Sự thật khủng khiếp về sữa đậu nành đường phố

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.441
Chắc chắn hàng triệu người Việt uống sữa đậu nành đường phố sẽ rất run sợ khi đọc được những thông tin khủng khiếp dưới đây.

t325101.jpg


Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm, Sở Khoa học Công nghệ TP HCM từng phân tích sữa đậu nành đường phố và kết quả mang lại thực sự đáng quan ngại. Hàng loạt vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy, nấm mốc nguy hiểm đều có mặt trong các mẫu sữa đậu nành đường phố với tỷ lệ cao gấp hàng trăm, hàng ngàn lần tỷ lệ cho phép.

Đó là vi khuẩn Bacillus cereus nhiều gấp 900 lần tiêu chuẩn cho phép, vi khuẩn Clostrisdium perfringens gấp 30.000 lần chỉ tiêu cho phép; Vi khuẩn Coliforms, E.coli gấp 250 lần, nấm men, mốc, TPC – sinh vật hiếm khí gấp 6.800 lần.

Ở phía Bắc, rất nhiều trường hợp nhập viện vào Trung tâm Chống độc Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai - vì ngộ độc sữa đậu nành là do tụ cầu vàng gây nên. Sở Y tế Hà Nội xác định, có tới 70% lượng sữa đậu nành bán trên thị trường là do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chế biến.

Ngoài ra, ngộ độc sữa đậu nành còn từ nguồn nguyên liệu làm sữa là đậu bị nấm mốc với các độc tố Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong đậu ẩm mốc rất độc và có thể gây ra ung thư gan.

Việc chế biến sữa thủ công, tay không đeo găng... là nguyên nhân khiến nhiều vi khuẩn có hại có mặt trong sữa đậu nành.

Trước những "dị vật" nguy hiểm xuất hiện trong sữa đậu nành đường phố, thực phẩm vốn xem là tốt cho tất cả mọi người, BS.ThS Lê Thị Hải, Trưởng khoa khám bệnh Viện Dinh dưỡng Quốc gia điểm mặt chỉ tên nguồn gốc xuất xứ của các vi khuẩn này.
- Với "kẻ không mời mà đến" trong sữa đậu nành đường phố là khuẩn tụ cầu vàng, thưa bác sĩ, công đoạn nào mà khuẩn tụ cầu vàng có thể thâm nhập sữa và gây ra tiêu chảy, ngộ độc cho người dùng?

t325102.jpg

BS.ThS Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám bệnh Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

BS.ThS Lê Thị Hải - Trưởng khoa khám bệnh Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Khuẩn tụ cầu vàng vốn có trên da tay của người làm. Tụ khuẩn này sống trong các bàn tay bị mụn nhọt, chín mé, sưng mủ ngoài da. Khi người ta chế biến sữa bằng tay không đi găng thì đương nhiên, tụ cầu vàng sẽ trôi vào sữa thành phẩm trong quá trình sang chiết. Hoặc người ta không đun sôi nước đậu nành để tụ khuẩn vàng chết đi. Nhưng với loại khuẩn này, chúng có khả năng gây độc bằng nội độc tố. Nên cho dù có đun sôi sữa, khi tụ cầu vàng chết đi thì chúng vẫn tiết ra nội độc tố gây nguy hiểm.

Khi uống sữa có tụ cầu vàng, người uống sẽ bị nhiễm khuẩn, đủ liều lượng sẽ bị ngộ độc và đi ngoài.

- Các nhà khoa học còn tìm thấy vi khuẩn E.coli, Coliforms có trong sữa đậu nành đường phố. Nhưng các loại vi khuẩn này vốn sinh sống nhiều trong phân người?
E.coli có trong phân và nguồn nước. Người chế biến sữa không đeo găng tay, đi vệ sinh xong không rửa tay thì lây nhiễm sang sữa là bình thường. Coliform cũng là loại vi khuẩn có trong phân người, phân động vật. Quá trình lây nhiễm cũng tương tự. Nếu sữa được đun sôi có thể giết được các vi khuẩn này, nhưng nếu chúng thâm nhập trong quá trình sang chiết sữa thành phẩm thì sao?

frumy1240568106.jpg


Rồi dụng cụ nhiễm khuẩn. Đặc biệt là nguồn nước dùng làm sữa là nước giếng, nước không hợp vệ sinh như nước ao hồ sông ngòi, nước giếng khoan ở gần nhà vệ sinh... thì chắc chắn là nhiễm khuẩn.

- Người tiêu dùng còn lo ngại về chất lượng đỗ làm sữa đậu nành là từ đỗ mốc, đỗ cũ. Đỗ này làm nguyên liệu đầu vào thì sẽ có nguy cơ gì, thưa bà?

Một điều chắc chắn là đỗ đã bị mốc thì sữa uống không còn thơm, ngon nữa. Đỗ mới làm sữa rất thơm, ngậy. Còn sữa đã mốc rồi thì không thơm, không đặc, uống có mùi hôi. Còn nguy cơ cao nữa khi đỗ đã bị mốc, nếu uống số lượng lớn sẽ bị tiêu chảy. Nguy cơ lâu dài là tất cả các thức ăn mốc đều gây ra ung thư.

- Với những dị vật trên thì sữa đậu nành đường phố quả là ổ dịch tiềm ẩn cho tất cả mọi người và chúng ta không nên uống sữa đậu nành nữa khi có tới 70% sữa đậu nành bán trên thị trường có xuất xứ từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công, nhỏ lẻ?

Với thức ăn đường phố, không chỉ riêng sữa đậu nành, mà còn bún, phở... đều có nguy cơ gây ngộ độc cao. Bây giờ đụng đến cái gì mà không vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, những người lao động nghèo, xưởng sản xuất trong ngõ ngách... lấy đâu ra vệ sinh? Dụng cụ chứa sữa bằng nhựa, thùng đựng sơn độc hại... người ta vẫn đang dùng. Nhưng chẳng cơ quan nào đủ sức đi kiểm tra hết vì quá nhiều cơ sở nhỏ lẻ.

vtc_296971_chaikgnap.jpg


Theo tôi, nếu có thời gian mọi người nên tự làm sữa đậu nành và uống hằng ngày. Nếu không, hãy mua sữa của các hãng uy tín, có hệ thống máy móc khép kín, có thiết bị tiệt trùng...
Sữa đậu nành luôn tốt cho tất cả mọi người, nhất là với người già, phụ nữ ngoài 40 tuổi vì sữa có hàm lượng canxi cao, chất đạm nhiều. Đặc biệt là có chất nội tiết tố từ nguồn gốc thực vật rất tốt cho phụ nữ.

Nam giới uống sữa đậu nành cũng rất tốt, vì có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu thấy sữa này không ảnh hưởng gì đến nam giới. Ở Inđônêxia có món tempe, làm từ sữa đậu nành lên men, người dân ăn uống hàng ngày mà không có ảnh hưởng gì đến nam giới.

Sua%20dau%20nanh21-04.jpg


Những vụ ngộ độc tập thể do uống sữa đậu nành
14h ngày 13/3/2007, sau buổi ăn nhẹ (uống sữa đậu nành), nhiều học sinh bán trú Trường Thực hành Sư phạm Sóc Trăng kêu đau bụng và nôn mửa. Nhân viên y tế của trường lập tức cho các học sinh uống thuốc tiêu nhưng vẫn không thuyên giảm, nhiều em học sinh khối lớp 4 càng thấy khó thở. Nhà trường đã cấp tốc chuyển gần 20 em có triệu chứng nặng vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Mỹ Xuyên. Đến khoảng 17h, nhiều em đã xuất viện, chỉ còn 4 em phải nằm lại để theo dõi. Ban Giám hiệu Trường Thực hành Sư phạm Sóc Trăng xác định nguyên nhân gây ngộ độc là do uống sữa đậu nành.
9/9/2009: 83 học sinh tiểu học Trường Tân Vĩnh Hiệp A, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ngộ độc sữa đậu nành. Hơn 20 em được phụ huynh đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, 15 em được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện Đa khoa huyện Tân Uyên. Còn 49 em khác được đưa vào Trạm y tế xã Tân Vĩnh Hiệp. Trong ngày, nhiều em đã dần hồi phục sức khỏe và được bác sĩ cho về

Theo VTC
 
Sợ wa
Zay mà ngày nào mình cũng uống sữa.
Không uống không chịu được:KSV@02::KSV@17::KSV@18:
 
hên hồn em chưa uống sữa ngoài đg` như vậy bao zờ, chỉ có đặt chỗ uy tín cho người ta làm thui :KSV@09: thík sữa đậu nành lắm kơ:KSV@10:
màk đâu fải chỉ sữa đậu nành, ngay cả " sâm thơm ngon bổ dg~ " cũng rợn lém kơ
hix zờ kái zì kũng độc ~> chết mất thui :KSV@16:
 
ui zời ơi
Mấy cái này bây giờ là chuyện thường rùi
Xem mấy cái thịt heo mới ghê
Tởm
Ôi cái xã hội ...
 
Ặc em có vài bữa cũng uống rùi. Bị tiêu chảy ùi.:KSV@19: Chắc nguyên nhân là ở đây:KSV@17:
Em lạy, ko uống nữa đâu:KSV@15:
 
Về kêu mẹ làm sữa đậu nành cho uống thôi . Chứ e vái cái kiểu làm sữa thế này :KSV@13:
 
Chày ay!!!:KSV@17: mình đã từng uống rùi.
Đọc xong chỉ muốn nói một câu.......:KSV@13:
:KSV@06:" Em xin thề từ nay không dám uống sữa đậu nành ngoài đường nữa"
 
eo ........ :KSV@16: may mà mình không uống cái này bao giờ ........ vì không thích mà :KSV@07:
 
bánh bao sao không giám ăn ngon mừ hihi tớ thích nhất món bánh bao đấy :KSV@12:
 
nhà bạn mình cũng làm sữa đậu nành! mình thấy rất vệ sinh! mình ghiền món này lắm!:KSV@05:
Các bạn nên chon uống ở những nơi mình thấy người ta làm ý!
uống sữa đậu nành rất ngon và bổ!:KSV@06:
ôi thèm wá!:KSV@04:
 
her... đọc xong mún hết uống sữa lun... thui tự ở nhà làm uống hay mua chai đóng sẵn của máy nhãn hàng có uy tính uống thui... chứ uống lung tung.. ko khéo ko bổ dưỡng j hết mà bịnh thêm...
 
Kinh quá - Hình ảnh chế biến sữa đậu nành “Đường Phố”

Hồi trước mình hay uống sữa đậu nành nóng lắm. Giờ nhìn những hình ảnh này. Kinh wa!!! Hình ảnh chế biến đậu nành Nhãn hiệu " Đường phố" đây nè mọi người:
Hẳn những người có thói quen uống sữa đậu nành làm thủ công khó có thể tưởng tượng thứ mình vừa uống vào được chế biến kinh khủng như thế này.

Dùng chậu nhựa cáu bẩn, que gỗ, tay trần sục vào chậu, khay xay đậu tương… là những hình ảnh "quen thuộc" trong công đoạn chế biến sữa đậu nành thủ công. VTC News đã ghi lại được những hình ảnh "ghê người" này ở một số cơ sở chế biến đậu nành tại quận 5, 6, 11, 8, Tân Bình, Tân Phú… TP.HCM.
Mỗi ngày có khoảng hàng vạn lít sữa không bảo đảm ATVSTP được cung cấp rộng rãi trên thị trường.

Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_001.jpg


Bất kỳ xó xỉnh bẩn thỉu nào cũng có thể trở thành
mặt bằng sản xuất sữa đậu nành đường phố.


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_002.jpg



Bắt đầu chế biến. Nhìn "công nghệ" này,
nhiều người sẽ nhầm tưởng làm thức ăn cho heo.


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_003.jpg




Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_004.jpg


Chậu bẩn, tay đen nhẻm vô tư nhúng, đảo.


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_005.jpg


Tiếp tục "nhồi" vi khuẩn vào nước đậu


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_006.jpg


Xong 1 lố, chuẩn bị làm tiếp lố thứ 2


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_007.jpg


Rồi thì nước sữa cũng… trắng trẻo, không biết bằng cách nào?


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_008.jpg


Sữa đã làm xong. Chiếc cối xay dính đầy bột bẩn nhưng không được rửa
để lại bắt đầu làm lô hàng mới vào sáng mai.


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_009.jpg


Sữa được mang ra các vỉa hè, chợ cóc…


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_010.jpg


Những dòng sữa "trắng tinh, ngọt ngào" được rót ra cho khách.


Nhin-anh-nay-ai-con-dam-uong-sua-dau-nanh_Tin180.com_011.jpg

… Và nằm ngon lành trên sạp đợi những "nạn nhân" tiếp theo.


 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
:KSV@16::KSV@16::KSV@16: ko phải chớ, ghê wa má ơi, thề từ nay ko đụng 1 giọt đậu nành nào nữa XIN THỀ XIN THỀ XIN THỀ. Mai phải đổi tên nó thành "Đậu nạn" mới đc:KSV@19:
 
Mình chỉ nói 1 câu thui : ĐẠI TỞM. Theo mình k chỉ trong khâu chế biến đậu mang lại nguy hại sâu sắc cho những ai " nhâm nhi" vào nằm vài tuần tại bệnh viện khoa tiêu chảy cấp màk trong cái chai kia liệu người ta có súc qua loa rồi đổ rụp sữa đậu nành vào k nữa. Vậy là sữa đậu nành đã độc còn độc hơn gấp vạn:KSV@08:ui ui choáng wá. Tốt nhất theo mình là tự chế biến sữa đậu nành. Hơi mất thời jan 1 chút thui, nhưng bạn sẽ được sữa đậu nành tự bạn làm ra ( mong là bạn làm hợp vệ sinh ).Vừa ngon, sạch , bổ màk còn hợp khẩu vị nữa chứ. Mình sẽ chỉ bạn cách làm:
:KSV@02::KSV@02::KSV@02::KSV@02::KSV@02::KSV@02::KSV@02::KSV@02:

Bạn có thể làm sữa đậu nành với 100% là đậu nành; nhưng để tăng thêm hương vị, có thể cho thêm lạc (đậu phộng), đậu xanh hoặc mè rang, tùy ý.
Sau đây là công thức thực hiện sữa đậu nành tại nhà với một ít lạc (đậu phộng) giúp tăng thêm vị béo của món sữa:
Nguyên liệu:
300g đậu nành khô; 50g lạc (đậu phộng) rang; 4 lít nước; 1 bó lá dứa.
sua.jpg
Cách làm:

1. Chuẩn bị:

- Đậu nành khô nhặt bỏ hạt sâu, mọt, cho vào nước lạnh. Ngâm đậu trong khoảng 8 giờ.

- Vo lại cho sạch, xả nước thật kỹ cho đến khi nước trong. Vớt đậu ra để ráo.

2. Xay đậu:

- Cho đậu vào máy xay, vừa xay vừa cho nước vào từ từ.

- Khi đậu nhuyễn, cho tất cả vào túi vải, vắt kỹ để lấy phần nước đậu.

- Có thể xay thêm lần nữa để vắt hết nước sữa đậu.

3. Nấu sữa:

- Cho nước sữa đậu vào nồi. Lá dứa rửa sạch, cột thành bó, cho chung vào nồi nước sữa đậu.

- Nấu sữa cho sôi khoảng 10 phút, vừa nấu vừa khuấy đáy nồi để không bị khét. Chú ý không để sữa sôi mạnh dễ bị trào.

Sữa đậu nành nấu xong có thể dùng nóng hoặc để nguội, cho vào tủ lạnh, dùng chung với đường (hoặc không) đường tùy thích.

Cần lưu ý chế biến xong chỉ dùng trong ngày, vì đây là loại thức uống dễ bị hỏng. Nếu muốn để lại, cần phải trữ lạnh đúng cách, để sữa giữ được chất lượng và hương vị ban đầu. Độ lạnh cần thiết là từ 3 đến 5ºC.

Ngoài ra, tuy đây là loại thức uống có lợi cho sức khỏe nhưng cũng không nên dùng quá ½ lít sữa đậu nành mỗi ngày. Khi nấu cần để sữa sôi kỹ, nếu không có thể gây cồn cào, buồn nôn hoặc đau bụng, tiêu chảy.

Các nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành bổ dưỡng gần bằng sữa bò tươi. Sữa đậu nành không đường là nguồn cung cấp hoàn hảo loại đạm chất lượng cao, isoflavone và các vitamin nhóm B.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những thực phẩm làm từ đậu nành nguyên chất còn giàu axit béo Omega - 3 có lợi cho tim mạch. Bên cạnh đó Isoflavone trong sữa đậu nành giúp làm giảm lượng LDL (cholesterol "xấu"), có khả năng chống loãng xương, chống lại một số dạng ung thư, giảm mất thăng bằng về hóc môn sau mãn kinh ở phụ nữ có tuổi.
Ở Việt Nam, sữa đậu nành thường được làm bằng phương pháp thủ công, bán khắp nơi từ lề đường cho đến trong các quán xá, có thể uống cả nóng và lạnh. Tuy nhiên, các loại sữa đậu nành được chế biến thủ công đôi khi không đảm bảo vệ sinh nên người tiêu dùng chưa thật sự yên tâm sử dụng.
Loại sữa đậu nành sản xuất theo quy trình công nghiệp, với dạng chai hoặc đóng hộp, cũng thơm ngon, thu hút một lượng khách hàng khá lớn nhờ tính tiện dụng và khá an toàn. Một số nhà sản xuất còn thêm canxi, các loại vitamin và hương vị như vani, chocolate vào sản phẩm sữa đậu nành để làm phong phú thêm sản phẩm của mình. Khuyết điểm của các loại sữa đậu nành sản xuất công nghiệp là thường không giữ được hương vị tự nhiên và luôn có chất bảo quản.

Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là tự làm sữa đậu nành tại nhà với các dụng cụ nhà bếp đơn giản. Nếu gia đình bạn có máy chuyên làm sữa đậu nành thì chỉ cần mua đậu về, ngâm một đêm, sau đó chà rửa sạch và cho đậu nành vào máy, đổ nước vào, chờ khoảng 10 đến 15 phút sau là bạn đã có sữa đậu nành để dùng.

Chúc các bạn uống sữa đậu nành ngon miệng màk mình tự làm ra. Các bạn gái còn làm bọn con trai lác mắt về tài nội trợ của mình nữa chứ. Chúc thành công
:KSV@12::KSV@12::KSV@12::KSV@12::KSV@12::KSV@12::KSV@12::KSV@12:
P/S: Mình làm thử òi, ngon lắm ế
 
×
Quay lại
Top Bottom