Sự chọn lựa đúng: Không buộc phải làm!

meo208

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2011
Bài viết
88
Sự chọn lựa đúng: Không buộc phải làm!


25108.jpg
Thế là chỉ trong bảy ngày, tôi không nói “Mình phải làm” nữa, và tôi thực sự cảm thấy dễ chịu hơn với những quyết định của mình. Tôi học được rằng trong cuộc sống, hóa ra có rất ít việc mà tôi thực sự BUỘC PHẢI LÀM.
Bởi vì tôi, cũng như bạn, khi quyết định làm những việc nhất định nào đó, chúng ta cho rằng như thế là tốt nhất, như thế là quan trọng hơn, sẽ ý nghĩa hơn… Nhưng khi bạn bỏ cụm từ “Mình phải làm”, thì bạn sẽ nắm quyền kiểm soát
Một người đàn ông kể lại rằng trong khi anh ta đang lái xe trên một con đường dài và vắng tanh, chẳng có ai, thì gặp một đoạn đường dài khoảng 65 dặm vẫn còn chưa lát. Nhưng anh ta vẫn muốn đi tiếp để xem buổi lễ hội khiêu vũ của người da đỏ Hopi ở bang Arizona. Thế nhưng thật không may, sau khi xem xong lễ hội, anh quay lại lấy ô tô để ra về thì thấy một bánh xe bị xịt. Anh lắp chiếc bánh xe dự trữ vào, và vì không yên tâm với chặng đường gập ghềnh sắp phải đi, nên anh lái tới trạm sửa xe duy nhất ở khu sinh sống của người Hopi.
- Xe bị xẹp lốp, các anh có sửa không? – Anh ta hỏi một nhân viên ở đó.
- Có, chúng tôi sửa được – Nhân viên trả lời.
- Các anh lấy bao nhiêu tiền? – Du khách hỏi.
Anh nhân viên nháy mắt, đáp:
- Bao nhiêu tiền thì có khác gì không?
Tình huống này được gọi là “sự lựa chọn của Hobson”. Lựa chọn của Hobson là tình cảnh mà người ta buộc phải chấp nhận bất kỳ điều gì mà đối phương đưa ra, hoặc là chẳng được gì cả.
Theo Barbara Berliner (Cuốn sách của những lời giải đáp), thì cụm từ này sinh ra theo trường hợp của doanh nhân Thomas Hobson từ thế kỷ thứ 16. Ông này phải thuê ngựa theo vòng luân phiên nghiêm ngặt, mà theo đó, khách không được chọn ngựa – đó là “lựa chọn của Hobson”.
Thế nhưng, trong thực tế, ở hầu hết các trường hợp, thì chúng ta đều có lựa chọn, và lựa chọn của chúng ta có tạo nên sự khác biệt. Có thể không phải lúc nào bạn cũng tin như thế. Nhiều người có thể cảm thấy, hoặc cứ cố cảm thấy rằng mình chẳng có lựa chọn nào khác (như thế cũng dễ đổ lỗi cho hoàn cảnh hơn), nhưng hầu như luôn luôn có lựa chọn cho mỗi vấn đề. Và khi chúng ta nhận ra rằng, hầu hết mọi thứ chúng ta làm, là do chính chúng ta chọn, thì chúng ta có thể kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn, theo cách tích cực hơn.
“Những gì xảy đến với bạn trong cuộc sống, chúng quan trọng hay không quan trọng là do cách bạn ứng xử, đánh giá chúng.” (John Homer Miller).
Một người bạn còn “thách thức” tôi thử làm một thí nghiệm để hoàn toàn thay đổi cách nhìn của tôi đối với cuộc sống. “Trong bảy ngày tới” – Anh ấy nói – “Cậu hãy bỏ cụm từ “mình phải làm”, và thay bằng cụm từ “mình chọn cách làm”. Đừng nói là “Đêm nay mình phải làm việc khuya”, mà thay vì thế, hãy nói: “Hôm nay mình chọn cách làm việc khuya”. Khi cậu tự chọn làm gì đó, cậu kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. Thay vì nói: “Mình phải ở nhà”, hãy thử nói “Mình chọn cách ở nhà”. Cách mà cậu sử dụng thời gian của mình là lựa chọn của chính cậu cơ mà. Chính cậu đặt các ưu tiên cho mình cơ mà. Cậu đã tự chọn, cậu có trách nhiệm, cậu có khả năng kiểm soát tất cả”.
Thế là chỉ trong bảy ngày, tôi không nói “Mình phải làm” nữa, và tôi thực sự cảm thấy dễ chịu hơn với những quyết định của mình. Tôi học được rằng trong cuộc sống, hóa ra có rất ít việc mà tôi thực sự BUỘC PHẢI LÀM. Bởi vì tôi, cũng như bạn, khi quyết định làm những việc nhất định nào đó, thì chúng ta cho rằng như thế là tốt nhất, như thế là quan trọng hơn, sẽ ý nghĩa hơn… Nhưng khi bạn bỏ cụm từ “Mình phải làm”, thì bạn nắm quyền kiểm soát.
Bạn hãy thử như thế trong một tuần xem (mà dù sao, đó cũng là lựa chọn của bạn), và nếu bạn thử, hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Tôi muốn cam đoan rằng, bạn sẽ thấy bản thân mình và mọi việc chung quanh thay đổi tốt đẹp hơn, tốt đẹp hơn rất nhiều.




khoinghiep.info
 
5 Điều đặc biệt để tâm khi khởi nghiệp


27104.jpg
Thoát ra khỏi sự kiểm soát của các ông chủ độc đoán và có thể tự đưa ra những quyết định là một trong số những điều thôi thúc chúng ta tạo lập sự nghiệp kinh doanh của riêng mình.
Tuy rằng điều này nghe rất hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng phù hợp với việc tự kinh doanh. Trước khi bạn tiến tới bất kì kế hoạch kinh doanh nào, việc suy xét kĩ lại bản thân và tự trả lời những câu hỏi sau đây là rất quan trọng.
1. Bạn có đủ vốn khởi nghiệp và các khoản thu nhập dự phòng không?
Muốn tạo ra tiền thì trước tiên phải cần tiền, ngay cả khi đó chỉ là một dự án kinh doanh gia đình. Hãy đảm bảo rằng bạn có một quỹ đủ lớn để trang bị ban đầu và tuyên truyền quảng bá trước khi chính thức lao vào kinh doanh. Bạn cũng không nên mong đợi có thể kiếm được thật nhiều lợi nhuận ngay từ những giai đoạn đầu tiên của công việc kinh doanh. Bạn sẽ cần phải dành ra một khoản tiền để chu cấp cho bản thân và gia đình trong thời kì đầu. Bạn cũng nên tham khảo những mối kinh doanh tương tự để biết được họ phải mất bao lâu để bắt đầu làm ăn có lãi.
2. Bạn có khả năng tự thân vận động hay không?
Đây là một phẩm chất mấu chốt để phân biệt một doanh nhân và một người làm thuê. Nếu bạn thuộc tuýp người thích đợi chờ người khác bảo ban cho những gì cần làm thì sẽ dễ dàng cho bạn nếu làm việc cho một công ty của người khác hơn là lập nên công ty của riêng mình. Ngược lại, nếu bạn có khả năng nghĩ ra các ý tưởng mới và có thể biến chúng thành sự thật mà không cần sự tác động của người khác, thì bạn có thể thành công trong sự nghiệp kinh doanh của chính bạn.
3. Bạn có sẵn sàng làm việc nhiều hơn thời gian cần thiết không?
Khi làm việc cho người khác, bạn có một thời gian biểu cụ thể quy định sẵn trong hợp đồng. Khi kết thúc ngày làm việc, bạn có thể tạm quên đi công việc, về nhà và nghỉ ngơi thư giãn. Khi bạn có một công ty riêng, bạn phải gánh trên vai mình một trọng trách lớn hơn và thường cũng phải kết thúc công việc sau những người làm công ăn lương khác hàng giờ đồng hồ. Ở đây không đề cập việc nào là “đúng” hay “sai” mà chỉ là một câu hỏi giúp bạn nhìn nhận mình kĩ hơn và tìm ra con đường đi đúng đắn nhất cho mình.
4. Gia đình có sẵn sàng ủng hộ bạn hay không?
Có thể bạn có một ý tưởng tuyệt vời cho công việc của mình, nhưng để bắt đầu nó bạn phải chắc chắn rằng gia đình luôn luôn sẵn sàng ủng hộ cho ý tưởng đó của bạn. Khởi nghiệp kinh doanh của riêng mình có thể ẩn chứa rất nhiều rủi ro cũng như yêu cầu quỹ thời gian lớn hơn. Hơn nữa, việc đảm nhiệm nhiều trọng trách đôi khi cũng khiến bạn căng thẳng mệt mỏi.Vậy nên việc người thân yêu, gần gũi nhất với bạn không chỉ chia sẻ tình yêu mà còn chia sẻ tầm nhìn, cổ vũ tinh thần và hiểu rõ những gì bạn cần để đi đến thành công là một điều cực kì quan trọng.
5. Bạn có thực sự đam mê lĩnh vực bạn định kinh doanh?
Để đưa doanh nghiệp của bạn đi đến thành công, bạn phải tự nỗ lực và làm việc vất vả hơn những người làm thuê cho công ty khác rất nhiều. Nếu bạn không thật sự thích việc bạn đang làm thì rất khó có thể tìm được cảm hứng trong công việc – một điều tối cần thiết cho sự nghiệp của bạn. Một doanh nghiệp lí tưởng là nơi mà bạn vừa có thể áp dụng kiến thức sẵn có, vừa khiến bạn yêu thích và hứng thú.
Có một điều mà bạn nên nhớ, làm việc cho một công ty của người khác cũng không tệ chút nào. Nó mang lại rất nhiều lợi ích như công việc được bảo đảm, thu nhập ổn định, thời gian biểu phù hợp và nhiều điều khác nữa. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự sở hữu những phẩm chất của một doanh nhân/doanh chủ và có một ý tưởng xuất sắc dựa trên nền tảng vốn và kinh nghiệm đầy đủ, thì có một sự nghiệp kinh doanh riêng có thể là điều tốt nhất mà bạn nên làm.
Bạn có đam mê, có ý tưởng, có kiến thức, có đầu óc sắp xếp thực hiện… Đừng bỏ phí những điều đó, hãy khởi nghiệp ngay khi có thể!




khoinghiep.info
 
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng rất chú trọng đến ngành Việt Nam học - một ngành học để thế giới biết đến Việt Nam. Chuyên trang Giáo dục - Du học và Hướng nghiệp đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, về ngành Việt Nam học. * Nhiều người cho rằng học tiếng Việt có gì khó! Vậy ý kiến ông như thế nào?

- TS Nguyễn Mạnh Hùng: Không phải vậy, ai nói thế là không hiểu biết về ngành học này. Dạy tiếng Việt cũng như dạy một ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật...) đều có một phương pháp, một vốn sở học, một phong cách sư phạm... Nhưng dạy tiếng Việt đòi hỏi thêm nhiều năng lực bất ngờ khác. Có lần, một sinh viên Nhật Bản hỏi tôi: “Vậy tại sao tiếng Việt không cho phép nối vần như các ngôn ngữ khác.

Ví dụ: “ăn uống”, được đọc rõ thành hai từ mà không được đọc nối vần là “ăn nuống”. Để trả lời, tôi mượn tên mấy ông thầy tôi ra cho có “hồn”. Tôi được các thầy GS Cao Xuân Hạo (đã mất), GS Bùi Khánh Thế (Hiệu phó Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học) dạy rằng giữa hai âm ấy có một âm “tắc họng” có giá trị là một âm vị trông như có cái bóp cổ để “bịt khẩu” khi vừa phát âm ra từ “ăn”, rồi thả tay ra cho phát âm từ “uống”. Tiếng Việt “lạ” nhiều thứ. Do đó mà các nhà ngôn ngữ học quốc tế xếp nó vào vị trí của “ông đại sứ nhóm ngôn ngữ đơn lập”.

* Ngành Việt Nam học của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng không chỉ giảng dạy cho sinh viên trong nước mà còn dành cho sinh viên nước ngoài. Vậy Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã có những sáng kiến gì để đào tạo ngành này một cách bài bản?

- Ngay từ đầu, trường đã tiếp nhận hơn 20 sinh viên người Mỹ chỉ học trong 2 tháng (ngôn ngữ nói) và sau đó là các nhóm sinh viên Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan nhưng cũng chỉ học ngắn hạn.

Tuy nhiên, qua chương trình hợp tác đào tạo với Nhật và Hàn Quốc; Khoa Việt Nam học, chuyên ngành ngữ văn truyền thông đại chúng đã tiếp nhận các sinh viên ĐH Quốc tế Osaka, ĐH Osaka... đến trường học với sinh viên Hồng Bàng trong một hoặc 2 năm để hoàn tất một cụm tín chỉ về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử. Từ đó sinh viên được nâng cao ngôn ngữ giao tiếp qua các tình huống thực tế hoặc mô phỏng tại lớp.

* Nhà trường có những hỗ trợ gì cho sinh viên của ngành học này không?

- Trường đã cấp học bổng toàn phần (ở, học và phụ cấp) cho 3 sinh viên Cuba được Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Cuba ký kết hợp tác. Đây là nhóm sinh viên đầu tiên được Cuba chấp thuận cho nước ngoài cấp học bổng mà nước ngoài đầu tiên chính là VN, thông qua Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Những sinh viên đang học năm thứ 3 và năm thứ 4 hoàn toàn bằng tiếng Việt với chương trình cử nhân ngữ văn truyền thông đại chúng (Việt Nam học).

Chương trình này đang áp dụng cho một số nước, trong đó có Mỹ, Pháp, Hà Lan... Ngoài ra, ngôn ngữ bắt buộc phải học là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và văn chương Hán Nôm để đào tạo hoàn chỉnh.

* Ông có thể cho biết thêm về tình hình tuyển sinh năm nay của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng?

- Tình hình ổn định như các trường dân lập, tư thục khác trên cả nước. Chỉ tiêu đề ra gần đạt. Hiện nay, trường đang tiếp tục tuyển sinh nguyện vọng 3 với chỉ tiêu khoảng gần 420 sinh viên ĐH và CĐ. Ngoài ra, nhà trường được phép tuyển thêm khoảng 2% đến 3%.

* Trường quan tâm nhóm ngành nào cho nguyện vọng 3?

- Nhóm ngành nào cũng được quan tâm, từ ngành y, điều dưỡng, kỹ thuật y học... Trung cấp chuyên nghiệp có ba ngành: dược sĩ, y sĩ cổ truyền, y sĩ đa khoa. Ngành kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp (thời trang, trang trí, hoạt hình manga-comic, tạo dáng, tạo hình). Ngành kinh tế có các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán -kiểm toán. Ngành sinh học môi trường với nhiều chuyên ngành và có cả một khu du lịch sinh thái để sinh viên trồng rau sạch tại khu Bảo Lộc (Lâm Đồng).

khoinghiep.info
 
×
Quay lại
Top Bottom