôi xem xong show diễn, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi kỹ năng biểu diễn đa dạng, xuất sắc của các chàng trai này, và các kỹ thuật tân tiến của âm nhạc đại mà tôi chứng kiến. Tôi không rõ phát triển nền âm nhạc đại chúng của quốc gia có quan trọng hay không? Tôi không rõ Việt Nam nên có giải Goncourt âm nhạc hay có giải MTV Awards thì tốt hơn. Tôi nghĩ, có cái nào cũng thật tuyệt.
Tôi chưa bao giờ đồng ý ngôn ngữ là rào cản âm nhạc. Tôi không tin rằng các fan nhạc US, UK trên đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới đều hiểu tiếng Anh và tôi cũng chẳng tin là không một fan nào hiểu. Nhạc Hàn cũng vậy thôi. Thế nên, Google mới cho ra đời Google dịch, mặc dù cái sự dịch này rất lởm khởm. Thích thì sẽ biết, chứ không nhất thiết biết rồi mới thích. Âm nhạc, nghệ thuật kỳ diệu ở chỗ đó. Tôi không tin là các bạn chưa từng thích một bài hát tiếng Pháp, một bài hát tiếng Tây Ban Nha hay một bài hát tiếng Hoa nào. Thế lúc đầu nghe nó, các bạn có hiểu không? Nói như vậy để thấy, tôi không cho rằng việc yêu thích một thứ âm nhạc nào đó là sai trái.
Âm nhạc Hàn Quốc, hiện nay vẫn khá thành công trong giới trẻ châu Á. Không có điều gì tự nhiên có, mọi thứ đều có lý do của nó. Có thể Tunisie, Ukraine, Maroc... không biết đến nhạc Hàn nhưng Đông Nam Á chúng ta biết, đơn giản thế thôi. Chẳng lẽ cứ phải tận Tunisie, Ukraine, Maroc biết, thì người ta mới có quyền thích và nghe. Nói thẳng thắn, tôi chưa bao giờ hiểu Lady Gaga hát cái gì, nhưng thế giới vẫn thích. Chẳng ảnh hưởng gì cả. Bây giờ âm nhạc thử nghiệm rất thịnh ở Âu Mỹ, có tiếng gào, có tiếng khóc, có tiếng rú, vẫn nhiều người ủng hộ, và cả đống người bảo điên loạn. Âm nhạc muôn màu. Ai thích nghe gì không phải để chúng ta lạm bàn, trừ phi, đó là thứ âm nhạc thái quá, chửi tục, chửi bậy, gây chiến, phi nhân bản, đi ngược với chuẩn mực đạo đức con người... Và tôi nghĩ K-pop hoàn toàn không nằm trong phạm trù đó.
Tóm lại, việc các em nghe nhạc Hàn, không thể quy kết những cái tội trời giáng như là lai căng, mại bản, không yêu nước, vô cảm, vô nhân tính. Đôi khi tôi nghĩ, văn hóa Hàn Quốc có nhiều điểm khá gần gũi với văn hóa Việt Nam, sự giao lưu với nó dẫu sao cũng đỡ lo hơn giao lưu với văn hóa Âu Mỹ. Theo bạn, nó có bị coi là nguy hại đến truyền thống Việt Nam hay không? Vậy thích thần tượng không phải là vấn đề để bàn, thì thích như thế nào, đúng là vấn đề cần suy nghĩ.
Khán giả cuồng nhiệt với Super Show 3 nhưng vẫn giữ được ổn định. Ảnh: VnExpress
Tôi đồng ý là văn hóa "thích thần tượng" của chúng ta không phải là không có vấn đề, những con người thiếu văn hóa không phải là ít. Nhưng không lẽ theo các bạn, K-pop hay thần tượng dạy fan của họ vô văn hóa? Hàn Quốc cũng là một đất nước khá phát triển và văn minh. Tôi không nghĩ thiếu văn hóa tồn tại trong nền âm nhạc của họ, đặc biệt lại đem quảng bá ra nước ngoài. Không cần phải tìm hiểu gì cả, chỉ bằng cách suy luận thôi, hy vọng các bạn cũng tự ngẫm được. Vậy rút cục, vì đâu vẫn còn những điều thiếu văn hóa?
Người Việt ta, đi mua trong siêu thị cho đến lên xe, đợi đèn đỏ ngoài đường cũng chen nhau nửa bánh xe. Lúc cãi nhau cần thì xông vào đánh chửi, mỗi lần có lễ hội thì rác vứt trắng đường... Người lớn chúng ta đã làm gì, để thế hệ trẻ có thể cải biến ý thức hay chưa. Hay ngày ngày ra đường vẫn thấy đầy người đèo con đi học vượt đèn đỏ, hai nhà hàng xóm đánh nhau vì tranh 1 cm đất? Và những bạn đang hô hào những điều rất lớn lao như ý thức dân tộc hay tình thương nhân đạo, những điều nhỏ nhặt như thế, các bạn đã làm tốt chưa. Các bạn đều chắc chưa bao giờ đi bộ dưới lòng đường, vứt rác nơi công cộng hay chen lấn lúc tắc đường sao? Hoặc các bạn chưa bao giờ ăn gian công sở 5 - 10 phút, làm nhà nước thì chè thuốc quát dân, làm tư nhân thì thập thò luồn lách?
Một cậu thanh niên vứt rác ra đường. Ảnh: Tuổi Trẻ
Vượt đèn đỏ và xe máy chờ đèn đỏ cũng lấn cả đường cho người đi bộ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Con suối nhỏ đổ thành sông, trăm con sông tạo thành biển lớn. Thay vì hô hào những khẩu hiệu to lớn và sáo rỗng, hãy bắt đầu xây dựng văn hóa từ những điều cụ thể nhất. Tinh thần dân tộc và tình thương nhân đạo sẽ chỉ có giá trị trong một dân tộc văn minh. Không văn minh, sẽ không có tự trọng dân tộc, không có tự trọng, làm gì có giá trị tinh thần, dẫm đạp lên nhau để tranh sống, thì hô hào tình thương để làm gì?
Văn hóa là vấn đề chung của một dân tộc, và tôi tin sự thiếu văn hóa của trẻ thơ, chính là lỗi của người lớn. Và sự vô văn hóa của "hâm mộ thần tượng" cũng chỉ là một biểu hiện của tình trạng chung. Thậm chí là một biểu hiện đáng thương vì nó là của những người quá trẻ! Bây giờ quay lại câu chuyện tôi nhờ cậy đến các forum của các câu lạc bộ fan. Sau câu chuyện MTV Exit còn nhiều điều bàn cãi, ở Super Show 3 lần này, tôi đã thấy rất nhiều chuyển biến. Có thể nói, là một tinh thần rất đáng khen. Các em lập ra những nhóm để thu gom rác, kêu gọi nhau cố gắng kìm nén cảm xúc, xếp hàng có văn hóa, có trật tự, và nếu các bạn ở Tân Sơn Nhất và ở Super Show 3 những hôm đó, tôi nghĩ các bạn sẽ cảm nhận được điều này tốt hơn. Và báo chí của chúng ta cũng không hề phủ nhận điều này. Vậy nên, nếu như rất nhiều bài giáo dục công dân ở trường chưa dạy được các em chuyện vứt rác đúng chỗ và biết xếp hàng, thì đôi khi có một động lực khác giúp các em làm điều này thì cũng không tồi chút nào. Hãy suy nghĩ về chuyện những nếp văn hóa nhỏ đều rất có giá trị!
{...} Tóm lại, tôi không dám yêu cầu tất cả mọi người thừa nhận quả cầu màu trắng. Tôi chỉ đang cố gắng mô tả màu trắng mà mình nhìn thấy. Các bạn có thể lắng nghe, suy ngẫm như thế nào, tất cả là ở các bạn. Và nếu các bạn có con, hay em đang tuổi lớn, xin hãy chỉ bảo các em bằng sự giản dị, chân thành và thấu hiểu nhất có thể. Được không?"
Quỳnh Phương
VnExpress
P/s: Ta không phải bàn luận về vấn đề thần tượng cụ thể nào mà hãy đọc để hiểu thêm một cách nghĩ, ngẫm, mở mang hơn tầm nhìn, nhóm Suju nói riêng hay loại hình Kpop nói chung hãy xem là một dẫn chứng minh họa. Hạn chế chỉ trích mọi người và thực hiện những kinh nghiệm mình rút ra được.
VnExpress
P/s: Ta không phải bàn luận về vấn đề thần tượng cụ thể nào mà hãy đọc để hiểu thêm một cách nghĩ, ngẫm, mở mang hơn tầm nhìn, nhóm Suju nói riêng hay loại hình Kpop nói chung hãy xem là một dẫn chứng minh họa. Hạn chế chỉ trích mọi người và thực hiện những kinh nghiệm mình rút ra được.
Hiệu chỉnh: