- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Ngày 15-8 tới đây, học sinh Sóc Trăng sẽ chính thức tựu trường. Song cơ sở vật chất trường lớp của nhiều địa phương đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác dạy học của thầy và trò.
Về xã Long Đức (huyện Long Phú), chúng tôi được nhiều giáo viên cũng như phụ huynh phản ánh thực trạng xuống cấp của nhiều trường học trong xã. Trường Tiểu học Long Đức B nhìn bên ngoài có vẻ mới nhưng bên trong bị mối mọt ăn hư hỏng rất nhiều.
Ngôi trường này đã được xây dựng cách đây khoảng 15 năm. Mái tôn bị thấm nước khiến kèo và đòn tay mục gãy, nên mái tôn có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Nền một số phòng học cũng bị lún nứt, cửa sổ phòng học không có phải che tạm bằng những tấm nhựa cao su. Theo cô Nguyễn Thanh Kiều - Hiệu trưởng trường Tiểu học Long Đức B, số học sinh của trường năm nay sẽ tăng so với năm trước. Nếu không có đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng trang thiết bị thì sẽ không đủ để các em học. "Phụ huynh chúng tôi rất mong Nhà nước quan tâm đầu tư sửa chữa hoặc cất mới trường học, để các cháu học hành đảm bảo an toàn trong mùa mưa”, ông Lê Văn Sơn, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Long Đức B, nói.
Trường Tiểu học Long Đức C cũng trong tình cảnh tương tự. Trường chỉ có một dãy với 4 phòng học cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng tọa lạc trên một khu đất vừa hẹp, vừa thấp, sân trường mọc đầy cỏ dại, bao quanh trường là hàng rào dây thép gai sơ sài. Điểm trường này được xây dựng cách đây khoảng trên 20 năm, mái lợp Fibrociment, kèo, đòn tay cũng bị hư hỏng. Cứ mưa là mái lớp học bị nước chảy xuống, sân trường trở thành ao.
Còn trường Mẫu giáo xã Long Đức vốn được tận dụng từ trường tiểu học cũ để lại nên có khuôn viên khá rộng, nhưng sân trường do thấp hơn nền nhà các hộ dân xung quanh nên mỗi khi có mưa thì bị ngập nước khá sâu. Trường này có 4 phòng học thì 2 phòng bị lún sụp, 2 phòng tuy đã được nâng nền nhưng vẫn bị ngập mỗi khi có nước lớn. Mỗi lần như vậy học sinh phải nghỉ học. Cột và mái nhà đều bị mục, nguy cơ sập đổ luôn rình rập bất cứ lúc nào.
"Trước thực trạng xuống cấp này, chúng tôi đã kiến nghị cấp trên xem xét sớm đầu tư, kết hợp với nguồn vốn địa phương để nhanh chóng xây dựng sửa chữa các trường học”, Phó chủ tịch UBND xã Long Đức - Trần Văn Thiện cho biết.
Ngay trung tâm xã Phú Hữu (cùng huyện Long Phú), trường Tiểu học Phú Hữu A và THCS Phú Hữu xây dựng cách đây vài chục năm trên một khu đất, đấu lưng lại với nhau. Trường Tiểu học quay mặt ra bờ sông, trường THCS quay mặt ra đường liên xã.
Cả hai ngôi trường này có hai dãy phòng học cấp 4 thấp lè tè. Trường Tiểu học có nhiều cột ở phía trước đã bị rạn nứt, rêu mọc xanh. Các cửa phòng học bị bể nát được chắp vá tạm thời cho trẻ con không chui vào được. Sân trường chỉ là một khoảng đất lớn không được tráng hay lót xi măng nên rất trơn trượt, gây khó khăn cho học sinh mỗi khi có mưa. Nguy hiểm hơn, trường này quay mặt ra phía bờ sông mà không có hàng rào bảo vệ, trong khi đó bờ sông đã bị lở vào sát cổng trường nên rất nguy hiểm mỗi khi học sinh ra chơi...
Tại trường Tiểu học Xuân Hòa 2 (xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách), nhiều phòng học đã sử dụng hơn 20 năm. Thầy Lê Văn Quý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Hòa 2 cho biết: "Cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp nhiều năm nay, vào mùa nước nổi sân trường luôn bị ngập nước, gây khó khăn cho việc dạy học của nhà trường. Để giải quyết tình trạng này, trong năm qua nhà trường được đầu tư xây thêm 10 phòng học mới với kinh phí 3,7 tỉ đồng, nhưng vẫn chưa hết khó khăn”.
Hiện nay cả 4 trường Tiểu học Xuân Hòa 1, 2, 3, 4 trên địa bàn xã Xuân Hòa đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Mong muốn của địa Hòa đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Mong muốn của địa phương là được Nhà nước quan tâm đầu tư kịp thời.
Theo daidoanket.vn
Trường lớp xuống cấp học sinh vừa học, vừa lo
Về xã Long Đức (huyện Long Phú), chúng tôi được nhiều giáo viên cũng như phụ huynh phản ánh thực trạng xuống cấp của nhiều trường học trong xã. Trường Tiểu học Long Đức B nhìn bên ngoài có vẻ mới nhưng bên trong bị mối mọt ăn hư hỏng rất nhiều.
Ngôi trường này đã được xây dựng cách đây khoảng 15 năm. Mái tôn bị thấm nước khiến kèo và đòn tay mục gãy, nên mái tôn có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Nền một số phòng học cũng bị lún nứt, cửa sổ phòng học không có phải che tạm bằng những tấm nhựa cao su. Theo cô Nguyễn Thanh Kiều - Hiệu trưởng trường Tiểu học Long Đức B, số học sinh của trường năm nay sẽ tăng so với năm trước. Nếu không có đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng trang thiết bị thì sẽ không đủ để các em học. "Phụ huynh chúng tôi rất mong Nhà nước quan tâm đầu tư sửa chữa hoặc cất mới trường học, để các cháu học hành đảm bảo an toàn trong mùa mưa”, ông Lê Văn Sơn, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Long Đức B, nói.
Trường Tiểu học Long Đức C cũng trong tình cảnh tương tự. Trường chỉ có một dãy với 4 phòng học cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng tọa lạc trên một khu đất vừa hẹp, vừa thấp, sân trường mọc đầy cỏ dại, bao quanh trường là hàng rào dây thép gai sơ sài. Điểm trường này được xây dựng cách đây khoảng trên 20 năm, mái lợp Fibrociment, kèo, đòn tay cũng bị hư hỏng. Cứ mưa là mái lớp học bị nước chảy xuống, sân trường trở thành ao.
Còn trường Mẫu giáo xã Long Đức vốn được tận dụng từ trường tiểu học cũ để lại nên có khuôn viên khá rộng, nhưng sân trường do thấp hơn nền nhà các hộ dân xung quanh nên mỗi khi có mưa thì bị ngập nước khá sâu. Trường này có 4 phòng học thì 2 phòng bị lún sụp, 2 phòng tuy đã được nâng nền nhưng vẫn bị ngập mỗi khi có nước lớn. Mỗi lần như vậy học sinh phải nghỉ học. Cột và mái nhà đều bị mục, nguy cơ sập đổ luôn rình rập bất cứ lúc nào.
"Trước thực trạng xuống cấp này, chúng tôi đã kiến nghị cấp trên xem xét sớm đầu tư, kết hợp với nguồn vốn địa phương để nhanh chóng xây dựng sửa chữa các trường học”, Phó chủ tịch UBND xã Long Đức - Trần Văn Thiện cho biết.
Ngay trung tâm xã Phú Hữu (cùng huyện Long Phú), trường Tiểu học Phú Hữu A và THCS Phú Hữu xây dựng cách đây vài chục năm trên một khu đất, đấu lưng lại với nhau. Trường Tiểu học quay mặt ra bờ sông, trường THCS quay mặt ra đường liên xã.
Cả hai ngôi trường này có hai dãy phòng học cấp 4 thấp lè tè. Trường Tiểu học có nhiều cột ở phía trước đã bị rạn nứt, rêu mọc xanh. Các cửa phòng học bị bể nát được chắp vá tạm thời cho trẻ con không chui vào được. Sân trường chỉ là một khoảng đất lớn không được tráng hay lót xi măng nên rất trơn trượt, gây khó khăn cho học sinh mỗi khi có mưa. Nguy hiểm hơn, trường này quay mặt ra phía bờ sông mà không có hàng rào bảo vệ, trong khi đó bờ sông đã bị lở vào sát cổng trường nên rất nguy hiểm mỗi khi học sinh ra chơi...
Tại trường Tiểu học Xuân Hòa 2 (xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách), nhiều phòng học đã sử dụng hơn 20 năm. Thầy Lê Văn Quý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Hòa 2 cho biết: "Cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp nhiều năm nay, vào mùa nước nổi sân trường luôn bị ngập nước, gây khó khăn cho việc dạy học của nhà trường. Để giải quyết tình trạng này, trong năm qua nhà trường được đầu tư xây thêm 10 phòng học mới với kinh phí 3,7 tỉ đồng, nhưng vẫn chưa hết khó khăn”.
Hiện nay cả 4 trường Tiểu học Xuân Hòa 1, 2, 3, 4 trên địa bàn xã Xuân Hòa đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Mong muốn của địa Hòa đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Mong muốn của địa phương là được Nhà nước quan tâm đầu tư kịp thời.
Theo daidoanket.vn