- Tham gia
- 5/3/2010
- Bài viết
- 1.776
Tôi tin rằng, ít nhất đến một mức độ nào đó, chúng ta có thể tập cách kiểm soát thái độ của mình. Và vấn đề là – nếu chúng ta không kiểm soát thái độ sống của mình, thì chúng chắc chắn lại kiểm soát chúng ta.
Có câu chuyện kể về một bác nông dân quyết định “nắm quyền quyết định” cách suy nghĩ của mình. Bác ấy làm điều đó bằng cách luôn nghĩ đến những điều đáng thích thú và biết ơn. Bác nông dân thấy rằng như vậy, bác ấy có nhiều năng lượng hơn để giải quyết các vấn đề của mình, và xử lý cả những việc cần bác ấy chú ý nữa.
Thế nhưng, cách suy nghĩ của một người hàng xóm của bác ấy thì hoàn toàn khác biệt.
Vào một buổi sáng trời ấm áp, bác nông dân kêu lên:
- Nhìn xem bầu trời đẹp chưa kìa! Chị đã bao giờ thấy một buổi bình minh rực rỡ đến thế này chưa?
Nhưng người hàng xóm cau mặt:
- Khéo rồi sẽ nóng quá, đến mức cháy hết cả đất đai, làm sao mà trồng lúa được.
Đến chiều, trời đổ mưa. Bác nông dân bình luận:
- Thế có tuyệt vời không cơ chứ! Mẹ Thiên Nhiên hôm nay cho cánh đồng ngô uống nước miễn phí.
- Rồi xem, nếu mà mưa không sớm ngừng lại ấy à – Người hàng xóm chua chát nói – Thì chúng ta sẽ phải ước giá như mình đã mua bảo hiểm lũ lụt cho vụ mùa đấy.
Và cứ như thế.
Cho rằng mình có thể “truyền” được một chút thích thú và yêu đời sang cho bà hàng xóm khó tính, nên bác nông dân mua một chú chó rất lạ.
Nó không phải là loài chó thông thường, mà là con chó cực kỳ tài năng, đắt giá và được huấn luyện đặc biệt. Nó có thể thực hiện những việc tưởng chừng như không thể, và bác nông dân nghĩ là chắc chắn đến cả người hàng xóm cũng sẽ ngạc nhiên. Cho nên, bác mời người hàng xóm tới xem chú chó biểu diễn.
“Nhặt về đây nào!” – Bác nông dân ra lệnh và quăng một khúc cây ra hồ nước. Khúc cây này trôi ra xa một khoảng trên mặt nước gợn sóng. Chú chó lao theo, nhảy thoăn thoắt TRÊN mặt nước, và lấy khúc cây về.
“Chị thấy thế nào?” – Bác nông dân mỉm cười hỏi.
“Hmmm” – Người hàng xóm cau mày – “Nó không biết bơi, đúng không?”.
Tôi không muốn mình có vẻ là một người lạc quan thái quá, nhưng tôi nhất trí với Paul Harvey, một người đọc bản tin trên đài phát thanh, khi ông ấy nói rằng ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy một đài kỷ niệm nào được dựng lên cho một người tiêu cực. Một thái độ lạc quan thường có thể tạo ra sự khác biệt giữa hạnh phúc và khốn khổ, giữa sức khỏe và bệnh tật, và thậm chí là giữa sống và chết.
Hẳn là Tiến sĩ Viktor Frankl cũng đồng ý như vậy. Trong cuốn sách của mình, ông đã khẳng định rằng tất cả mọi điều đều có thể bị lấy đi khỏi một con người, trừ một thứ. Thứ không bao giờ có thể bị lấy đi chính là sức mạnh để lựa chọn thái độ, trong bất kỳ tình huống nào.
Chúng ta có thể quyết định lựa chọn thái độ cho mình hằng ngày. Đó có thể là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn có. Với riêng tôi, tôi không muốn lựa chọn sai.
Đặng Mỹ Dung (dịch)
Có câu chuyện kể về một bác nông dân quyết định “nắm quyền quyết định” cách suy nghĩ của mình. Bác ấy làm điều đó bằng cách luôn nghĩ đến những điều đáng thích thú và biết ơn. Bác nông dân thấy rằng như vậy, bác ấy có nhiều năng lượng hơn để giải quyết các vấn đề của mình, và xử lý cả những việc cần bác ấy chú ý nữa.
Thế nhưng, cách suy nghĩ của một người hàng xóm của bác ấy thì hoàn toàn khác biệt.
Vào một buổi sáng trời ấm áp, bác nông dân kêu lên:
- Nhìn xem bầu trời đẹp chưa kìa! Chị đã bao giờ thấy một buổi bình minh rực rỡ đến thế này chưa?
Nhưng người hàng xóm cau mặt:
- Khéo rồi sẽ nóng quá, đến mức cháy hết cả đất đai, làm sao mà trồng lúa được.
Đến chiều, trời đổ mưa. Bác nông dân bình luận:
- Thế có tuyệt vời không cơ chứ! Mẹ Thiên Nhiên hôm nay cho cánh đồng ngô uống nước miễn phí.
- Rồi xem, nếu mà mưa không sớm ngừng lại ấy à – Người hàng xóm chua chát nói – Thì chúng ta sẽ phải ước giá như mình đã mua bảo hiểm lũ lụt cho vụ mùa đấy.
Và cứ như thế.
Cho rằng mình có thể “truyền” được một chút thích thú và yêu đời sang cho bà hàng xóm khó tính, nên bác nông dân mua một chú chó rất lạ.
Nó không phải là loài chó thông thường, mà là con chó cực kỳ tài năng, đắt giá và được huấn luyện đặc biệt. Nó có thể thực hiện những việc tưởng chừng như không thể, và bác nông dân nghĩ là chắc chắn đến cả người hàng xóm cũng sẽ ngạc nhiên. Cho nên, bác mời người hàng xóm tới xem chú chó biểu diễn.
“Nhặt về đây nào!” – Bác nông dân ra lệnh và quăng một khúc cây ra hồ nước. Khúc cây này trôi ra xa một khoảng trên mặt nước gợn sóng. Chú chó lao theo, nhảy thoăn thoắt TRÊN mặt nước, và lấy khúc cây về.
“Chị thấy thế nào?” – Bác nông dân mỉm cười hỏi.
“Hmmm” – Người hàng xóm cau mày – “Nó không biết bơi, đúng không?”.
Tôi không muốn mình có vẻ là một người lạc quan thái quá, nhưng tôi nhất trí với Paul Harvey, một người đọc bản tin trên đài phát thanh, khi ông ấy nói rằng ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy một đài kỷ niệm nào được dựng lên cho một người tiêu cực. Một thái độ lạc quan thường có thể tạo ra sự khác biệt giữa hạnh phúc và khốn khổ, giữa sức khỏe và bệnh tật, và thậm chí là giữa sống và chết.
Hẳn là Tiến sĩ Viktor Frankl cũng đồng ý như vậy. Trong cuốn sách của mình, ông đã khẳng định rằng tất cả mọi điều đều có thể bị lấy đi khỏi một con người, trừ một thứ. Thứ không bao giờ có thể bị lấy đi chính là sức mạnh để lựa chọn thái độ, trong bất kỳ tình huống nào.
Chúng ta có thể quyết định lựa chọn thái độ cho mình hằng ngày. Đó có thể là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn có. Với riêng tôi, tôi không muốn lựa chọn sai.
Đặng Mỹ Dung (dịch)