Sông khí quyển là gì? Và vì sao các nhà khoa học e ngại về chúng?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Những dòng sông lớn nhất Trái Đất nằm ở… trên trời!

Nếu được hỏi hãy nêu tên dòng sông lớn nhất thế giới, thì phần lớn có thể sẽ đoán là sông Amazon, sông Nile hoặc sông Mississippi. Thực ra, những dòng sông lớn nhất Trái Đất lại ở trên trời, và chúng có thể tạo ra những cơn bão lớn mạnh.

Sông khí quyển (atmospheric river) gồm những dải hơi nước dài, hẹp trong không khí trải dài từ vùng nhiệt đới đến vùng có vĩ độ cao hơn. Những dòng sông trên không này có thể vận chuyển khối lượng nước gấp 15 lần sông Mississippi.

Khi hơi nước đến bờ biển và di chuyển vào nội địa, nó băng qua những dãy núi, tạo ra mưa lớn và tuyết rơi. Nhiều người phương tây mệt mỏi vì hoả hoạn sẽ vui vẻ chào đón những trận lụt này, nhưng sông khí quyển có thể gây ra những thảm hoạ khác, như lũ lụt nặng và lũ sạt lở.


Ảnh minh hoạ.

Trong 20 năm qua, khi mạng lưới quan sát được cải thiện, các nhà khoa học đã tìm hiểu nhiều hơn về hiện tượng thời tiết quan trọng này.

Sông khí quyển diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những bờ biển phía tây của các địa khu lớn trên thế giới, như Bồ Đào Nha, Tây châu Âu, Chile và Nam Phi. Cái gọi là bão “Pineapple Express” mang hơi nước từ Hawaii đến bờ biển phía tây Hoa Kỳ chỉ là một trong nhiều loại của chúng.

Nghiên cứu của tác giả kết hợp kinh tế học và khoa học khí quyển để đo lường thiệt hại từ những sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Mới đây, tác giả đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ Viện Hải dương học Scripps và Quân đoàn Kỹ sư trong phân tích có hệ thống đầu tiên về những thiệt hại từ sông khí quyển gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Họ đã nhận thấy rằng dù nhiều sự kiện thời tiết dạng này đều lành tính, nhưng sự kiện thời tiết lớn nhất lại gây ra thiệt hại do lũ lụt nhiều nhất ở phía tây Hoa Kỳ. Và sông khí quyển được dự đoán đang ngày càng dài hơn, ẩm ướt hơn và rộng lớn hơn khi khí hậu ấm dần lên.


Điều gì xảy ra bên trong sông khí quyển?

Vào ngày 27/2/2019, một sông khí quyển đã đẩy luồng hơi nước rộng 350 dặm và dài 1600 dặm trên bầu trời từ vùng nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương đến bờ biển phía bắc California.

Ngay chính bắc của vịnh San Francisco, ở vùng nông thôn rượu vang nổi tiếng của hạt Sonoma, cơn bão ấy đã trút xuống lượng mưa 530mm. Triều cường sông Nga đạt đỉnh 14m, cao hơn mực nước lũ 4m.

Lần thứ 5 trong 4 thập kỷ, thị trấn Guerneville bị nhấm chìm dưới dòng nước lũ nâu đục của hạ lưu sông Nga. Chỉ riêng ở hạt Sonoma, thiệt hại được ước tính lên đến hơn 100 triệu đô.

Những sự kiện thế này đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây, nhưng sông khí quyển không phải là hiện tượng mới. Chúng đã rong ruổi trên bầu trời hàng triệu năm, vận chuyển hơi nước từ xích đạo đến 2 cực.

Trong những năm 1960, các nhà khí tượng học đã tạo ra cụm từ “Pineapple Express” để miêu tả các vệt bão bắt nguồn từ gần Hawaii và mang hơi nước ấm đến bờ biển Bắc Mỹ. Cuối những năm 1990, các nhà khoa học về khí quyển đã nhận thấy hơn 90% lượng hơi nước của thế giới từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt được vận chuyển đến vùng có vĩ độ cao hơn bằng những hệ thống tương tự nhau mà họ đặt tên là “sông khí quyển”.

Trong điều kiện khô hạn, sông khí quyển có thể bổ sung nguồn cung nước và dập tắt các đám cháy rừng nguy hiểm. Nhưng trong điều kiện ẩm ướt, sông khí quyển có thể gây ra lũ lụt và lũ sạt lở, tàn phá nền kinh tế địa phương.


Sau một sự kiện sông khí quyển gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Chile, trầm tích bị rửa trôi từ sườn đồi xuống sông Itata có thể chảy ra khỏi bờ biển đến 50km. Ảnh: Đài quan sát Trái Đất NASA.
Sau một sự kiện sông khí quyển gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Chile, trầm tích bị rửa trôi từ sườn đồi xuống sông Itata có thể chảy ra khỏi bờ biển đến 50km. Ảnh: Đài quan sát Trái Đất NASA.


Không khí ẩm hơn nghĩa là bão lớn hơn

Phát hiện quan trọng nhất của nhóm nghiên cứu là mối quan hệ cấp số nhân giữa cấp độ của sông khí quyển và thiệt hại do lũ lụt gây ra. Mỗi mức tăng trong thang đo cấp độ sông khí quyển từ 1 đến 5 đi kèm với mức tăng thiệt hại từ 1-10.

Một số nghiên cứu gần đây đã lập mô hình sự thay đổi của sông khí quyển trong vài chục năm tới. Cơ chế rất đơn giản: Khí nhà kính giữ nhiệt trong khí quyển, khiến Trái Đất ấm lên. Điều này khiến nước từ đại dương và ao hồ bốc hơi nhiều hơn, làm tăng hơi nước trong không khí dẫn đến các hệ thống bão ngày càng mạnh hơn.

Giống như bão nhiệt đới, sông khí quyển được dự đoán sẽ ngày càng dài hơn, rộng lớn hơn và ẩm ướt hơn khi khí hậu ấm lên. Phát hiện ấy cho rằng thiệt hại tăng theo cấp số nhân với cấp độ sông khí quyển cho thấy ngay cả mức tăng khiêm tốn nhất trong cấp độ của sông khí quyển cũng có thể dẫn tới tác động kinh tế lớn hơn rất nhiều.


Làm thế nào để dự đoán sông khí quyển chính xác hơn

Tác giả tin rằng việc cải thiện hệ thống dự báo khí quyển nên được ưu tiên để thích nghi với biến đổi khí hậu. Hiểu rõ hơn về cấp độ, thời gian và vị trí đổ bộ của sông khí quyển có thể cung cấp thông tin quý giá cho cư dân và những người ứng cứu khẩn cấp.

Điều đó cũng quan trọng trong việc phản đối xây dựng công trình mới ở những khu vực có nguy cơ cao và giúp người dân di chuyển đến những địa điểm an toàn hơn sau các thảm hoạ lớn, thay vì xây dựng lại nhà cửa ở chính nơi xảy ra thảm hoạ.

Sau cùng, nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Những cơn bão này sẽ lại đến, và chúng ngày càng mạnh hơn. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, việc ổn định hệ thống khí hậu toàn cầu là cách lâu dài duy nhất để giảm thiểu thiệt hại kinh tế và rủi ro đối với những cộng đồng dễ bị thiệt hại.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Inverse)
 
×
Quay lại
Top Bottom