Sữa mẹ cũng ...kém chất lượng?

dALo

Kẻ lang thang đi ngang cuộc đời ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2011
Bài viết
4.051
Trong quá trình thăm khám dinh dưỡng, bác sĩ vẫn hay nhận được những lo lắng của các bà mẹ kiểu như: “Con tôi đòi bú liên tục, chắc tại tôi ít sữa nên tôi phải cho bé bú giặm bình thêm”, “Tôi nhiều sữa nhưng con tôi lên ký chậm, chắc tại sữa tôi nóng?”, “Không biết có phải sữa tôi bị chua không mà con tôi bú xong đi tiêu nhiều lần và phân có mùi chua lắm”... Sự thật của những than phiền trên là gì, có phải sữa mẹ cũng có lúc kém chất lượng?





Hiểu đúng để bớt lo

Mẹ ít sữa? Tổ chức Y tế thế giới đã tổng hợp nhiều nghiên cứu và thấy rằng bà mẹ nào cũng đủ sữa nuôi con mình, kể cả những bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Chỉ có những bà mẹ nào suy dinh dưỡng nặng thì mới thiếu sữa nuôi con mà thôi. Trẻ đòi bú nhiều lần là do sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa bò (sữa bình) nên trẻ nhanh đói. Vì vậy, nếu trẻ bú nhiều lần mà tiểu nhiều (trên sáu lần/ngày) và tăng cân trên 125g/tuần thì bà mẹ đủ sữa nuôi con. Cứ cho trẻ bú càng nhiều thì sữa tiết ra càng nhiều. Ngược lại, nếu cho trẻ bú giặm thêm sữa bình thì trẻ bú mẹ ít đi, sữa mẹ vì vậy cũng ít dần.

Sữa mẹ nóng? Những bà mẹ nhiều sữa mà con không lên cân là do trẻ chỉ bú sữa đầu (những dòng sữa đầu tiên có màu trắng trong) thì trẻ đã no rồi, không bú tiếp nữa. Trong khi đó, sữa đầu nhiều nước, ít năng lượng nên trẻ lên cân chậm. Vì vậy những trường hợp này, các bà mẹ vắt bỏ bớt sữa đầu vô ly, rồi cho trẻ bú sữa cuối (là sữa có màu trắng đục), nếu trẻ bú hết bầu vú mà vẫn đói thì cho trẻ uống nốt sữa đầu đã vắt.

Sữa mẹ chua? Trẻ đi tiêu nhiều lần, phân chua cũng là do trẻ chỉ bú sữa đầu, vốn có nhiều đường lactose. Cách giải quyết cũng như với “sữa nóng”.

Như vậy, nói sữa mẹ ít, sữa mẹ nóng hay chua là không đúng, đó là do cho trẻ bú không đúng cách.

Cho trẻ bú mẹ đúng cách

Để giải quyết những vấn đề nói trên, hãy cho trẻ bú mẹ đúng cách như sau:

Cho bé bú mẹ nhiều lần trong ngày, ít nhất là tám lần, bú cả ngày lẫn đêm, mỗi lần bú kéo dài từ 5 – 20 phút. Nếu thời gian bú ngắn hoặc dài hơn mà trẻ bị rối loạn tiêu hoá, chậm lên cân hoặc tăng cân quá nhanh thì cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiểm tra. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh tới sáu tháng tuổi. Mỗi lần phải bú hết một bầu vú và để trẻ tự nhả vú khi no. Bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối, nếu trẻ không bú hết thì vắt bỏ sữa đầu. Sữa còn lại trong bầu vú sau bú nên vắt bỏ, tránh còn thừa sữa sẽ làm sữa dần tiết ít đi. Nếu bú hết một bầu vú mà trẻ còn đòi bú nữa thì cho trẻ bú tiếp bầu bên kia (bữa sau sẽ bú đổi bên). Không nên bú một chút bên này, một chút bên kia vì như vậy trẻ sẽ chỉ bú sữa trong, làm trẻ dễ bị tiêu phân lỏng và không lên cân.

Khi cho trẻ bú, mẹ cần ngồi thẳng lưng, tựa vào ghế nâng trẻ lên chứ không để trẻ trên đùi và cúi người xuống, vì làm vậy mẹ sẽ mệt và trẻ sẽ ngậm vú không tốt. Để trẻ há to miệng mới đưa miệng trẻ ngậm vào núm vú, giúp trẻ ngậm cả quầng thâm của bầu vú, cằm trẻ phải sát vú mẹ, như vậy trẻ mới mút được nhiều sữa, không làm ứ sữa trong bầu vú (có thể gây ápxe) và không làm nứt núm vú của mẹ.
 
×
Quay lại
Top Bottom