- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Theo GS. TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Việt Nam thì "việc gì, sự kiện gì đều cũng có tính lịch sử và hãy vui mừng vì thà muộn còn hơn không bao giờ”. Nhân sự việc thành phố Hà Nội lên kế hoạch và đưa ra phương án và các giai đoạn cứu chữa cụ Rùa, VTC News đã có cuộc trao đổi với GS.TS Lê Trần Bình xung quanh vấn đề này.
- Thưa giáo sư, hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến phương án giải cứu cụ rùa Hồ Gươm với 3 giai đoạn do Sở KH&CN Hà Nội thực hiện dự kiến làm đến cuối tháng 6. Ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải có những phương án kịp thời để cứu cụ rùa?
Tình trạng bệnh lở loét trên da của rùa hồ Gươm hiện tại là rất nghiêm trọng. Đó chỉ là những gì chúng ta nhìn thấy qua các bức ảnh và các băng video do những người quan tâm tình cờ chụp và quay được, chứ chưa phải là ảnh và phim của chuyên gia về rùa chụp. Ngoài ra cụ rùa hồ Gươm còn có thể mắc một số bệnh khác, không nhìn thấy trên ảnh và video được. Vì vậy, việc chữa trị là cấp bách và cần tiến hành khẩn trương, không được phép chậm trễ.
Những gì mà Sở KH&CN đã tổng kết, đề xuất và công bố với báo chí có tính hợp lý, tính khoa học và tập trung trí tuệ cao. Ngoài ra đây là việc khả thi, không quá cầu kỳ, phù hợp với đặc điểm sinh thái và tập tính của rùa mai mềm nước ngọt. Đơn vị này đã thận trọng trong việc đưa ra phác đồ chẩn đoán, điều trị cho loài động vật hoang dã mà nước ta không có chuyên gia từng làm. Thứ ba là đồng bộ, không chỉ riêng việc chữa trị bệnh, mà còn làm sạch và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái hồ Gươm về các yếu tố sinh học và phi sinh học.
GS. TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Việt Nam (Ảnh internet)
- Đối với phương án "giải cứu" cụ rùa của Sở KH&CN, tính khả thi của phương án này đến đâu thưa giáo sư?
Không nên dùng cụm từ “giải cứu”. Rùa hồ Gươm không được giải cứu từ đâu và về đâu cả. Rùa hồ Gươm sẽ được chữa trị bệnh tại chỗ và từng bước được thụ hưởng một môi trường sinh thái ngày càng sạch và thích hợp với loài rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ này.
Tính khả thi thể hiện ở giải pháp đồng bộ và luôn có nhiều phương án. Ví dụ như việc làm sạch nước, thì nước trong bể sẽ được lọc và kiểm tra các thông số vệ sinh, toàn bộ nước hồ cũng được pha loãng bằng nước sạch, vớt bỏ những thứ gây bẩn…Về giải pháp bắt nhốt cụ rùa cũng có 2 phương án, bắt bị động, tức là chờ cụ rùa Hồ Gươm lên bãi cát trên Tháp Rùa phơi nắng, nếu không được thì dùng lưới vây dồn về nơi điều trị. Phác đồ chẩn đoán và điều trị có sự chỉ đạo của chuyên gia y tế và chuyên gia nông nghiệp (thủy sản).
- Trong 3 giai đoạn được nêu trong phương án của Sở KH&CN, theo giáo sư giai đoạn nào là quan trọng và khó thực hiện nhất?
Cả 3 bước đều quan trọng, nhưng bước 3, giai đoạn chẩn đoán và điều trị là quan trọng nhất. Sẽ ích gì nếu tất cả các bước 1 và 2 đều được thực hiện tốt, nhưng bệnh không khỏi. Mà điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tìm đúng nguyên nhân gây bệnh không? Có thuốc và có cách điều trị phù hợp không? Cơ địa "bệnh nhân" có phát huy được hiệu quả của thuốc không? Chúng ta chỉ biết tin tưởng vào tài năng của các chuyên gia và sự đáp ứng của cơ địa cụ rùa đối với phác đồ điều trị.
- Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian thực hiện của dự án kéo dài đến tháng 6 là rất chậm và có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cụ. Giáo sư có lo lắng về vấn đề này không?
Đến tháng 6 là đánh giá kết quả điều trị, chứ có phải mới là bắt đầu đâu. Tôi nghĩ sau 90 ngày cũng mới nói được triển vọng và hiệu quả bước đầu của quá trình điều trị thôi. Rất thông hiểu về sự sốt ruột chung, nhưng đây là quá trình trị bệnh cho một cơ thể sống, không giống như chữa cỗ máy, cái xe được. Tôi nghĩ sau tháng 6 công việc vẫn còn tiếp tục, rồi chúng ta sẽ được chứng kiến.
Ngày 3/3, cụ Rùa hồ Gươm lại nổi với những vết thương khá trầm trọng. Trong ảnh: "Cận cảnh vết lở loét, ố vàng ở bàn chân cụ rùa (Ảnh: Nguyễn Khánh, Tiến Thành Báo Tuổi trẻ TP.HCM).
- Đứng trên góc độ là một nhà chuyên môn ông có những tư vấn gì thêm không, thưa ông?
Tôi nghĩ cần bổ sung thêm chuyên gia dinh dưỡng động vật hoang dã để có biện pháp thích hợp đối với việc tăng cường sức đề kháng bệnh của cụ rùa, nhằm hỗ trợ và duy trì kết quả điều trị, cũng như phòng bệnh nếu được.
- Nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng phải nhanh chóng mời các chuyên gia nước ngoài chuyên nghiên cứu về rùa mai mềm để giúp sức. Phải chăng hiện nay ở Việt Nam có quá ít các nhà khoa học có thể thực hiện được các công việc nên việc giải cứu cụ rùa diễn ra rất chậm chạp?
Rùa hồ Gươm là loài đặc hữu của Việt Nam, vậy cũng khó tìm được chuyên gia nước ngoài. Có những chuyên gia có kinh nghiệm đối với một vài loài tương tự.
Như vậy thì nên mời chuyên gia nước ngoài để tham khảo ý kiến, chứ bản thân họ cũng chưa bao giờ có cơ hội chữa bệnh cho loài động vật quý hiếm này. Vì vậy, không ai dám khẳng định mình có kinh nghiệm chữa bệnh cho rùa hồ Gươm. Đối với các nhà chuyên môn trong nước thì đây cũng là một thử thách giống như chuyên gia nước ngoài. Thêm vào đó họ được tin tưởng trao trọng trách họ sẽ làm tốt, khi được tham khảo thêm ý kiến chuyên gia nước ngoài.
- Với tư cách là một nhà nghiên cứu, những vấn đề về sức khỏe của cụ rùa Hồ Gươm có thực sự đáng ngại như nhiều ý kiến phát biểu không thưa ông?
Tình trạng sức khỏe của cụ rùa hồ Gươm thực đáng lo ngại. Trước đây hồ Gươm bẩn và đầy các vật cứng, cũng có nhiều người quăng câu bắt cá, cụ rùa hồ Gươm cũng đã từng bị thương, nhưng rồi tự khỏi. Vậy mà bây giờ khó khỏi hơn, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự nhiên, do sức đề kháng ngày càng kém.
- Nhiều ý kiến cho rằng, đến thời điểm hiện nay chúng ta mới nghĩ đến các phương án để bảo vệ cụ rùa là quá muộn. Ông có đồng tình với quan điểm này?
Việc gì, sự kiện gì đều cũng có tính lịch sử và hãy vui mừng vì “thà muộn còn hơn không bao giờ”.
- Ở các nước khác trên thế giới, cách mà các nhà khoa học và chính quyền bảo tồn những loài động vật quý hiếm đang bị xâm hại như thế nào thưa ông?
Có nhiều câu chuyện cảm động về cứu giúp vật nuôi, về bảo tồn động vật hoang dã, nhưng hầu hết là chuyện của các tác phẩm văn học hay là chuyện của các nhà khoa học thuộc Tổ chức cứu hộ động vật. Việc làm như đối với cụ rùa hồ Gươm thực là chuyện hiếm thấy, nhất là sự quan tâm của các nhà quản lý và của đông đảo người dân. Đây là kết quả của những truyền thuyết lịch sử của hồ Gươm và rùa hồ Gươm, trong đó có cả yếu tố liên quan đến giá trị tâm linh.
- Rùa hồ Gươm là một linh vật đã trở thành biểu tượng tín ngưỡng trong tâm thức những người dân Việt Nam. Đối với riêng ông, tình cảm của ông dành cho cụ rùa hồ Gươm là như thế nào?
Yếu tố tâm linh trong mỗi nhân chứng lịch sử, nhất là nhân tố đó lại là một vật sống thì càng to lớn. Tôi là một người Việt Nam rất yêu đất nước này và rất tự hào về lịch sử của nước ta.
Rùa Hồ Gươm lại thuộc về truyền thuyết, được gắn với một ông vua giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của nhà Minh, thì sự trân trọng có thể trở thành đức tin cũng được. Nhưng tôi là một nhà sinh học, tôi hiểu tự nhiên như nó vẫn thế.
Xin cảm ơn giáo sư!
- Thưa giáo sư, hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến phương án giải cứu cụ rùa Hồ Gươm với 3 giai đoạn do Sở KH&CN Hà Nội thực hiện dự kiến làm đến cuối tháng 6. Ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải có những phương án kịp thời để cứu cụ rùa?
Tình trạng bệnh lở loét trên da của rùa hồ Gươm hiện tại là rất nghiêm trọng. Đó chỉ là những gì chúng ta nhìn thấy qua các bức ảnh và các băng video do những người quan tâm tình cờ chụp và quay được, chứ chưa phải là ảnh và phim của chuyên gia về rùa chụp. Ngoài ra cụ rùa hồ Gươm còn có thể mắc một số bệnh khác, không nhìn thấy trên ảnh và video được. Vì vậy, việc chữa trị là cấp bách và cần tiến hành khẩn trương, không được phép chậm trễ.
Những gì mà Sở KH&CN đã tổng kết, đề xuất và công bố với báo chí có tính hợp lý, tính khoa học và tập trung trí tuệ cao. Ngoài ra đây là việc khả thi, không quá cầu kỳ, phù hợp với đặc điểm sinh thái và tập tính của rùa mai mềm nước ngọt. Đơn vị này đã thận trọng trong việc đưa ra phác đồ chẩn đoán, điều trị cho loài động vật hoang dã mà nước ta không có chuyên gia từng làm. Thứ ba là đồng bộ, không chỉ riêng việc chữa trị bệnh, mà còn làm sạch và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái hồ Gươm về các yếu tố sinh học và phi sinh học.
GS. TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Việt Nam (Ảnh internet)
- Đối với phương án "giải cứu" cụ rùa của Sở KH&CN, tính khả thi của phương án này đến đâu thưa giáo sư?
Không nên dùng cụm từ “giải cứu”. Rùa hồ Gươm không được giải cứu từ đâu và về đâu cả. Rùa hồ Gươm sẽ được chữa trị bệnh tại chỗ và từng bước được thụ hưởng một môi trường sinh thái ngày càng sạch và thích hợp với loài rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ này.
Tính khả thi thể hiện ở giải pháp đồng bộ và luôn có nhiều phương án. Ví dụ như việc làm sạch nước, thì nước trong bể sẽ được lọc và kiểm tra các thông số vệ sinh, toàn bộ nước hồ cũng được pha loãng bằng nước sạch, vớt bỏ những thứ gây bẩn…Về giải pháp bắt nhốt cụ rùa cũng có 2 phương án, bắt bị động, tức là chờ cụ rùa Hồ Gươm lên bãi cát trên Tháp Rùa phơi nắng, nếu không được thì dùng lưới vây dồn về nơi điều trị. Phác đồ chẩn đoán và điều trị có sự chỉ đạo của chuyên gia y tế và chuyên gia nông nghiệp (thủy sản).
- Trong 3 giai đoạn được nêu trong phương án của Sở KH&CN, theo giáo sư giai đoạn nào là quan trọng và khó thực hiện nhất?
Cả 3 bước đều quan trọng, nhưng bước 3, giai đoạn chẩn đoán và điều trị là quan trọng nhất. Sẽ ích gì nếu tất cả các bước 1 và 2 đều được thực hiện tốt, nhưng bệnh không khỏi. Mà điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tìm đúng nguyên nhân gây bệnh không? Có thuốc và có cách điều trị phù hợp không? Cơ địa "bệnh nhân" có phát huy được hiệu quả của thuốc không? Chúng ta chỉ biết tin tưởng vào tài năng của các chuyên gia và sự đáp ứng của cơ địa cụ rùa đối với phác đồ điều trị.
- Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian thực hiện của dự án kéo dài đến tháng 6 là rất chậm và có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cụ. Giáo sư có lo lắng về vấn đề này không?
Đến tháng 6 là đánh giá kết quả điều trị, chứ có phải mới là bắt đầu đâu. Tôi nghĩ sau 90 ngày cũng mới nói được triển vọng và hiệu quả bước đầu của quá trình điều trị thôi. Rất thông hiểu về sự sốt ruột chung, nhưng đây là quá trình trị bệnh cho một cơ thể sống, không giống như chữa cỗ máy, cái xe được. Tôi nghĩ sau tháng 6 công việc vẫn còn tiếp tục, rồi chúng ta sẽ được chứng kiến.
Ngày 3/3, cụ Rùa hồ Gươm lại nổi với những vết thương khá trầm trọng. Trong ảnh: "Cận cảnh vết lở loét, ố vàng ở bàn chân cụ rùa (Ảnh: Nguyễn Khánh, Tiến Thành Báo Tuổi trẻ TP.HCM).
- Đứng trên góc độ là một nhà chuyên môn ông có những tư vấn gì thêm không, thưa ông?
Tôi nghĩ cần bổ sung thêm chuyên gia dinh dưỡng động vật hoang dã để có biện pháp thích hợp đối với việc tăng cường sức đề kháng bệnh của cụ rùa, nhằm hỗ trợ và duy trì kết quả điều trị, cũng như phòng bệnh nếu được.
- Nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng phải nhanh chóng mời các chuyên gia nước ngoài chuyên nghiên cứu về rùa mai mềm để giúp sức. Phải chăng hiện nay ở Việt Nam có quá ít các nhà khoa học có thể thực hiện được các công việc nên việc giải cứu cụ rùa diễn ra rất chậm chạp?
Rùa hồ Gươm là loài đặc hữu của Việt Nam, vậy cũng khó tìm được chuyên gia nước ngoài. Có những chuyên gia có kinh nghiệm đối với một vài loài tương tự.
Như vậy thì nên mời chuyên gia nước ngoài để tham khảo ý kiến, chứ bản thân họ cũng chưa bao giờ có cơ hội chữa bệnh cho loài động vật quý hiếm này. Vì vậy, không ai dám khẳng định mình có kinh nghiệm chữa bệnh cho rùa hồ Gươm. Đối với các nhà chuyên môn trong nước thì đây cũng là một thử thách giống như chuyên gia nước ngoài. Thêm vào đó họ được tin tưởng trao trọng trách họ sẽ làm tốt, khi được tham khảo thêm ý kiến chuyên gia nước ngoài.
- Với tư cách là một nhà nghiên cứu, những vấn đề về sức khỏe của cụ rùa Hồ Gươm có thực sự đáng ngại như nhiều ý kiến phát biểu không thưa ông?
Tình trạng sức khỏe của cụ rùa hồ Gươm thực đáng lo ngại. Trước đây hồ Gươm bẩn và đầy các vật cứng, cũng có nhiều người quăng câu bắt cá, cụ rùa hồ Gươm cũng đã từng bị thương, nhưng rồi tự khỏi. Vậy mà bây giờ khó khỏi hơn, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự nhiên, do sức đề kháng ngày càng kém.
- Nhiều ý kiến cho rằng, đến thời điểm hiện nay chúng ta mới nghĩ đến các phương án để bảo vệ cụ rùa là quá muộn. Ông có đồng tình với quan điểm này?
Việc gì, sự kiện gì đều cũng có tính lịch sử và hãy vui mừng vì “thà muộn còn hơn không bao giờ”.
- Ở các nước khác trên thế giới, cách mà các nhà khoa học và chính quyền bảo tồn những loài động vật quý hiếm đang bị xâm hại như thế nào thưa ông?
Có nhiều câu chuyện cảm động về cứu giúp vật nuôi, về bảo tồn động vật hoang dã, nhưng hầu hết là chuyện của các tác phẩm văn học hay là chuyện của các nhà khoa học thuộc Tổ chức cứu hộ động vật. Việc làm như đối với cụ rùa hồ Gươm thực là chuyện hiếm thấy, nhất là sự quan tâm của các nhà quản lý và của đông đảo người dân. Đây là kết quả của những truyền thuyết lịch sử của hồ Gươm và rùa hồ Gươm, trong đó có cả yếu tố liên quan đến giá trị tâm linh.
- Rùa hồ Gươm là một linh vật đã trở thành biểu tượng tín ngưỡng trong tâm thức những người dân Việt Nam. Đối với riêng ông, tình cảm của ông dành cho cụ rùa hồ Gươm là như thế nào?
Yếu tố tâm linh trong mỗi nhân chứng lịch sử, nhất là nhân tố đó lại là một vật sống thì càng to lớn. Tôi là một người Việt Nam rất yêu đất nước này và rất tự hào về lịch sử của nước ta.
Rùa Hồ Gươm lại thuộc về truyền thuyết, được gắn với một ông vua giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của nhà Minh, thì sự trân trọng có thể trở thành đức tin cũng được. Nhưng tôi là một nhà sinh học, tôi hiểu tự nhiên như nó vẫn thế.
Xin cảm ơn giáo sư!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: