- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
PN - Người Việt mình hay có cái nhìn phiến diện, nhất là những người lớn tuổi và những người ở nông thôn. Cứ thấy ai giàu có thì bảo là sướng, còn ai nghèo thì cho là sướng.
Họ đâu cần biết, muốn được sung sướng hôm nay thì người ta phải chịu bao nhiêu khổ cực, phải nỗ lực bản thân như thế nào mới có được kết quả tốt đẹp như hiện có.
Ví như gia đình có hai nàng dâu, một nàng là trí thức, còn nàng kia là công nhân. Vậy là nhà chồng bảo, nàng trí thức sướng hơn nàng công nhân. Nhưng chắc gì ai sướng hơn ai!
Hoa xương rồng - Ảnh: Ngọc Hồ.
Người vô công rỗi nghề là người khi còn trẻ thì không chịu học hành, lớn lên cũng không chịu học cho mình lấy một cái nghề, nhưng lúc nào cũng mong muốn mình làm một cái nghề nhàn hạ mà lại nhiều tiền, thật vô lý hết sức.
Những người muốn sung sướng, giàu có nhưng lại không muốn bỏ sức lao động thì chỉ có nước tham ô, buôn bán hàng trái phép, kinh doanh tệ nạn xã hội, sống dựa dẫm vào người khác hoặc đạp lên công sức và nhân phẩm của người khác…
Những người đó chỉ sung sướng trước mắt thôi, sau này họ phải trả giá cho những việc họ đã làm. Lúc đó, họ lại quay ra trách số họ sao khổ, cuộc đời họ sao đen bạc, có người còn trách cả cha mẹ họ sao không cho họ học hành. Họ không nghĩ rằng chính họ mới là người không cố gắng, để "tự mình gây khổ cho mình".
Nhiều người không được học hành tới nơi tới chốn do gia đình họ không có điều kiện cho họ đi học. Tại sao bây giờ họ vẫn thành đạt, là vì họ chịu khó học hỏi mọi người, mọi nơi mọi lúc; có thể bây giờ dù trễ nhưng họ vẫn cắp sách đến trường.
Không ít người có người thân là Việt kiều suốt ngày cứ trông ngóng vào những đồng tiền từ nước ngoài gửi về, không chịu lao động nhưng lúc nào cũng than nghèo khổ.
Sao họ không thương cho người thân của họ phải sống tha hương? Nhiều người khi ở Việt Nam là trí thức nhưng khi sang xứ người phải làm lao động phổ thông, làm việc quần quật từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Khi về Việt Nam, họ vẫn mang tiếng là người sung sướng, giàu có, mặc dù họ phải trả giá bằng sự lao động cực nhọc.
Có một cô gái lấy chồng là người nước ngoài, khi sang nước ngoài sống với chồng, cô ấy không có việc làm nhưng lúc nào cũng muốn chồng phải gửi tiền về cho người thân của mình ở Việt Nam. Cô không biết rằng ở nước ngoài, người ta phải sống tự lập từ khi còn rất trẻ, tài chính thì rạch ròi. Chính quan điểm khác nhau này mà hai vợ chồng cứ cãi nhau luôn.
Người vợ thì cho rằng chỉ cần chồng mình cuối tuần không đi bar thì số tiền đó có thể gởi về cho người thân của vợ. Còn người chồng thì cho rằng, cuối tuần anh ta đi bar là một nhu cầu tối thiểu của người dân ở đây. Tại sao tiền anh ta làm ra mà nhu cầu tối thiểu anh ta cũng không được hưởng thụ.
Người vợ thì rất khổ tâm, trong khi người thân của cô thì bảo: cô qua đó sung sướng một mình, không nhớ đến những người thân đang nghèo khổ ở nhà.
Có một cậu con trai con của một đại gia tâm sự thế này: mỗi lần cậu đi ra đường là mọi người lại chỉ trỏ, xầm xì: “Nhà thằng đó giàu lắm”. Mỗi khi cậu mua cái gì hay đi xe ôm cũng bị trả nhiều tiền hơn người khác, lý do là họ bảo nhà cậu giàu có “chặt” một tí cũng không sao. Họ đâu biết rằng cha mẹ cậu phải làm việc cật lực, đêm nào cũng làm việc đến 12 giờ khuya.
Ở đời, không có gì là hoàn hảo, được cái này thì sẽ mất cái khác, ông trời chẳng cho ai được trọn vẹn, mà cũng không bắt ai mất tất cả. Nhiều gia đình nghèo nhưng họ sống hạnh phúc, tâm đầu ý hợp thì họ cảm thấy như vậy là sung sướng rồi. Một số gia đình giàu có nhưng sống không hạnh phúc, suốt ngày mắng nhiếc nhau. Chính vì vậy nên người đời mới có câu “nhà giàu cũng khóc”.
Một người luôn cố gắng học hỏi, siêng năng lao động, chi xài hợp lý thì tin rằng sẽ bớt khổ thân. Một người biết trân trọng cái mình đang có thì tin rằng sẽ sướng tâm. Sướng khổ do mình. Tôi tin như vậy.
THU HIỀN (Đà Nẵng)
Họ đâu cần biết, muốn được sung sướng hôm nay thì người ta phải chịu bao nhiêu khổ cực, phải nỗ lực bản thân như thế nào mới có được kết quả tốt đẹp như hiện có.
Ví như gia đình có hai nàng dâu, một nàng là trí thức, còn nàng kia là công nhân. Vậy là nhà chồng bảo, nàng trí thức sướng hơn nàng công nhân. Nhưng chắc gì ai sướng hơn ai!
Hoa xương rồng - Ảnh: Ngọc Hồ.
Người vô công rỗi nghề là người khi còn trẻ thì không chịu học hành, lớn lên cũng không chịu học cho mình lấy một cái nghề, nhưng lúc nào cũng mong muốn mình làm một cái nghề nhàn hạ mà lại nhiều tiền, thật vô lý hết sức.
Những người muốn sung sướng, giàu có nhưng lại không muốn bỏ sức lao động thì chỉ có nước tham ô, buôn bán hàng trái phép, kinh doanh tệ nạn xã hội, sống dựa dẫm vào người khác hoặc đạp lên công sức và nhân phẩm của người khác…
Những người đó chỉ sung sướng trước mắt thôi, sau này họ phải trả giá cho những việc họ đã làm. Lúc đó, họ lại quay ra trách số họ sao khổ, cuộc đời họ sao đen bạc, có người còn trách cả cha mẹ họ sao không cho họ học hành. Họ không nghĩ rằng chính họ mới là người không cố gắng, để "tự mình gây khổ cho mình".
Nhiều người không được học hành tới nơi tới chốn do gia đình họ không có điều kiện cho họ đi học. Tại sao bây giờ họ vẫn thành đạt, là vì họ chịu khó học hỏi mọi người, mọi nơi mọi lúc; có thể bây giờ dù trễ nhưng họ vẫn cắp sách đến trường.
Không ít người có người thân là Việt kiều suốt ngày cứ trông ngóng vào những đồng tiền từ nước ngoài gửi về, không chịu lao động nhưng lúc nào cũng than nghèo khổ.
Sao họ không thương cho người thân của họ phải sống tha hương? Nhiều người khi ở Việt Nam là trí thức nhưng khi sang xứ người phải làm lao động phổ thông, làm việc quần quật từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Khi về Việt Nam, họ vẫn mang tiếng là người sung sướng, giàu có, mặc dù họ phải trả giá bằng sự lao động cực nhọc.
Có một cô gái lấy chồng là người nước ngoài, khi sang nước ngoài sống với chồng, cô ấy không có việc làm nhưng lúc nào cũng muốn chồng phải gửi tiền về cho người thân của mình ở Việt Nam. Cô không biết rằng ở nước ngoài, người ta phải sống tự lập từ khi còn rất trẻ, tài chính thì rạch ròi. Chính quan điểm khác nhau này mà hai vợ chồng cứ cãi nhau luôn.
Người vợ thì cho rằng chỉ cần chồng mình cuối tuần không đi bar thì số tiền đó có thể gởi về cho người thân của vợ. Còn người chồng thì cho rằng, cuối tuần anh ta đi bar là một nhu cầu tối thiểu của người dân ở đây. Tại sao tiền anh ta làm ra mà nhu cầu tối thiểu anh ta cũng không được hưởng thụ.
Người vợ thì rất khổ tâm, trong khi người thân của cô thì bảo: cô qua đó sung sướng một mình, không nhớ đến những người thân đang nghèo khổ ở nhà.
Có một cậu con trai con của một đại gia tâm sự thế này: mỗi lần cậu đi ra đường là mọi người lại chỉ trỏ, xầm xì: “Nhà thằng đó giàu lắm”. Mỗi khi cậu mua cái gì hay đi xe ôm cũng bị trả nhiều tiền hơn người khác, lý do là họ bảo nhà cậu giàu có “chặt” một tí cũng không sao. Họ đâu biết rằng cha mẹ cậu phải làm việc cật lực, đêm nào cũng làm việc đến 12 giờ khuya.
Ở đời, không có gì là hoàn hảo, được cái này thì sẽ mất cái khác, ông trời chẳng cho ai được trọn vẹn, mà cũng không bắt ai mất tất cả. Nhiều gia đình nghèo nhưng họ sống hạnh phúc, tâm đầu ý hợp thì họ cảm thấy như vậy là sung sướng rồi. Một số gia đình giàu có nhưng sống không hạnh phúc, suốt ngày mắng nhiếc nhau. Chính vì vậy nên người đời mới có câu “nhà giàu cũng khóc”.
Một người luôn cố gắng học hỏi, siêng năng lao động, chi xài hợp lý thì tin rằng sẽ bớt khổ thân. Một người biết trân trọng cái mình đang có thì tin rằng sẽ sướng tâm. Sướng khổ do mình. Tôi tin như vậy.
THU HIỀN (Đà Nẵng)