- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Bạn luôn hết mình trong tình cảm, nhưng không nhận ra rằng, ai yêu nhiều thì ... lép vế hơn!
Người mà bạn yêu luôn có được “sức mạnh” để “khống chế tinh thần” bạn, điển hình là…
Khi yêu, thường thì luôn có một người bày tỏ tình cảm nhiều hơn cho người còn lại. Người ta thường bảo “theo tình, tình chạy, trốn tình, tình theo”. Thế nên đôi khi, tỏ ra phớt đời một chút, bớt quan tâm một chút, thì người yêu lại dành tình cảm cho mình nhiều hơn… Cũng có thể một trong hai biết cách cân bằng cảm xúc, yêu nhưng vẫn lí trí, nên luôn cư xử khéo léo đến tuyệt vời. “Yêu ít” ở đây có nghĩa là tình yêu của người ấy dành cho bạn ít bộc lộ ra hơn so với bạn. Và điều này sẽ dẩn đến việc…
Tình cảm của bạn dành cho người ta luôn tươi mới
Thực tế cho thấy, nếu như người ấy yêu bạn quá nhiều và tôn sùng bạn, nâng bạn lên quá cao và luôn quan tâm đến bạn hơn cả bản thân người ấy, thì liệu bạn có thật sự cảm thấy hạnh phúc vì điều này? Đôi khi con người luôn hành động rất mâu thuẫn, có được một điều gì đó viên mãn lại cảm thấy chán chường, còn khi không có được nó lại mong mỏi và cố gắng kiếm tìm bằng được. Do vậy, khi người yêu không quá ràng buộc bạn, không quan tâm bạn nhiều, không xem bạn là tất cả, chỉ bộc lộ tình yêu khi thật sự cần thiết, thì tình cảm bạn dành cho người ta sẽ nhiều, rất nhiều đấy. Đó là bí quyết giữ gìn tình yêu của khá nhiều người. Họ cho rằng, để duy trì tình cảm lâu dài, tốt nhất là đừng lụy. Việc lụy trong tình cảm chỉ khiến bạn tự làm khổ mình mà người yêu của bạn cũng chẳng sung sướng gì hơn.
Bạn luôn nhường nhịn khi xảy ra mâu thuẫn
Phương Nga (sinh viên năm 1 ĐH Tài chính – Marketing chia sẻ): “Khi cãi nhau, mình luôn sợ là người ấy sẽ giận dỗi và muốn chia tay. Cảm giác mất người ấy khiến mình không chịu đựng được. Và mình nhường nhịn, nói ngọt ngào để giảng hòa. Nhưng cũng vì thế mà dần dần, mình trở nên “lép vế”. Mình có cảm giác mình yêu quá nhiều nhưng rồi người ấy chẳng nghĩ cho mình chút nào. Người ấy càng vô tâm, càng phớt lờ thái độ của mình, thì tình cảm trong mình càng nhiều. Vậy nên dù yêu nhau rất khổ nhưng mình cũng chẳng dám chia tay, mình không hiểu tại sao nữa”
Không chỉ riêng Phương Nga mà rất nhiều bạn gái khác cũng như thế. Khi yêu, đôi lúc ta chẳng thể nào tỏ ra lạnh lùng, lí trí được, và nếu không biết kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ luôn bị người yêu “lấn lướt” mãi thôi…
Trong tình cảm, người yêu ít hơn sẽ có ưu thế hơn, và do vậy, người còn lại sẽ phải nhường nhịn để bảo toàn tình yêu của mình.
Bạn suy nghĩ vu vơ và lo lắng nhiều hơn đối phương
Thanh Minh (lớp 12 trường VTT) kể: “Khi mình không liên lạc với nhỏ, nhỏ vẫn rất bình thường. Mình đi đâu, làm gì, nhỏ cũng để mình tự do. Nhưng khi nhỏ hơi lơ là với mình, mình lại lo sốt vó. Thế là mình suy nghĩ lung tung, nào là nhỏ rung động trước người khác, tình cảm của nhỏ dành cho mình phai nhạt, nhỏ có quá nhiều sự lựa chọn và mình không nổi bật so với những “đối thủ” khác. Biết bao suy nghĩ làm mình mệt mỏi, nhưng mình không nói ra, sợ nhỏ giận rồi cãi nhau. Mình còn tình cảm với nhỏ nhiều lắm, nên mình chỉ biết cố gắng hết sức để khiến nhỏ vui mà thôi”
Thực tế, người yêu ít luôn có lợi thế và khiến người còn lại phải khổ sở rất nhiều, nhưng là “khổ sở trong hạnh phúc”. Bạn có thể buồn vì người ta, khóc vì người ta, nhưng bạn không thể bỏ người ta được. Đơn giản vì người ấy có sức hấp dẫn nhất định và không khiến bạn cảm thấy áp lực vì “được yêu quá nhiều”
Nếu chia tay, bạn tưởng như không vượt qua nổi
Đây là điều tất yếu, vì bạn bộc lộ tình yêu nhiều hơn và cũng dành tình cảm cho người ấy nhiều hơn. Nên nếu chia tay, bạn sẽ đau khổ hơn người ấy rất nhiều lần. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta thường có xu hướng yêu một người mà người này biểu hiện tình cảm cho mình ít hơn mình biểu hiện đối với họ (theo cách bạn cảm nhận thôi), không tạo cho bạn cảm giác ràng buộc, không ghen quá nhiều, và thi thoảng hay vô tâm. Đơn giản vì điều đó luôn tạo nên một sứt hút, một sự bí ẩn nhất định khiến bạn luôn cố gắng tìm hiểu: “Mình yêu người ta, nhưng rốt cuộc tình cảm người ta dành cho mình nhiều không?” và thế là yêu thương luôn được duy trì theo cách đặc biệt, bạn yêu người ta chỉ vì người ta không yêu bạn quá nhiều…
Khi đối diện với một thực tế phũ phàng rằng người ấy không có tình cảm với bạn, bạn gần như sụp đổ. Bạn cảm thấy hụt hẫng khi dành tình cảm cho người ta mà không được đón nhận, bạn tự trách mình và luôn đặt câu hỏi: “Tại sao?”, bởi trước đây bạn thấy người ta cũng yêu mình, vậy mà bây giờ mọi thứ lại tan vỡ như vậy, bạn cảm thấy khó hiểu, bạn có cảm giác bị lừa dối, một chút ích kỉ của bản thân đã khiến bạn tự làm mình đau lại càng đau…
Rõ ràng, người nào yêu nhiều hơn, người đó không còn đủ tỉnh táo để phân tích rõ vấn đề nữa
Làm thế nào để “cân bằng”?
Hẳn bạn sẽ lên tiếng: “Nếu yêu nhau mà phân biệt ai yêu ai nhiều hơn hay ít hơn thì còn gì là tình yêu nữa”. Tất nhiên, khi đã quen nhau, thì cả hai phải có tình cảm thật sự dành cho nhau. Vấn đề ở đây là, ai lý trí hơn, tỉnh táo hơn và biết cân bằng cảm xúc hơn. Nếu hành động theo cảm xúc quá nhiều, thì tình yêu dần dà sẽ bao hàm sự ghen tuông, ích kỉ và cảm giác muốn sở hữu. Những điều này không tốt cho tình yêu và có thể chính bạn sẽ tự làm khổ mình. Vì vậy, hãy tuân theo những nguyên tắc:
· Yêu bản thân ngang ngửa với yêu người ấy: Bạn quan tâm người ta, nhưng cũng phải nghĩ cho chính mình nữa. Bạn không thích bị ràng buộc quá nhiều? Người ấy cũng vậy. Do đó, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người yêu trước khi có những hành động tiêu cực mà bạn cho là “vì yêu nên mới như vậy”
· Bộc lộ ít thôi: Hãy quan sát người yêu của bạn. Sở dĩ người ấy khiến bạn yêu nhiều đến vậy cũng là do người ta khéo léo và yêu bạn ít hơn. Vậy tại sao bạn không áp dụng cho chính bản thân mình để cả hai cùng nuôi dưỡng tình yêu bền vững? “Cách tốt nhất để giết chết tình yêu là khăng khăng giữ nó, còn cách để duy trì tình yêu là cho nó đôi cánh tự do”, bạn nhớ nhé
· Cư xử thông minh: Ai cũng muốn có được một nửa thật sự hiểu mình, không yêu mình quá nhiều và tinh tế trong mọi tình huống. Do đó, bạn hãy học cách cư xử chững chạc, bình tĩnh, và không khóc lóc, đổ lỗi cho người mình yêu chỉ vì người ấy không quan tâm bạn theo cách bạn mong muốn.
Bạn bị “đổ gục” trước một người không yêu bạn quá nhiều, nhưng không phải vì thế mà bạn sợ hãi và khư khư giữ chặt tình cảm đó. Bạn cũng phải học cách tạo nên “sức mạnh”, để khiến cho tình yêu lúc nào cũng tươi mới, thú vị và hạnh phúc
Người mà bạn yêu luôn có được “sức mạnh” để “khống chế tinh thần” bạn, điển hình là…
Khi yêu, thường thì luôn có một người bày tỏ tình cảm nhiều hơn cho người còn lại. Người ta thường bảo “theo tình, tình chạy, trốn tình, tình theo”. Thế nên đôi khi, tỏ ra phớt đời một chút, bớt quan tâm một chút, thì người yêu lại dành tình cảm cho mình nhiều hơn… Cũng có thể một trong hai biết cách cân bằng cảm xúc, yêu nhưng vẫn lí trí, nên luôn cư xử khéo léo đến tuyệt vời. “Yêu ít” ở đây có nghĩa là tình yêu của người ấy dành cho bạn ít bộc lộ ra hơn so với bạn. Và điều này sẽ dẩn đến việc…
Tình cảm của bạn dành cho người ta luôn tươi mới
Thực tế cho thấy, nếu như người ấy yêu bạn quá nhiều và tôn sùng bạn, nâng bạn lên quá cao và luôn quan tâm đến bạn hơn cả bản thân người ấy, thì liệu bạn có thật sự cảm thấy hạnh phúc vì điều này? Đôi khi con người luôn hành động rất mâu thuẫn, có được một điều gì đó viên mãn lại cảm thấy chán chường, còn khi không có được nó lại mong mỏi và cố gắng kiếm tìm bằng được. Do vậy, khi người yêu không quá ràng buộc bạn, không quan tâm bạn nhiều, không xem bạn là tất cả, chỉ bộc lộ tình yêu khi thật sự cần thiết, thì tình cảm bạn dành cho người ta sẽ nhiều, rất nhiều đấy. Đó là bí quyết giữ gìn tình yêu của khá nhiều người. Họ cho rằng, để duy trì tình cảm lâu dài, tốt nhất là đừng lụy. Việc lụy trong tình cảm chỉ khiến bạn tự làm khổ mình mà người yêu của bạn cũng chẳng sung sướng gì hơn.
Bạn luôn nhường nhịn khi xảy ra mâu thuẫn
Phương Nga (sinh viên năm 1 ĐH Tài chính – Marketing chia sẻ): “Khi cãi nhau, mình luôn sợ là người ấy sẽ giận dỗi và muốn chia tay. Cảm giác mất người ấy khiến mình không chịu đựng được. Và mình nhường nhịn, nói ngọt ngào để giảng hòa. Nhưng cũng vì thế mà dần dần, mình trở nên “lép vế”. Mình có cảm giác mình yêu quá nhiều nhưng rồi người ấy chẳng nghĩ cho mình chút nào. Người ấy càng vô tâm, càng phớt lờ thái độ của mình, thì tình cảm trong mình càng nhiều. Vậy nên dù yêu nhau rất khổ nhưng mình cũng chẳng dám chia tay, mình không hiểu tại sao nữa”
Không chỉ riêng Phương Nga mà rất nhiều bạn gái khác cũng như thế. Khi yêu, đôi lúc ta chẳng thể nào tỏ ra lạnh lùng, lí trí được, và nếu không biết kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ luôn bị người yêu “lấn lướt” mãi thôi…
Trong tình cảm, người yêu ít hơn sẽ có ưu thế hơn, và do vậy, người còn lại sẽ phải nhường nhịn để bảo toàn tình yêu của mình.
Bạn suy nghĩ vu vơ và lo lắng nhiều hơn đối phương
Thanh Minh (lớp 12 trường VTT) kể: “Khi mình không liên lạc với nhỏ, nhỏ vẫn rất bình thường. Mình đi đâu, làm gì, nhỏ cũng để mình tự do. Nhưng khi nhỏ hơi lơ là với mình, mình lại lo sốt vó. Thế là mình suy nghĩ lung tung, nào là nhỏ rung động trước người khác, tình cảm của nhỏ dành cho mình phai nhạt, nhỏ có quá nhiều sự lựa chọn và mình không nổi bật so với những “đối thủ” khác. Biết bao suy nghĩ làm mình mệt mỏi, nhưng mình không nói ra, sợ nhỏ giận rồi cãi nhau. Mình còn tình cảm với nhỏ nhiều lắm, nên mình chỉ biết cố gắng hết sức để khiến nhỏ vui mà thôi”
Thực tế, người yêu ít luôn có lợi thế và khiến người còn lại phải khổ sở rất nhiều, nhưng là “khổ sở trong hạnh phúc”. Bạn có thể buồn vì người ta, khóc vì người ta, nhưng bạn không thể bỏ người ta được. Đơn giản vì người ấy có sức hấp dẫn nhất định và không khiến bạn cảm thấy áp lực vì “được yêu quá nhiều”
Nếu chia tay, bạn tưởng như không vượt qua nổi
Đây là điều tất yếu, vì bạn bộc lộ tình yêu nhiều hơn và cũng dành tình cảm cho người ấy nhiều hơn. Nên nếu chia tay, bạn sẽ đau khổ hơn người ấy rất nhiều lần. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta thường có xu hướng yêu một người mà người này biểu hiện tình cảm cho mình ít hơn mình biểu hiện đối với họ (theo cách bạn cảm nhận thôi), không tạo cho bạn cảm giác ràng buộc, không ghen quá nhiều, và thi thoảng hay vô tâm. Đơn giản vì điều đó luôn tạo nên một sứt hút, một sự bí ẩn nhất định khiến bạn luôn cố gắng tìm hiểu: “Mình yêu người ta, nhưng rốt cuộc tình cảm người ta dành cho mình nhiều không?” và thế là yêu thương luôn được duy trì theo cách đặc biệt, bạn yêu người ta chỉ vì người ta không yêu bạn quá nhiều…
Khi đối diện với một thực tế phũ phàng rằng người ấy không có tình cảm với bạn, bạn gần như sụp đổ. Bạn cảm thấy hụt hẫng khi dành tình cảm cho người ta mà không được đón nhận, bạn tự trách mình và luôn đặt câu hỏi: “Tại sao?”, bởi trước đây bạn thấy người ta cũng yêu mình, vậy mà bây giờ mọi thứ lại tan vỡ như vậy, bạn cảm thấy khó hiểu, bạn có cảm giác bị lừa dối, một chút ích kỉ của bản thân đã khiến bạn tự làm mình đau lại càng đau…
Rõ ràng, người nào yêu nhiều hơn, người đó không còn đủ tỉnh táo để phân tích rõ vấn đề nữa
Làm thế nào để “cân bằng”?
Hẳn bạn sẽ lên tiếng: “Nếu yêu nhau mà phân biệt ai yêu ai nhiều hơn hay ít hơn thì còn gì là tình yêu nữa”. Tất nhiên, khi đã quen nhau, thì cả hai phải có tình cảm thật sự dành cho nhau. Vấn đề ở đây là, ai lý trí hơn, tỉnh táo hơn và biết cân bằng cảm xúc hơn. Nếu hành động theo cảm xúc quá nhiều, thì tình yêu dần dà sẽ bao hàm sự ghen tuông, ích kỉ và cảm giác muốn sở hữu. Những điều này không tốt cho tình yêu và có thể chính bạn sẽ tự làm khổ mình. Vì vậy, hãy tuân theo những nguyên tắc:
· Yêu bản thân ngang ngửa với yêu người ấy: Bạn quan tâm người ta, nhưng cũng phải nghĩ cho chính mình nữa. Bạn không thích bị ràng buộc quá nhiều? Người ấy cũng vậy. Do đó, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người yêu trước khi có những hành động tiêu cực mà bạn cho là “vì yêu nên mới như vậy”
· Bộc lộ ít thôi: Hãy quan sát người yêu của bạn. Sở dĩ người ấy khiến bạn yêu nhiều đến vậy cũng là do người ta khéo léo và yêu bạn ít hơn. Vậy tại sao bạn không áp dụng cho chính bản thân mình để cả hai cùng nuôi dưỡng tình yêu bền vững? “Cách tốt nhất để giết chết tình yêu là khăng khăng giữ nó, còn cách để duy trì tình yêu là cho nó đôi cánh tự do”, bạn nhớ nhé
· Cư xử thông minh: Ai cũng muốn có được một nửa thật sự hiểu mình, không yêu mình quá nhiều và tinh tế trong mọi tình huống. Do đó, bạn hãy học cách cư xử chững chạc, bình tĩnh, và không khóc lóc, đổ lỗi cho người mình yêu chỉ vì người ấy không quan tâm bạn theo cách bạn mong muốn.
Bạn bị “đổ gục” trước một người không yêu bạn quá nhiều, nhưng không phải vì thế mà bạn sợ hãi và khư khư giữ chặt tình cảm đó. Bạn cũng phải học cách tạo nên “sức mạnh”, để khiến cho tình yêu lúc nào cũng tươi mới, thú vị và hạnh phúc
Hiệu chỉnh bởi quản lý: