- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Mấy ngày nay tôi lo đến mức chẳng tập trung học hành gì được...” - N.T.M.Trinh (sinh viên một trường ĐH ở quận 1, TP.HCM) không giấu được vẻ hoang mang, nói. Và M.Trinh không phải là trường hợp hiếm hoi.
Hoàng Mai Thy (bìa phải) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Những ngày này ba chữ “ngày tận thế” hiện diện khắp nơi.
Ám ảnh chết sớm
Dù trong buổi nói chuyện ngày 11.12 tại Việt Nam, ông Charles Bolden - giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA - đã cho rằng tin đồn về ngày tận thế 21.12.2012 là không đáng quan tâm, nhưng vẫn còn đó nhiều cá nhân hoài nghi về nhận định trên.
“Không tin sao được khi mỗi ngày lại thấy nhiều tin về động đất, sóng thần, bão lớn... xảy ra khắp nơi. Vừa rồi lại xuất hiện hiện tượng ba mặt trời cùng lúc” - M.Trinh bày tỏ. Tương tự, H.Quang (22 tuổi, Q.3) cho biết bản thân bị ám ảnh bởi thông tin người dân ở những quốc gia Mỹ, Anh, Nga... ùn ùn đi mua hàng dự trữ. Lịch đi học, đi làm thêm và luyện tập thể thao bị hủy, H.Quang ngồi bên laptop từ sáng tới tối và cập nhật liên tục thông tin về ngày tận thế.
Điều gì đáng sợ hơn?
Bạn Nguyễn Anh Thư (ĐH Luật TP.HCM) cho rằng hiện tượng này xảy ra phần lớn do các bạn trẻ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý đám đông. Dù với lý do nào thì theo Nguyễn Hoài Đảm (Học viện Báo chí - tuyên truyền):“Việc sợ đến mức ám ảnh là không ổn, càng đáng lo hơn khi số người trẻ rơi vào dạng này ở VN không ít”.“Khủng hoảng về giá trị tinh thần trong bản thân mỗi người, xã hội mới là thứ “tận thế” đáng sợ, đáng quan tâm nhất ở người trẻ vào lúc này”
Theo Hoài Đảm, thay vì ngồi tưởng tượng điều viển vông, người trẻ cần dành thời gian để tập trung làm việc, học hành hoặc nghĩ đến những phận đời kém may mắn hơn mình nhưng vẫn nỗ lực vươn lên, sống tha thiết và hết mình. “Sống như thế nào là lựa chọn của mỗi người nhưng hãy nghĩ nếu chúng ta sống vô ích, vô tâm, thấy mỗi ngày trôi qua đều quá dài, vô nghĩa... thì liệu có khác ngày tận thế là mấy?” - Hoài Đảm nói.Khánh Linh và Anh Thư lại có góc nhìn lạc quan với câu hỏi “nếu ngày tận thế có thật?”. Theo hai bạn, đây sẽ là dịp để người trẻ nhìn lại khoảng thời gian đã sống, có động lực làm những điều ý nghĩa mà trước giờ bản thân chưa can đảm thực hiện. “Có thể bắt đầu bằng những thứ đơn giản như học cách tha thứ, xin lỗi hoặc ôm lấy ba mẹ, người thân và gửi họ những lời yêu thương. Sống vui và hết mình với từng phút trôi qua”, Khánh Linh nói.
Thạc sĩ xã hội học Trần Thị Ngọc Nhờ (giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM) phân tích: “Việc nhiều người trở nên lo lắng là dễ hiểu bởi con người hầu hết được dạy để có khả năng ứng phó với mọi tình huống, trừ... cái chết. Ai cũng có khuynh hướng sợ và không muốn nhắc tới hay đối diện cái chết”.
Nhưng bà cũng cho rằng nếu một người chỉ sống nhàn nhạt, luôn thấy thời gian trôi qua quá dài hoặc phung phí thời gian cho những điều vô bổ, sống thiếu cảm xúc... thì đó không phải là “sống” thật sự mà chỉ là “tồn tại”, và đó sẽ chính là đối tượng dễ bị hoảng loạn nhất khi đối mặt với ngày tận thế. Bà cho rằng người sống hết mình sẽ không quá lo sợ trước bất cứ hoàn cảnh nào.
“khủng hoảng về giá trị tinh thần trong bản thân mỗi người, xã hội mới là thứ “tận thế” đáng sợ, đáng quan tâm nhất ở người trẻ vào lúc này” - ThS Nhờ đúc kết.
Hoàng Mai Thy (bìa phải) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Những ngày này ba chữ “ngày tận thế” hiện diện khắp nơi.
Ám ảnh chết sớm
Dù trong buổi nói chuyện ngày 11.12 tại Việt Nam, ông Charles Bolden - giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA - đã cho rằng tin đồn về ngày tận thế 21.12.2012 là không đáng quan tâm, nhưng vẫn còn đó nhiều cá nhân hoài nghi về nhận định trên.
“Không tin sao được khi mỗi ngày lại thấy nhiều tin về động đất, sóng thần, bão lớn... xảy ra khắp nơi. Vừa rồi lại xuất hiện hiện tượng ba mặt trời cùng lúc” - M.Trinh bày tỏ. Tương tự, H.Quang (22 tuổi, Q.3) cho biết bản thân bị ám ảnh bởi thông tin người dân ở những quốc gia Mỹ, Anh, Nga... ùn ùn đi mua hàng dự trữ. Lịch đi học, đi làm thêm và luyện tập thể thao bị hủy, H.Quang ngồi bên laptop từ sáng tới tối và cập nhật liên tục thông tin về ngày tận thế.
Điều gì đáng sợ hơn?
Bạn Nguyễn Anh Thư (ĐH Luật TP.HCM) cho rằng hiện tượng này xảy ra phần lớn do các bạn trẻ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý đám đông. Dù với lý do nào thì theo Nguyễn Hoài Đảm (Học viện Báo chí - tuyên truyền):“Việc sợ đến mức ám ảnh là không ổn, càng đáng lo hơn khi số người trẻ rơi vào dạng này ở VN không ít”.“Khủng hoảng về giá trị tinh thần trong bản thân mỗi người, xã hội mới là thứ “tận thế” đáng sợ, đáng quan tâm nhất ở người trẻ vào lúc này”
Theo Hoài Đảm, thay vì ngồi tưởng tượng điều viển vông, người trẻ cần dành thời gian để tập trung làm việc, học hành hoặc nghĩ đến những phận đời kém may mắn hơn mình nhưng vẫn nỗ lực vươn lên, sống tha thiết và hết mình. “Sống như thế nào là lựa chọn của mỗi người nhưng hãy nghĩ nếu chúng ta sống vô ích, vô tâm, thấy mỗi ngày trôi qua đều quá dài, vô nghĩa... thì liệu có khác ngày tận thế là mấy?” - Hoài Đảm nói.Khánh Linh và Anh Thư lại có góc nhìn lạc quan với câu hỏi “nếu ngày tận thế có thật?”. Theo hai bạn, đây sẽ là dịp để người trẻ nhìn lại khoảng thời gian đã sống, có động lực làm những điều ý nghĩa mà trước giờ bản thân chưa can đảm thực hiện. “Có thể bắt đầu bằng những thứ đơn giản như học cách tha thứ, xin lỗi hoặc ôm lấy ba mẹ, người thân và gửi họ những lời yêu thương. Sống vui và hết mình với từng phút trôi qua”, Khánh Linh nói.
Thạc sĩ xã hội học Trần Thị Ngọc Nhờ (giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM) phân tích: “Việc nhiều người trở nên lo lắng là dễ hiểu bởi con người hầu hết được dạy để có khả năng ứng phó với mọi tình huống, trừ... cái chết. Ai cũng có khuynh hướng sợ và không muốn nhắc tới hay đối diện cái chết”.
Nhưng bà cũng cho rằng nếu một người chỉ sống nhàn nhạt, luôn thấy thời gian trôi qua quá dài hoặc phung phí thời gian cho những điều vô bổ, sống thiếu cảm xúc... thì đó không phải là “sống” thật sự mà chỉ là “tồn tại”, và đó sẽ chính là đối tượng dễ bị hoảng loạn nhất khi đối mặt với ngày tận thế. Bà cho rằng người sống hết mình sẽ không quá lo sợ trước bất cứ hoàn cảnh nào.
“khủng hoảng về giá trị tinh thần trong bản thân mỗi người, xã hội mới là thứ “tận thế” đáng sợ, đáng quan tâm nhất ở người trẻ vào lúc này” - ThS Nhờ đúc kết.
HOÀNG MAI THY (du học sinh ngành hóa học Trường ĐH Paris 5 - Descartes): Sống trọn vẹn từng phút Những ngày gần đây, vài bạn bè tôi hoang mang về ngày tận thế. Các bạn uể oải đi làm, uể oải đến trường vì bảo “chăm chỉ để làm gì?” và lo lắng mọi nỗ lực sẽ vô nghĩa, mọi thành quả sẽ tan thành mây khói vào ngày 21.12. Thậm chí có người mua vé máy bay về Việt Nam với gia đình. Nhưng phần lớn số người tôi quen biết đều tỏ ra bình thản, giữ nhịp sống bình thường, học hành và làm việc như thường lệ. Chuyện tận thế được chúng tôi đọc trên mạng, kể cho nhau nghe như chuyện phiếm. Đặt giả thuyết rằng nếu ngày mai là ngày tận thế, chúng tôi - những người đang sống trọn từng phút, làm việc chăm chỉ mỗi ngày - không cảm thấy chút gì hối tiếc. Tôi nghĩ vin vào ngày tận thế để lười nhác hay chán đời là điều không nên chút nào. Ai cũng sẽ chết một lần trong đời, vì sao phải quá lo lắng nếu bạn đã sống một khoảng thời gian đẹp, ý nghĩa? NGUYỄN QUỐC TẤN PHÚ (21 tuổi - du học sinh Trường cao đẳng cộng đồng quận Broome, New York, Mỹ): Đừng để mất đi mới hối tiếc! Tận thế đối với tôi là ngày không còn hiện diện trên cuộc đời này, không cần đến mức toàn nhân loại bị diệt vong. Chúng ta thường chỉ nhận ra điều gì là quý giá nhất khi sắp đánh mất chúng. Nhưng tồi tệ hơn là khi đã nhận biết được điều này mà không còn cơ hội để cứu vãn. Lỗi lầm trong cuộc sống là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế đến mức tối đa, bởi có thể ngày mai sẽ không còn cơ hội cho mình chuộc lại lỗi lầm. Thật sự nếu 21.12.2012 là ngày tận thế, điều hối tiếc lớn nhất của tôi là chưa làm được gì đền đáp công ơn cha mẹ. Tôi luôn tâm niệm sẽ nỗ lực hết mình để mang lại niềm vui đến những người xung quanh, để cho ngày tận thế dù có xảy ra, tôi mong được nhìn thấy nụ cười của những người mình từng giúp đỡ. Chỉ đơn giản vậy thôi! TRẦN THẢO NGUYÊN (27 tuổi - nhân viên Công ty cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí Đông Nam bộ): Yêu thương làm cuộc đời ý nghĩa Không phải đợi đến ngày 21.12 như người ta đang lao xao, mà mỗi ngày tận thế vẫn đã và đang diễn ra xung quanh tôi. Tôi thấy có người thanh thản khép lại cuộc đời khi đã sống đủ với cuộc sống, lại có người còn chưa sống đủ cũng phải ra đi. Ở tuổi 27, dĩ nhiên tôi còn nhiều hoài bão, nhiều dự định. Tôi vẫn đang nỗ lực mỗi ngày để phân bổ cuộc sống riêng một cách công bằng nhất cho bản thân, gia đình và công việc, để đến ngày mà mọi người gọi là tận thế, tôi thong dong đón nhận mà không phải chạy đôn chạy đáo vì sợ “không còn kịp nữa”. Đời tưởng dài mà lại ngắn. Hãy trân quý từng phút giây quý giá của cuộc sống. Những bộn bề, lo toan của cuộc sống từng khiến mình đánh mất nhiều điều. Nếu tận thế đến thật, đó là điều nhân loại không thể thay đổi được. Nhưng sống yêu thương nhiều hơn thì hoàn toàn trong tầm tay của mỗi người. Và cũng chỉ có yêu thương mới là khởi đầu cho mọi điều tốt đẹp giữa cuộc sống này. LÊ NGUYỄN NAM PHƯƠNG (30 tuổi - chuyên viên công nghệ thông tin Công ty cổ phần hàng không VietJet): Muốn sống nhiều hơn cho cộng đồng Mỗi buổi sáng thức dậy, với một người có thể là ngày tận thế. Cái chết có thể đến với bất kỳ ai, vào bất kỳ thời điểm nào nên với tôi, ngày tận thế có hay không cũng không là vấn đề nghiêm trọng. Điều quan trọng là bản thân mỗi người đã sống như thế nào để khi cái chết bất ngờ ập đến, cảm giác trong thâm tâm là sự bình thản. Bình thản vì mình đã sống một cuộc sống có đóng góp, dù không nhiều; sống không lầm đường lạc lối, không phương hại đến ai. Mặc dù ở tuổi của tôi, nếu phải đột ngột chấm dứt sự sống, thật không tránh khỏi chút cảm giác hối tiếc vì vẫn chưa làm được “cái gì đó” cho xã hội. Chỉ tiếc là 30 năm đầu của đời người, đa số chỉ biết “sống” cho mình - loay hoay chuyện học hành, kiếm tiền, lập gia đình... Tôi từng gặp nhiều người mà đồng tiền họ kiếm được từ cả tuần vất vả chật vật cũng không đủ trả một chầu cà phê của tôi hoặc bạn bè đồng lứa, điều đó thôi thúc tôi muốn được sống vì cộng đồng nhiều hơn, chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn hơn - điều mà tôi vẫn chưa làm được trong suốt 30 năm qua. |
Theo Tuổi Trẻ