Đây là lần đầu tiên Apple công bố số liệu này. Nó là dấu hiệu cho thấy “táo khuyết” ngày càng minh bạch hơn trong quy trình phê duyệt và từ chối ứng dụng iPhone trước sức ép của nhiều nước. Nhờ hệ thống xét duyệt ứng dụng, đối chiếu với danh sách quy định App Store, công ty có thể giữ an toàn cho người dùng iPhone trước lừa đảo, mã độc hay trải nghiệm nghèo nàn.
Apple cũng công bố một vài số liệu đáng chú ý năm 2020. Theo đó, nhà sản xuất iPhone từ chối gần 1 triệu ứng dụng đệ trình lần đầu tiên; từ chối gần 1 triệu cập nhật ứng dụng. 48.000 ứng dụng bị gỡ bỏ do sử dụng “tính năng ẩn hoặc chưa được báo cáo”; 150.000 ứng dụng bị gỡ bỏ vì spam hay sao chép ứng dụng khác; 215.000 ứng dụng bị gỡ bỏ vì thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng hoặc vi phạm quyền riêng tư; 95.000 ứng dụng bị gỡ bỏ do lừa đảo, thông thường họ thay đổi sang loại ứng dụng khác như cờ bạc, khiêu dâm. 470.000 tài khoản bị vô hiệu hóa khỏi chương trình nhà phát triển vì lừa đảo.
Ngoài ra, tháng trước, Apple từ chối 3,2 triệu lượt tải ứng dụng sử dụng giấy phép doanh nghiệp. Đây là cách mà các doanh nghiệp lớn thường dùng để lách luật App Store nhằm cài đặt ứng dụng nội bộ trên iPhone nhân viên.
>>> Sửa tivi, sửa tivi tại nhà
Hiện tại, vụ kiện giữa Apple và Epic Games đang diễn ra. Nhà sản xuất game Fortnite tố App Store là “khu vườn kín”, gây tổn hại đến các nhà phát triển và Apple phân biệt đối xử với nhiều đối tượng. Epic Games cũng khẳng định quy trình của Apple không hoàn hảo, đôi lúc phê duyệt phần mềm độc hại. Bản thân nhân viên Apple cũng từng thừa nhận quy trình của họ không đủ tốt để ngăn chặn lừa đảo.
Tại phiên xử, Apple cho biết, kết hợp cả 500 nhân viên đánh giá và kiểm tra tự động để xét duyệt gần 5 triệu ứng dụng mỗi năm, từ năm 2017 đến 2019 (đã bao gồm các bản cập nhật), tỷ lệ từ chối từ 33% đến 36%. Sai sót quá nhỏ so với quy mô của App Store.
Apple xem App Store là một phần cơ bản, không thể thay thế trong việc kinh doanh của mình. Đây là cách duy nhất để người dùng cài đặt phần mềm trên iPhone. Luật sư của Apple tranh luận, nếu cho người dùng tải ứng dụng từ bên ngoài App Store theo cách Android đang làm, người dùng sẽ gặp rủi ro bảo mật. Apple không muốn trở thành Android.
Apple cũng công bố một vài số liệu đáng chú ý năm 2020. Theo đó, nhà sản xuất iPhone từ chối gần 1 triệu ứng dụng đệ trình lần đầu tiên; từ chối gần 1 triệu cập nhật ứng dụng. 48.000 ứng dụng bị gỡ bỏ do sử dụng “tính năng ẩn hoặc chưa được báo cáo”; 150.000 ứng dụng bị gỡ bỏ vì spam hay sao chép ứng dụng khác; 215.000 ứng dụng bị gỡ bỏ vì thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng hoặc vi phạm quyền riêng tư; 95.000 ứng dụng bị gỡ bỏ do lừa đảo, thông thường họ thay đổi sang loại ứng dụng khác như cờ bạc, khiêu dâm. 470.000 tài khoản bị vô hiệu hóa khỏi chương trình nhà phát triển vì lừa đảo.
Ngoài ra, tháng trước, Apple từ chối 3,2 triệu lượt tải ứng dụng sử dụng giấy phép doanh nghiệp. Đây là cách mà các doanh nghiệp lớn thường dùng để lách luật App Store nhằm cài đặt ứng dụng nội bộ trên iPhone nhân viên.
>>> Sửa tivi, sửa tivi tại nhà
Hiện tại, vụ kiện giữa Apple và Epic Games đang diễn ra. Nhà sản xuất game Fortnite tố App Store là “khu vườn kín”, gây tổn hại đến các nhà phát triển và Apple phân biệt đối xử với nhiều đối tượng. Epic Games cũng khẳng định quy trình của Apple không hoàn hảo, đôi lúc phê duyệt phần mềm độc hại. Bản thân nhân viên Apple cũng từng thừa nhận quy trình của họ không đủ tốt để ngăn chặn lừa đảo.
Tại phiên xử, Apple cho biết, kết hợp cả 500 nhân viên đánh giá và kiểm tra tự động để xét duyệt gần 5 triệu ứng dụng mỗi năm, từ năm 2017 đến 2019 (đã bao gồm các bản cập nhật), tỷ lệ từ chối từ 33% đến 36%. Sai sót quá nhỏ so với quy mô của App Store.
Apple xem App Store là một phần cơ bản, không thể thay thế trong việc kinh doanh của mình. Đây là cách duy nhất để người dùng cài đặt phần mềm trên iPhone. Luật sư của Apple tranh luận, nếu cho người dùng tải ứng dụng từ bên ngoài App Store theo cách Android đang làm, người dùng sẽ gặp rủi ro bảo mật. Apple không muốn trở thành Android.