- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.333
Cỗ cưới ở Sài Gòn có thể kéo dài từ sáng tới chiều như một buổi... đi nhậu. Còn ở Hà Nội, nhiều nhà đi mời đám cưới phải kèm theo quà trong lễ ăn hỏi, mà nhiều khi khách đông, quà ít, nhà gái... méo mặt.
Lễ ăn hỏi của người miền Bắc thường có mâm bánh cốm, bánh xu sê, nhiều nơi có mâm bánh nướng, bánh dẻo trong sính lễ. Đến khi mang thiệp cưới đi mời bạn bè, người thân, một vài gia đình nhà gái thường mang theo bánh, chè sen đến biếu. Nếu thiếu bánh, chè sen còn phải đi mua thêm cho đủ.
Người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại.
Người miền Bắc, đặc biệt là dân Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là túc tắc ra nhà hàng làm lễ luôn. Khách đến thấy chỗ nào trống thì ngồi vào chỗ đấy, ăn rất nhanh rồi rút lui gọn ghẽ.
Dân miền Nam thì hay ăn cỗ chiều. Lý do là để tiện cho việc nhậu. Khách được chia theo bàn, những người có quen biết xếp vào cùng một chỗ. Vì chén chú, chén anh nhiều nên dân Sài Gòn ăn cỗ cưới cũng lâu hơn, chừng 4 - 5 tiếng mới xong.
Cô dâu miền Bắc ít thay váy cưới, chỉ mặc một bộ váy từ lúc đón dâu, ra ngoài nhà hàng tới lúc về nhà chồng. Nhiều khi hai gia đình chia nhau sáng nhà trai mời cỗ, chiều nhà gái mời cỗ, cô dâu cũng chỉ mặc độc một chiếc váy từ sáng tới chiều.
Cô dâu miền Nam, nhất là người Sài Gòn thay vài bộ váy trong tiệc cưới, có cô dâu thay tới 5 bộ. Nhiều khi khách chẳng kịp nhìn mặt cô dâu vì cô dâu đi thay váy suốt.
Trong lễ cưới của người miền Bắc thường ít hát nhạc sống, có chăng là nhà hàng tổ chức sẽ mời ca sĩ của họ tới hát quan họ, dân ca. Khách khứa cũng chẳng mấy khi để ý đến ca sĩ hát trên sân khấu.
Trong lễ cưới của người miền Nam, khách khứa thường lại rất hào hứng lên sân khấu hát mừng cô dâu, chú rể. Dù hát không hay nhưng nhiều người vẫn rất nhiệt tình lên hát mừng hạnh phúc đôi trẻ.
Ở miền Bắc, họ hàng, người thân của cô dâu chú rể thường mừng tiền mặt cho đôi trẻ.
Trong miền Nam, họ hàng người thân của đôi trẻ lại hay mua trang sức vàng để tặng.
Từ: https://afamily.vn
Lễ ăn hỏi của người miền Bắc thường có mâm bánh cốm, bánh xu sê, nhiều nơi có mâm bánh nướng, bánh dẻo trong sính lễ. Đến khi mang thiệp cưới đi mời bạn bè, người thân, một vài gia đình nhà gái thường mang theo bánh, chè sen đến biếu. Nếu thiếu bánh, chè sen còn phải đi mua thêm cho đủ.
Người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại.
Người miền Bắc, đặc biệt là dân Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là túc tắc ra nhà hàng làm lễ luôn. Khách đến thấy chỗ nào trống thì ngồi vào chỗ đấy, ăn rất nhanh rồi rút lui gọn ghẽ.
Dân miền Nam thì hay ăn cỗ chiều. Lý do là để tiện cho việc nhậu. Khách được chia theo bàn, những người có quen biết xếp vào cùng một chỗ. Vì chén chú, chén anh nhiều nên dân Sài Gòn ăn cỗ cưới cũng lâu hơn, chừng 4 - 5 tiếng mới xong.
Cô dâu miền Bắc ít thay váy cưới, chỉ mặc một bộ váy từ lúc đón dâu, ra ngoài nhà hàng tới lúc về nhà chồng. Nhiều khi hai gia đình chia nhau sáng nhà trai mời cỗ, chiều nhà gái mời cỗ, cô dâu cũng chỉ mặc độc một chiếc váy từ sáng tới chiều.
Cô dâu miền Nam, nhất là người Sài Gòn thay vài bộ váy trong tiệc cưới, có cô dâu thay tới 5 bộ. Nhiều khi khách chẳng kịp nhìn mặt cô dâu vì cô dâu đi thay váy suốt.
Trong lễ cưới của người miền Bắc thường ít hát nhạc sống, có chăng là nhà hàng tổ chức sẽ mời ca sĩ của họ tới hát quan họ, dân ca. Khách khứa cũng chẳng mấy khi để ý đến ca sĩ hát trên sân khấu.
Trong lễ cưới của người miền Nam, khách khứa thường lại rất hào hứng lên sân khấu hát mừng cô dâu, chú rể. Dù hát không hay nhưng nhiều người vẫn rất nhiệt tình lên hát mừng hạnh phúc đôi trẻ.
Ở miền Bắc, họ hàng, người thân của cô dâu chú rể thường mừng tiền mặt cho đôi trẻ.
Trong miền Nam, họ hàng người thân của đôi trẻ lại hay mua trang sức vàng để tặng.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: