Sống thử sinh thật.
“Sống thử” đã bắt đầu len lỏi và đang hình thành trong cuộc sống của sinh viên hiện nay. Quan niệm tình yêu là cái gì đó trong sáng, thiêng liêng cần được tôn trọng và gìn giữ thì giờ đây không còn được coi trọng như trước nữa. Một bộ phận sinh viên đã bất chấp tất cả để đến sống với nhau như vợ chồng mà không biết rằng bên cạnh những mặt tích cực của cuộc sống đó thì những ảnh hưởng tiêu cực đằng sau đó cũng rất to lớn. Nó ảnh hưởng đến cả sức khoẻ, tâm lý, học tập, làm mất niềm tin vào con người, tình yêu, lý tưởng sống.Vì thế mà chúng tôi đã không đồng tình ngay từ đầu việc sống thử đó.
Không gian của đôi vợ chồng sống thử(Ảnh minh họa)
Đứng trên khía cạnh xét về phong tục truyền thống, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp với mọi nếp sống, mất đi vẻ đẹp quý giá của con người. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng. Đặt biệt trong xã hội phong kiến trước đây điều này được thể hiện rõ nét nhất. Thời điểm lúc xưa các đôi trai gái yêu nhau thật nên thơ và êm đềm, tình yêu ngày xưa cứ như là những câu chuyện tình được thêu dệt nên cho mọi người nghe. Các đôi trai gái ngày xưa yêu nhau với thái độ rụt rè, nhút nhát, “mắc cỡ”, họ cùng có những lý tưởng riêng cho cả hai, cuộc sống sau hôn nhân của họ mỹ mãn và đạt được nhiều điều hay, tiến bộ hơn. Ngày xưa họ quen nhau cũng chỉ bằng ánh mắt đưa tình, bằng tài nghệ tinh hoa, họ tìm hiểu nhau trong thời gian dài và điều họ tộn trọng nhất là “vượt rào”, họ không hề có khái niệm “vượt rào” là gì và nếu có họ cũng không dám “vượt rào”. Bởi vì họ tôn trọng và biết được hậu quả của việc “leo rào” không xin phép ấy. Còn giới trẻ hiện nay thì có xu hướng chung là nếu thích thì yêu, hợp hay không sống thử thì sẽ biết.
Có thể nói “ Sống thử” hiện đang là một xu hướng trào lưu mốt - học đòi
Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình:
diễn ra như thế nào, thái độ của xã hội đối với việc này như thế nào??. Dưới góc nhìn xã hội học,Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình, Viện nghiên cứu xã hội học đã phát biểu rằng tôi luôn luôn không đồng tình với khái niệm sống thử dành cho các bạn sinh viên. Vì đằng sau sống thử là cả một vấn đề phức tạp như là t.ình d.ục và kinh tế. Mà các bạn chưa hề ý thức được nó. Từ đó nó sẽ kéo theo các vấn đề liên quan rắc rối khác. Hơn thế nữa là do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ t.ình d.ục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì cả. Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền, chủ nhiệm khoa tâm lý giáo dục học Việt nam thì: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, phóng túng của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ đã quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu" tốc độ”. Cách đây không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên sống ở khu nhà trọ, tôi thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần ba các bạn “sống thử” trước hôn nhân, hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung". Để nói về sống thử như 1 trào lưu sau đây tôi xin đưa ra một trường hợp cụ thể của một bạn gái được coi là từng trải trong lĩnh vực sống thử. Đó là bạn An là một người dân tộc khá lá xinh xắn vừa bước vào năm thứ nhất đã cặp ngay với một anh chàng. Nàng từ núi xuống, chàng từ quê lên biết và yêu nhau trong vòng 2 tháng đã thuê phòng góp gạo thổi cơm chung. Thế là hàng ngày đi chợ, giặt giũ, nấu nướng, giận dỗi ghen tuông, …đủ cả, thử hỏi thời gian đâu mà học. Vì thế mà bước vào năm 2 cô sơn nữ của lớp tôi trông như 1 bông hoa đã bị hút hết sinh khí. Chẳng biết thế nào mà 2 người gắng gượng được 4 năm đai học. Bốn năm làm vợ chồng hờ thử hỏi sao không tàn được. Nàng thì thi trượt tốt nghiệp, Chàng thì học xong bố mẹ cho vào Sài gòn xin việc. Chúng mình đành chia tay vậy.Và nàng đau khổ đòi uống thuốc tử tự. thế mà chẳng bù cho lúc đầu bạn bè khuyên can, còn tuyên bố hùng hồn:”Sống thử với người yêu như bây giờ là biết đương đầu với thử thách” cuộc sống tạm bợ còn chấp nhận được nhau thì sau này lấy nhau chẳng sợ bất cập lo toan. Thế đó những vấn đề mà liệu có cái viễn cảnh sau này hay không chứ.Vì vậy mà phải thừa nhận rằng việc sống thử chỉ vì chạy theo trào lưu của các sinh viên như hiện nay là 1 việc hết sức sai lầm trong suy nghĩ và thật đáng lo ngai bởi hậu quả của nó.
Sống thử khi "cơm không lành,canh không ngọt"(Ảnh minh họa)
Hơn nữa, “Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng về nó, và thực sự, trong cuộc sống “thử” người ta cũng ít có trách nhiệm với nhau hơn. “Sống thử” là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là những cặp sinh viên “sống thử” còn phải mang theo nỗi lo học hành, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì càng bức bối. “Sống thử” rất bấp bênh, thiếu một mục đích cụ thể, do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có thể giải quyết được, thì hai người lại dễ buông xuôi và tan vỡ. Cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên nhàm chán nhanh chóng nếu cả hai không nhận thấy trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan hệ thì tất yếu là không vững bền. Hơn nữa, vì chỉ có hai người coi nhau là vợ chồng, còn xã hội và gia đình thì không, nên chẳng có ai giúp đỡ cho “vợ chồng” này khi gặp những khó khăn, trục trặc nhỏ trong tình cảm để nó không bùng phát thành mâu thuẫn lớn; chẳng có ai bảo vệ “gia đình” này khi có kẻ thứ ba dòm ngó. Và nỗi lo chẳng may có thai trước khi kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ khiến cho cuộc sống t.ình d.ục “vợ chồng thử” của các bạn trẻ không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự nhiên như trong một cuộc hôn nhân hợp pháp. Rồi nhiều chuyện không mong muốn xảy ra như nạo phá thai, con cái sinh ra chưa được pháp luật công nhận và đặc biệt nó có thể kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hôn nhân thực sự của các bạn sau này.
Có thể thấy rằng, “Sống thử” trong sinh viên là trào lưu hết sức đáng lên án,đã đến lúc cả gia đình và xã hội cùng vào cuộc,giáo dục,động viên,quan tâm đến sinh viên.Nên có những buổi tuyên truyền, những buổi hội thảo, những diễn đàn và những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội.Nước ta là một nước phương Đông với nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp, vì vậy, người Việt Nam dù có văn minh hay học hỏi ở nước ngoài thế nào cũng nên giữ lại nét truyền thống của dân tộc mình,phương Tây có nhiều cái hay cái mới cần học, nhưng họ cũng có những cái không nên học, hoặc dù có học cũng nên điều chỉnh sao cho phù hợp với nước mình.Bản thân các bạn sinh viên, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết bảo vệ cái quý giá nhất của mình.Các bạn nam nên thông cảm và cùng người yêu mình xây dựng tình yêu đẹp,tránh xa những cám dỗ đời thường.Các bạn cũng nên tham gia các hoạt động đoàn đội,các buổi tuyên truyền nói về vấn đề này để tăng thêm vốn hiểu biết cho chính mình.Tất cả sinh viên hãy cùng nói không với “sống thử”!
Thực hiện:
Lại Tiến Thành
Đinh Văn Linh
Đỗ Minh Vượng
Bài viết trên có sử dụng tranh ảnh và trích dẫn từ một số nguồn trên mạng.Thay mặt nhóm,tôi xin chân thành cảm ơn tới các website và tác giả đã cho chúng tôi những nguồn tin hữu ích này.