- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
" 500 ngày yêu" (tên gốc tiếng Anh: 500 Days of Summer) là bộ phim để cảm chứ không dễ để kể. Nếu cần kể về nó thì có thể bắt đầu bằng: Ngày 488, đây là câu chuyện về một anh chàng gặp một cô nàng…
Đó cũng là cách tác phẩm điện ảnh được không ít người xem đi xem lại mở đầu với lời dẫn của nhân vật kể chuyện. Đây không phải một chứng nhân cụ thể mà như tiếng vọng, là cái cớ để đạo diễn Marc Webb cho ta cảm nhận chuyện tình trong 500 ngày của Tom (Joseph Gordon-Levitt) và cô gái tên Summer (Zooey Deschanel) cũng có thể là chuyện tình của bất cứ ai, một khi chúng ta hồi tưởng về cuộc tình ấy qua những khung hình động, với nhiều khoảnh khắc hài hước, buồn khổ và thấy ở đó những điều quý giá.
Cái hay đầu tiên của 500 Days of Summer là ở cách kể chuyện, cách xây dựng kịch bản rất mượt mà, uyển chuyển. Kịch bản đó “zoom” vào mỗi ngày có vẻ ngẫu nhiên, không theo trình tự thời gian, ở đó Tom luôn hướng đến Summer, như thể khi yêu thì chàng si tình chỉ vẽ ra bức tranh chỉ có hai người. Kể cả khi nàng rẽ trái, chàng rẽ phải, thì những khoảnh khắc họ trải qua vẫn có giá trị của cảm xúc và sự thức tỉnh, như một phần tuổi trẻ để dành của họ.
Trong phim, hai nhân vật chính mang hai góc nhìn khác nhau về tình yêu. Summer có mắt sáng, miệng cười, dáng xinh, dễ dàng thu hút nhiều chàng trai. Ngay lần đầu gặp Summer ở công ty - nơi Tom là người viết thiệp (greeting card copywriter), còn Summer là trợ lý tổng giám đốc; Tom đã “ngã lòng” trước Summer. Dần dà họ có cảm tình với nhau, và sau nhiều lần gặp gỡ, tình cảm ấy đi đến ngưỡng của tình yêu.
Ở đây, sự phân tách rõ ràng về tình cảm không quan trọng bằng việc những cảm xúc và sự tỏ bày của họ với nhau là chân thực. Sau kịch bản, cái hay của bộ phim là thông qua hai nhân vật Tom và Summer, nhà làm phim mang đến sự suy ngẫm về những khoảnh khắc từ chính cuộc sống và tình yêu mà mỗi người chúng ta có thể trải qua.
Có thể, không giống như Tom và Summer, một cuộc tình hay nhiều cuộc tình của chúng ta có thể dài hoặc ngắn hơn 500 ngày. Bạn có thể lấy cả quãng đời mình sống hoặc chọn ra những thời điểm đáng nhớ hoặc đáng quên nào đó. Sau đó, một nhà làm phim, ví dụ ở đây là đạo diễn Marc Webb, giúp bạn thể hiện lại những điều đó trên khung hình.
Lúc đó, rất có thể điều đầu tiên bạn sẽ ồ lên là: À, hóa ra bộ phim độc lập với kinh phí chỉ 7,5 triệu USD hay là vì thế, sự thú vị của kịch bản là ở chỗ này đây! Sau đó, còn có thể là: đời sống, tâm sự, cảm xúc, sự biến chuyển của mình cũng thật thú vị, hay ho khi có góc nhìn riêng, cách kể riêng về nó! Vâng, chính xác là như thế. 500 Days of Summer có ý nghĩa để mỗi khán giả thấy được rằng “khi bạn xem một bộ phim tình yêu là bạn đang muốn chiêm nghiệm về cuộc tình của mình…”.
Nếu chuyện của chúng ta cũng được ghi lại, thì hóa ra chúng ta cũng có nhiều góc nhìn, thái độ khác nhau về tình yêu, cuộc sống, tùy theo hoàn cảnh, thời điểm. Khi rung động trước Summer, Tom từng bộc lộ:
“Anh biết anh cần một thứ gì đó chắc chắn, để không phải thức dậy vào buổi sáng và thấy anh không có gì…”.
Còn Summer từng không tin vào mối quan hệ lâu bền, nên đã nói:
“Ở đây không có tình yêu, chỉ có phiêu lưu”.
Vậy mà ở những ngày tháng khác, khi Tom không còn Summer ở bên, anh chàng si tình đã nghĩ lại về lời khuyên từ những “quân sư tình yêu” của mình, rằng “còn đầy cá trong biển!”. Summer chỉ còn trong nhớ nhung, kỷ niệm, thì vẫn còn Autumn tới. Khi bỏ công việc viết thiệp mừng, quay trở lại với công việc kiến trúc - nghề mà theo lời Summer, anh có đủ tài năng, Tom đã gặp cô gái tên Autumn, như Hè qua, Thu tới. Còn Summer, có ai ngờ, cô đã làm lễ cưới với người mà cô chỉ mới gặp, chẳng đợi thăng-trầm như đã có với Tom.
Qua thời gian, trải nghiệm, những quan niệm sống và yêu của mỗi người khó có thể nói đúng-sai, mà thường là sâu sắc hơn. Với vai diễn đã đưa nam tài tử Joseph Gordon-Levitt lên hàng ngôi sao lớn, nhân vật Tom không chỉ quay về nghề kiến trúc, mà còn có cách nghĩ khác về nghề nghiệp của mình. Anh từng thấy “tại sao lại làm thứ chỉ sử dụng một lần như bản vẽ một tòa nhà mà không phải là làm thứ tồn tại mãi mãi, như một tấm thiệp”.
Thế nhưng, ngày rời văn phòng của New Hamsphire Greetings đúng dịp công ty thiệp kỷ niệm 75 năm thành lập, anh nhận ra có những điều nhà sản xuất viết lên thiệp chỉ là những lời dối trá. Người ta mua thiệp khi thấy có điều gì họ không nói ra được hoặc thấy lo lắng.
“Chúng ta phải có trách nhiệm với điều mình nói ra và đó hãy là sự thật”.
Tom, nhất là trong tình yêu, thì “mọi người nên tự hỏi họ cảm thấy thế nào và tự bày tỏ điều họ thực sự cảm thấy đó”.
Ở 500 Days of Summer, người xem được cười sảng khoái, được suy tư cùng nhiều trải nghiệm khác nhau mà Tom hay Summer bày tỏ. Nhưng có một điều còn đọng lại thật lâu từ bộ phim quá đỗi dễ thương này, đó là dẫu cho Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân; dẫu cho thực tế và kỳ vọng có khác nhau; thì mùa nào cũng là mùa để sống thành thật và yêu nồng nàn.
Đó cũng là cách tác phẩm điện ảnh được không ít người xem đi xem lại mở đầu với lời dẫn của nhân vật kể chuyện. Đây không phải một chứng nhân cụ thể mà như tiếng vọng, là cái cớ để đạo diễn Marc Webb cho ta cảm nhận chuyện tình trong 500 ngày của Tom (Joseph Gordon-Levitt) và cô gái tên Summer (Zooey Deschanel) cũng có thể là chuyện tình của bất cứ ai, một khi chúng ta hồi tưởng về cuộc tình ấy qua những khung hình động, với nhiều khoảnh khắc hài hước, buồn khổ và thấy ở đó những điều quý giá.
Cái hay đầu tiên của 500 Days of Summer là ở cách kể chuyện, cách xây dựng kịch bản rất mượt mà, uyển chuyển. Kịch bản đó “zoom” vào mỗi ngày có vẻ ngẫu nhiên, không theo trình tự thời gian, ở đó Tom luôn hướng đến Summer, như thể khi yêu thì chàng si tình chỉ vẽ ra bức tranh chỉ có hai người. Kể cả khi nàng rẽ trái, chàng rẽ phải, thì những khoảnh khắc họ trải qua vẫn có giá trị của cảm xúc và sự thức tỉnh, như một phần tuổi trẻ để dành của họ.
Trong phim, hai nhân vật chính mang hai góc nhìn khác nhau về tình yêu. Summer có mắt sáng, miệng cười, dáng xinh, dễ dàng thu hút nhiều chàng trai. Ngay lần đầu gặp Summer ở công ty - nơi Tom là người viết thiệp (greeting card copywriter), còn Summer là trợ lý tổng giám đốc; Tom đã “ngã lòng” trước Summer. Dần dà họ có cảm tình với nhau, và sau nhiều lần gặp gỡ, tình cảm ấy đi đến ngưỡng của tình yêu.
Ở đây, sự phân tách rõ ràng về tình cảm không quan trọng bằng việc những cảm xúc và sự tỏ bày của họ với nhau là chân thực. Sau kịch bản, cái hay của bộ phim là thông qua hai nhân vật Tom và Summer, nhà làm phim mang đến sự suy ngẫm về những khoảnh khắc từ chính cuộc sống và tình yêu mà mỗi người chúng ta có thể trải qua.
Khoảnh khắc tươi đẹp trong tình bạn, tình yêu của Tom và Summer
Có thể, không giống như Tom và Summer, một cuộc tình hay nhiều cuộc tình của chúng ta có thể dài hoặc ngắn hơn 500 ngày. Bạn có thể lấy cả quãng đời mình sống hoặc chọn ra những thời điểm đáng nhớ hoặc đáng quên nào đó. Sau đó, một nhà làm phim, ví dụ ở đây là đạo diễn Marc Webb, giúp bạn thể hiện lại những điều đó trên khung hình.
Lúc đó, rất có thể điều đầu tiên bạn sẽ ồ lên là: À, hóa ra bộ phim độc lập với kinh phí chỉ 7,5 triệu USD hay là vì thế, sự thú vị của kịch bản là ở chỗ này đây! Sau đó, còn có thể là: đời sống, tâm sự, cảm xúc, sự biến chuyển của mình cũng thật thú vị, hay ho khi có góc nhìn riêng, cách kể riêng về nó! Vâng, chính xác là như thế. 500 Days of Summer có ý nghĩa để mỗi khán giả thấy được rằng “khi bạn xem một bộ phim tình yêu là bạn đang muốn chiêm nghiệm về cuộc tình của mình…”.
Nếu chuyện của chúng ta cũng được ghi lại, thì hóa ra chúng ta cũng có nhiều góc nhìn, thái độ khác nhau về tình yêu, cuộc sống, tùy theo hoàn cảnh, thời điểm. Khi rung động trước Summer, Tom từng bộc lộ:
“Anh biết anh cần một thứ gì đó chắc chắn, để không phải thức dậy vào buổi sáng và thấy anh không có gì…”.
Còn Summer từng không tin vào mối quan hệ lâu bền, nên đã nói:
“Ở đây không có tình yêu, chỉ có phiêu lưu”.
Vậy mà ở những ngày tháng khác, khi Tom không còn Summer ở bên, anh chàng si tình đã nghĩ lại về lời khuyên từ những “quân sư tình yêu” của mình, rằng “còn đầy cá trong biển!”. Summer chỉ còn trong nhớ nhung, kỷ niệm, thì vẫn còn Autumn tới. Khi bỏ công việc viết thiệp mừng, quay trở lại với công việc kiến trúc - nghề mà theo lời Summer, anh có đủ tài năng, Tom đã gặp cô gái tên Autumn, như Hè qua, Thu tới. Còn Summer, có ai ngờ, cô đã làm lễ cưới với người mà cô chỉ mới gặp, chẳng đợi thăng-trầm như đã có với Tom.
Qua thời gian, trải nghiệm, những quan niệm sống và yêu của mỗi người khó có thể nói đúng-sai, mà thường là sâu sắc hơn. Với vai diễn đã đưa nam tài tử Joseph Gordon-Levitt lên hàng ngôi sao lớn, nhân vật Tom không chỉ quay về nghề kiến trúc, mà còn có cách nghĩ khác về nghề nghiệp của mình. Anh từng thấy “tại sao lại làm thứ chỉ sử dụng một lần như bản vẽ một tòa nhà mà không phải là làm thứ tồn tại mãi mãi, như một tấm thiệp”.
Thế nhưng, ngày rời văn phòng của New Hamsphire Greetings đúng dịp công ty thiệp kỷ niệm 75 năm thành lập, anh nhận ra có những điều nhà sản xuất viết lên thiệp chỉ là những lời dối trá. Người ta mua thiệp khi thấy có điều gì họ không nói ra được hoặc thấy lo lắng.
“Chúng ta phải có trách nhiệm với điều mình nói ra và đó hãy là sự thật”.
Tom, nhất là trong tình yêu, thì “mọi người nên tự hỏi họ cảm thấy thế nào và tự bày tỏ điều họ thực sự cảm thấy đó”.
Ở 500 Days of Summer, người xem được cười sảng khoái, được suy tư cùng nhiều trải nghiệm khác nhau mà Tom hay Summer bày tỏ. Nhưng có một điều còn đọng lại thật lâu từ bộ phim quá đỗi dễ thương này, đó là dẫu cho Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân; dẫu cho thực tế và kỳ vọng có khác nhau; thì mùa nào cũng là mùa để sống thành thật và yêu nồng nàn.
Theo Phụ Nữ