- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.334
Sủng Là (huyện Đồng Văn, Hà Giang) được nhiều người biết và tìm đến qua bộ phim “Chuyện của Pao”. Từ một “ốc đảo” lọt thỏm trong thung lũng nằm gọn trong quần thể Cao nguyên đá Đồng Văn, Sủng Là đã trở thành một “đóa hồng” trong tim không ít kẻ xê dịch.
Địa danh này nằm trên tuyến đường quốc lộ 4C nối thành phố Hà Giang với thị trấn Đồng Văn, cách nơi địa đầu Tổ quốc chỉ chừng 20km. Có lẽ cũng vì lý do ấy mà chúng tôi đã nghỉ đêm lại nơi đây để sáng hôm sau được lắng mình trong hơi sương sớm. Dưới bóng của ngôi nhà thơm mùi gỗ sa mộc, bên ánh lửa hồng, thưởng thức bát rượu ngô mềm môi do chính tay ông lão chủ nhà cất từ năm ngoái rồi cẩn thận hạ thổ dưới gốc đào già, chúng tôi cứ ngỡ mình đang sống trong chốn phiêu linh của một kẻ ẩn dật nơi sơn cước.
Buổi sớm chủ nhật, chúng tôi theo sau những chiếc váy sặc sỡ như những cánh bướm đang khoe sắc của phụ nữ Mông xuống chợ. Xa xa vắt vẻo trên những con đường mòn ven dải núi đá tai mèo là những cô gái, chàng trai xúng xính trong bộ trang phục đẹp nhất của mình dắt theo con ngựa thồ vừa đi vừa phát ra tiếng lục lạc nghe vui tai. Họ vừa đi vừa ngân nga khúc dân ca, ẩn hiện trong lớp sương mờ mát lạnh của buổi sớm mai thật chẳng khác gì những tiên đồng ngọc nữ nơi rẻo cao.
Tam giác mạch, thứ đại mạch từng cứu sống những người Lô Lô, người Mông, người Hoa sinh sống trên suốt một dải đất Hà Giang, Cao Bằng vào những ngày giáp hạt xưa kia nay bỗng trở thành nét thơ trong lòng bao du khách. Thường thì tam giác mạch được trồng sau mỗi vụ ngô trên những thửa ruộng bậc thang vắt vẻo nơi lưng trời. Nhưng ở Sủng Là ngay cả đá cũng trổ hoa. Ngày ngày những con người cần mẫn địu từng gùi đất lên những vạt núi sắc lẻm, một nhúm đất xen vào mỏm đá là đã trỉa được một cây ngô và khi ngô đã đầy bồ cũng là lúc tam giác mạch nhuốm hồng từng kẽ đá như vô tình tạo nên bức tranh tuyệt mỹ nhuốm một sắc hồng nơi đá núi xám lạnh.
Rời Sủng Là trong buổi sớm tinh khôi, trái tim trần trụi của những kẻ phố thị chúng tôi tự lúc nào đã ngập một sắc hồng đầy những yêu thương dành cho mảnh đất địa đầu Tổ quốc và ở một ngã rẽ nào đó đang vang lên tiếng khèn môi đầy tươi tắn bên bờ rào đá.
Địa danh này nằm trên tuyến đường quốc lộ 4C nối thành phố Hà Giang với thị trấn Đồng Văn, cách nơi địa đầu Tổ quốc chỉ chừng 20km. Có lẽ cũng vì lý do ấy mà chúng tôi đã nghỉ đêm lại nơi đây để sáng hôm sau được lắng mình trong hơi sương sớm. Dưới bóng của ngôi nhà thơm mùi gỗ sa mộc, bên ánh lửa hồng, thưởng thức bát rượu ngô mềm môi do chính tay ông lão chủ nhà cất từ năm ngoái rồi cẩn thận hạ thổ dưới gốc đào già, chúng tôi cứ ngỡ mình đang sống trong chốn phiêu linh của một kẻ ẩn dật nơi sơn cước.
Buổi sớm chủ nhật, chúng tôi theo sau những chiếc váy sặc sỡ như những cánh bướm đang khoe sắc của phụ nữ Mông xuống chợ. Xa xa vắt vẻo trên những con đường mòn ven dải núi đá tai mèo là những cô gái, chàng trai xúng xính trong bộ trang phục đẹp nhất của mình dắt theo con ngựa thồ vừa đi vừa phát ra tiếng lục lạc nghe vui tai. Họ vừa đi vừa ngân nga khúc dân ca, ẩn hiện trong lớp sương mờ mát lạnh của buổi sớm mai thật chẳng khác gì những tiên đồng ngọc nữ nơi rẻo cao.
Sủng Là làm rung động trái tim không ít người yêu du lịch
Sủng Là là bối cảnh cho bộ phim “Chuyện của Pao”, bởi thế khi đến đây người ta thường nhớ đến một cô Pao giữa những cánh đồng hoa cải vàng. Còn trong miền ký ức chúng tôi, suốt bốn mùa xuân- hạ- thu- đông ngao du, nơi đây lại là một Sủng Là của những sớm mai rất hồng. Ấy là màu hồng của những gốc đào già bên góc cổng nhà bung nở khi Tết đến xuân về, màu của những đóa hồng hàm tiếu, đóa tầm xuân quấn lấy những thân sa mộc mà tỏa sắc dưới nắng hè và không thể không kể đến màu hồng của những ruộng tam giác mạch khi đã vào thu. Tam giác mạch, thứ đại mạch từng cứu sống những người Lô Lô, người Mông, người Hoa sinh sống trên suốt một dải đất Hà Giang, Cao Bằng vào những ngày giáp hạt xưa kia nay bỗng trở thành nét thơ trong lòng bao du khách. Thường thì tam giác mạch được trồng sau mỗi vụ ngô trên những thửa ruộng bậc thang vắt vẻo nơi lưng trời. Nhưng ở Sủng Là ngay cả đá cũng trổ hoa. Ngày ngày những con người cần mẫn địu từng gùi đất lên những vạt núi sắc lẻm, một nhúm đất xen vào mỏm đá là đã trỉa được một cây ngô và khi ngô đã đầy bồ cũng là lúc tam giác mạch nhuốm hồng từng kẽ đá như vô tình tạo nên bức tranh tuyệt mỹ nhuốm một sắc hồng nơi đá núi xám lạnh.
Rời Sủng Là trong buổi sớm tinh khôi, trái tim trần trụi của những kẻ phố thị chúng tôi tự lúc nào đã ngập một sắc hồng đầy những yêu thương dành cho mảnh đất địa đầu Tổ quốc và ở một ngã rẽ nào đó đang vang lên tiếng khèn môi đầy tươi tắn bên bờ rào đá.
Theo Tuấn Linh (Du lịch bốn phương)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: