Smartphone Trung Quốc loanh quanh tìm chỗ đứng trên đất Việt

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.545
(Dân trí) - Các thương hiệu Trung Quốc đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt theo con đường chính thống, cạnh tranh trực tiếp ở mọi phân khúc. Tuy nhiên, để tạo chỗ đứng trên thị trường Việt là điều không hề đơn giản, nhất là người dùng vẫn rất e ngại với “mác” Trung Quốc.
Dấu ấn về “mác” Trung Quốc


Từ những năm 2004, những chiếc điện thoại “nhái” các thương hiệu lớn bắt đầu có mặt trên thị trường Việt với mức giá khá hời, và xuất phát của chúng với nguồn gốc ở Trung Quốc. Qua sử dụng lâu dài, người dùng Việt dần dần nhận ra rằng “Tiền nào thì của nấy” và có nhiều hành động tẩy chay những dòng sản phẩm “nhái” các thương hiệu lớn.

Song song đó, người dùng trong nước còn chứng kiến thêm nhiều sự việc liên quan đến ngành công nghiệp ứng dụng cho di động được phanh phui cũng xuất phát từ Trung Quốc. Chẳng hạn như WeChat - một ứng dụng OTT đã có một thời gian họ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt nhưng người dùng không ngờ về những hành động lừa dối được phơi bày ra ánh sáng. Cùng lúc đó là sự tẩy chay rất lớn của cộng đồng người dùng đối với ứng dụng trên và nó dần mất hút thị phần tại Việt Nam.

Với những lý do trên đã và đang làm cho các thương hiệu chính thống của Trung Quốc hiện nay bị ảnh hưởng lớn khi tiếp cận với người tiêu dùng Việt.

Trao đổi với Dân trí, Ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trung tâm Phát triển Kinh doanh FPT Shop, cho hay: “Đúng là người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý e ngại thương hiệu Trung Quốc, không chỉ giới hạn ở mặt hàng điện thoại, mà tâm lý này có ở hầu hết các mặt hàng khác nữa, gần đây nhất là sản phẩm nông sản - thực phẩm có xuất xứ Trung Quốc khi truyền thông nước ta đồng loạt lên tiếng. Nói riêng mặt hàng điện thoại, các thương hiệu Trung Quốc có điểm mạnh là luôn nhanh nhạy trong việc tung ra các sản phẩm có thiết kế tốt, cấu hình mạnh và mức giá hợp lý nhằm lôi kéo người dùng để bù lại sự thua kém về thương hiệu. Quan điểm của tôi là không thể kết luận đồng loạt tất cả sản phẩm có xuất xứ thương hiệu từ 1 quốc gia nào đó đều kém hay đều tốt, bởi vì không có gì là tuyệt đối. Mặc dù thực tế là có một số công ty Trung Quốc có cách kinh doanh không minh bạch, chạy theo lợi nhuận hay vì 1 lí do nào đó mà đưa ra những sản phẩm không phù hợp làm mất lòng tin của người tiêu dùng, nhưng cũng có những thương hiệu lớn đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.”

Người dùng sẽ tẩy chay nếu không được tôn trọng

Thị trường ngày một biến chuyển, đất sống dành cho các điện thoại “nhái” đã dần mất đi, thay vào đó là những thương hiệu lớn Trung Quốc cũng đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam với một sự đầu tư mạnh mẽ. Có thể nói, nhiều thương hiệu lớn của Trung Quốc trong nửa 2013 đến nay, họ làm việc rất chuyên nghiệp và nghiêm túc, từ khâu bán hàng cho đến quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Đồng thời chất lượng của các sản phẩm được đánh giá rất cao, một số thương hiệu đã có chiếm được một số thị phần nhất định.

Xiaomi-MI3-18b77.jpg
Smartphone Trung Quốc ngày nay được đầu tư kĩ càng về mẫu mã cùng phần cứng tốt.
Tuy vậy, với diễn biến mới nhất gần đây, một vụ lùm xùm giữa khách hàng đối với một thương hiệu Trung Quốc khá có tiếng. Vì sự tắc trắc trong việc bảo hành sản phẩm đình đám của họ đã làm phiền lòng và gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Cụ thể, chiếc điện thoại của một khách hàng sống tại Hà Nội gặp phải sự cố và phải mang sản phẩm đến trung tâm bảo hành tại địa phương trên. Tuy nhiên, trung tâm bảo hành này đã làm sai qui trình giao nhận giữa khách hàng và đơn vị tiếp nhận bảo hành khi vẫn còn giữ SIM của chính chủ. Chính điều này đã gây ra nhiều rắc rối sau đó gây ra thiệt hại 1,3 triệu đồng cho khổ chủ. chưa kể, khi đối chất trực tiếp với nhân viên của trung tâm bảo hành trên về thiệt hại mà họ mang đến, nhân viên tại đây từ chối trách nhiệm về chiếc SIM đồng thời “ép” vị khách này nhận lại chiếc điện thoại đã được bảo hành xong. Mọi việc chỉ yên ắng và giải quyết ổn thoả khi vị khách trên cũng đã gửi đơn thư đến các cơ quan báo đài và Công An để can thiệp. Có thể nói, sau sự việc này, họ đã phần nào mất đi uy tín và lòng tin trong lòng người tiêu dùng tại Việt Nam.

“Trước mắt có thể thấy, bước đầu những thương hiệu Trung Quốc được đầu tư bài bản và nghiêm túc, họ đang có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt, nhưng giữ được khách hàng lâu dài sẽ là một thách thức không hề nhỏ. Tại đơn vị chúng tôi, khâu chọn lựa và đưa vào các sản phẩm mới hết sức được chú ý, vấn đề chính để xét là sự nổi tiếng và tầm vóc quốc tế trước khi trưng bày bán sản phẩm. Phải xem thương hiệu đó uy tín thế nào, đầu tư như thế nào và đặc biệt là vấn đề hậu mãi dành cho người tiêu dùng. Hơn hết, chúng tôi không vì chạy theo lợi nhuận mà bán ra những dòng sản phẩm không uy tín, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.” - ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc Mai Nguyên Luxury nói với Dân trí.

Theo nhận định chung của các hệ thống bán lẻ, thị trường điện thoại di động Việt Nam là một thị trường vô cùng sôi động và còn rất nhiều tiềm năng. Vì vậy thị trường này vẫn là một mảnh đất màu mỡ dành cho tất cả các nhà sản xuất bất kể thương hiệu từ lâu đã định hình tại Việt Nam hay những thương hiệu mới bắt đầu vào thị trường này. Dĩ nhiên sự cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt, đặc biệt là đối với “người đến sau”. Để có thể đứng vững trên thị trường Việt, các thương hiệu đến từ Trung Quốc cần có những chiến lược đúng đắn, sự đầu tư rõ ràng và tôn trọng người tiêu dùng tại nơi đây. Và hơn cả là người dùng giờ đây, họ không còn chạy theo vẻ ngoài hào nhoáng hay một danh sách dài các tính năng “khủng” mà họ cần hơn thế, cần chất lượng như được công bố cũng như chính sách hậu mãi rõ ràng. Cơ hội sẽ chỉ dành cho những ai xây dựng thương hiệu và tạo dấu ân riêng cho sản phẩm của mình. Hãy hướng đến những giá trị bền vững - cho mình và cho mọi người.

Quốc Phan
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom