- Tham gia
- 2/1/2013
- Bài viết
- 24
Không có cái gì trên thế giới này lại không tồn tại trong một không gian và thời gian riêng của mình. Một tác phẩm văn học, hay nói đúng hơn là một cốt truyện cũng vậy. Không gian là điểm tựa cho thời gian tồn tại, giống như một nhu cầu sống. Chính vì thế khi tìm hiểu một tác phẩm, sẽ thiếu sót biết dường nào nếu ta không thấy được không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm đó. Tùy theo tính chất của từng tác phẩm mà tác giả có cách thể hiện hai yếu tố này khác nhau. Với “Nam tước trên cây”, tư duy đặc biệt gói trọn trong tư tưởng và tâm thế của con người cô đơn lại càng được không – thời gian chuyển tải vấn đề một cách nghệ thuật và đầy ám ảnh.
Trở lại với chủ nghĩa hậu hiện đại, ta thấy sự xuất hiện của yếu tố đã ảnh hưởng đến tất cả mọi hình thức văn học. Những quy ước, mô phạm trước đó không còn mang tính chất ràng buộc đối với các nhà văn. Đôi khi ta bắt gặp những trang viết lỏng lẻo trong liên kết về ý tưởng, sự đa nghi hoang tưởng, những phát ngôn thiếu tính logic…Những dấu vết như thế xuất hiện thường xuyên và gây nhiều sửng sốt về văn chương hư cấu đương đại. Điều này giống như Barry Lewis từng nghiên cứu và phát biểu: “Trong văn chương hư cấu của (những nhà văn hậu hiện đại)…hầu như mọi sự việc và con người đều hiện hữu trong một trạng thái bị bóp méo và làm sai lệch tận gốc rễ đến nỗi không còn cách nào xác định được chúng đã xuất phát từ những điều kiện nào trong thế giới hiện thực…”[1].
Thông qua phạm trù hình thức nghệ thuật là không gian, thời gian tác giả thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Chính Italo Calvino cũng đã từng chia sẻ trong tiểu luận văn chương của mình về việc có hai loại thời gian: “trước hết là một ý tưởng về loại thời gian chính xác, gần như là một giây phút hiện tiền tuyệt đối khách quan”; sau đó là “một ý tưởng về loại thời gian được xác định bởi ý muốn, trong đó tương lai mang tính cách bất khả cải hoán cũng như quá khứ”; và cuối cùng là “một thời gian đa tầng và đa chi”[2]. Soi chiếu những vấn đề lý thuyết trên vào tiểu thuyết “Nam tước trên cây” mang đậm phong cách hậu hiện đại của Calvino, người đọc nhận ra những sự tương tác giữa nội dung và nghệ thuật biểu hiện, trong đó không – thời gian là chìa khóa để mở ra bức tranh con người cô đơn nhiều ngụ ngôn và lôi cuốn.
Trong “Nam tước trên cây” ta có thể nhận thấy có hai chiều không gian. Đó là không gian của những cuộc hành trình và không gian mang tính chất huyền ảo. Với không gian trải qua những cuộc hành trình, tác giả đã tạo cho nhân vật của mình rất nhiều những khoảng không gian khác nhau, nó cho thấy tính chất phiêu lưu trong tác phẩm, đồng thời thể hiện một cách hoàn chỉnh dụng ý của Calvino khi xây dựng nên bối cảnh chung cho câu chuyện diễn ra. Thông qua những khoảng không gian trên cây luôn được dịch chuyển người đọc có thể thấy được tính chất phiêu lưu, một môi trường của sự dấn thân và trải nghiệm để tìm ra chân lý của chính cuộc đời mình. Từ lời hứa không chạm chân xuống đất của Cosimo cũng đồng nghĩa với việc không gian trong câu chuyện cũng được nhìn một cách khác biệt, bằng sự “thăng lên” qua lời kể trần thuật của cậu em trai. Không gian ấy luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cosimo làm sao cho có thể tự do đối với thế giới nhưng vẫn thuộc về thế giới. Đồng thời nó cũng có thể là sự cô độc nhưng vẫn có sự gặp gỡ, giao lưu một cách thường xuyên. Chính vì thế mà không gian tồn tại trong tiểu thuyết cũng mang theo những ý nghĩa hết sức mật thiết với nghịch lý đời sống và khát vọng khám phá của Cosimo.
[Trích https://nhanambook.wordpress.com/20...en-tai-nguoi-co-don-trong-nam-tuoc-tren-cay/]
hoặc https://linkhay.com/u/NhaNam
Trở lại với chủ nghĩa hậu hiện đại, ta thấy sự xuất hiện của yếu tố đã ảnh hưởng đến tất cả mọi hình thức văn học. Những quy ước, mô phạm trước đó không còn mang tính chất ràng buộc đối với các nhà văn. Đôi khi ta bắt gặp những trang viết lỏng lẻo trong liên kết về ý tưởng, sự đa nghi hoang tưởng, những phát ngôn thiếu tính logic…Những dấu vết như thế xuất hiện thường xuyên và gây nhiều sửng sốt về văn chương hư cấu đương đại. Điều này giống như Barry Lewis từng nghiên cứu và phát biểu: “Trong văn chương hư cấu của (những nhà văn hậu hiện đại)…hầu như mọi sự việc và con người đều hiện hữu trong một trạng thái bị bóp méo và làm sai lệch tận gốc rễ đến nỗi không còn cách nào xác định được chúng đã xuất phát từ những điều kiện nào trong thế giới hiện thực…”[1].
Thông qua phạm trù hình thức nghệ thuật là không gian, thời gian tác giả thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Chính Italo Calvino cũng đã từng chia sẻ trong tiểu luận văn chương của mình về việc có hai loại thời gian: “trước hết là một ý tưởng về loại thời gian chính xác, gần như là một giây phút hiện tiền tuyệt đối khách quan”; sau đó là “một ý tưởng về loại thời gian được xác định bởi ý muốn, trong đó tương lai mang tính cách bất khả cải hoán cũng như quá khứ”; và cuối cùng là “một thời gian đa tầng và đa chi”[2]. Soi chiếu những vấn đề lý thuyết trên vào tiểu thuyết “Nam tước trên cây” mang đậm phong cách hậu hiện đại của Calvino, người đọc nhận ra những sự tương tác giữa nội dung và nghệ thuật biểu hiện, trong đó không – thời gian là chìa khóa để mở ra bức tranh con người cô đơn nhiều ngụ ngôn và lôi cuốn.
Trong “Nam tước trên cây” ta có thể nhận thấy có hai chiều không gian. Đó là không gian của những cuộc hành trình và không gian mang tính chất huyền ảo. Với không gian trải qua những cuộc hành trình, tác giả đã tạo cho nhân vật của mình rất nhiều những khoảng không gian khác nhau, nó cho thấy tính chất phiêu lưu trong tác phẩm, đồng thời thể hiện một cách hoàn chỉnh dụng ý của Calvino khi xây dựng nên bối cảnh chung cho câu chuyện diễn ra. Thông qua những khoảng không gian trên cây luôn được dịch chuyển người đọc có thể thấy được tính chất phiêu lưu, một môi trường của sự dấn thân và trải nghiệm để tìm ra chân lý của chính cuộc đời mình. Từ lời hứa không chạm chân xuống đất của Cosimo cũng đồng nghĩa với việc không gian trong câu chuyện cũng được nhìn một cách khác biệt, bằng sự “thăng lên” qua lời kể trần thuật của cậu em trai. Không gian ấy luôn nằm trong tầm kiểm soát của Cosimo làm sao cho có thể tự do đối với thế giới nhưng vẫn thuộc về thế giới. Đồng thời nó cũng có thể là sự cô độc nhưng vẫn có sự gặp gỡ, giao lưu một cách thường xuyên. Chính vì thế mà không gian tồn tại trong tiểu thuyết cũng mang theo những ý nghĩa hết sức mật thiết với nghịch lý đời sống và khát vọng khám phá của Cosimo.
[Trích https://nhanambook.wordpress.com/20...en-tai-nguoi-co-don-trong-nam-tuoc-tren-cay/]
hoặc https://linkhay.com/u/NhaNam