- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Sinh viên HV Ngân hàng phản ánh, năm thứ nhất các em đã được khám sức khỏe đầu vào nhưng không nhận được kết quả. Và khi chỉ còn vài tháng nữa tốt nghiệp thì trường lại "đè" sinh viên ra thu 160 nghìn để khám sức khỏe lại lần nữa, nếu nhân với cả nghìn sinh viên thì đó sẽ là một số tiền lớn. Việc làm này của HV Ngân hàng có khuất tất?
Mới đây, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của những sinh viên cuối khóa K12 Khoa Tài chính – Ngân hàng, về việc có dấu hiệu “không minh bạch” trong khám sức khỏe cuối khóa của trường.
Trong thư gửi tòa soạn, sinh viên có đoạn viết:" Là một sinh viên năm cuối có rất nhiều khoản phải chi tiêu, đóng góp. Hơn nữa, nhiều sinh viên xuất phát từ nông thôn, kinh tế năm nay khó khăn, do đó một đồng để gửi cho con ăn học bố mẹ ở quê cũng phải vất vả vô cùng. “Vậy mà Trường HV Ngân hàng đè ra thu sinh viên khoản gọi là “Khám sức khỏe cuối khóa, phí khám là 160.000/sinh viên. Trong khi đó cách đây 4 năm, chúng tôi đã mất một khoản tương tự để khám sức khỏe đầu khóa khi mới nhập học. Sau đợt đó, chúng tôi không nhận được kết quả khám hay xét nghiệm nào. Nhà trường bảo lấy máu đi xét nghiệm nhưng rốt cuộc chúng tôi không biết mình là nhóm máu nào, có bệnh tật gì không, vì không có kết quả. Cuối cùng sinh viên ai cũng khỏe mạnh, không bệnh gì hết” sinh viên này trình bày.
Những sinh viên này vô cùng búc xúc trước những khoản thu khó hiểu của nhà trường, và phán đoán rằng có lẽ đây là khoản đè đầu sinh viên ra thu để lấy tiền làm việc khuất tất nào đó? Theo như phản ánh, việc khám sức khỏe cả nghìn sinh viên trong một buổi diễn ra rất cẩu thả, vội vã, sơ sài, vậy mà lấy tới 160.000đ. Với số tiền này nhân với con số cả nghìn sinh viên sẽ là một khoản thu “khổng lồ”.
Theo như lời của một sinh viên tên L, khoa Tài chính –Ngân hàng nói, hầu hết những sinh viên đều nhắm mắt làm ngơ, không muốn sự việc lôi thôi. Tuy nhiên, đã qua một lần khám sức khỏe mà không nhận được kết quả, không biết trong người mình có bệnh gì thì rất bức xúc.
Một sinh viên khác đề nghị giấu tên cho biết, hầu hết sinh viên với tâm lí “chấp nhận” nên không hỏi kết quả, đến cuối khóa lại nhận được thông báo khám sức khỏe lần nữa mới thắc mắc. “Các bạn nộp được thì em cũng nộp, khám trong trường cho nhanh. Tâm lí được ra trường mà phải đóng thêm gần 200 nghìn cũng chẳng sao, nhưng phí đó cũng là hợp lí nếu có kết quả”, sinh viên này cho biết.
Trước đó, trong thông báo của HV Ngân Hàng có ghi: Căn cứ Quyết định số 42/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 13/8/2007 về việc ban hành Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Thực hiện Thông tư số 13/2007/TT- BYT ngày 21/11/2007 về việc hướng dẫn khám sức khoẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục quốc dân.
Để thực hiện quy chế quản lý sức khoẻ và tạo điều kiện cho sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường có “Giấy chứng nhận sức khoẻ” theo quy định của Bộ Y tế, HV Ngân hàng tổ chức khám sức khoẻ cuối khoá đối với sinh viên các lớp Đại học K12, LTĐH 7. Lệ phí khám là 160.000đ/sinh viên.
Nhà trường cũng nhấn mạnh, đây là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi sinh viên trong việc hoàn hiện hồ sơ tốt nghiệp ra trường và phục vụ khi tham gia tuyển dụng.
Để thông tin được chính xác, chúng tôi đã liên hệ với Ban Giám đốc HV Ngân hàng. Theo lời bà Tô Kim Ngọc – Phó Giám đốc, thì việc khám sức khỏe cuối khóa nhà trường chưa nắm rõ và chuyển tiếp cho Trạm y tế HV trả lời.
Qua trao đổi, bà Lan Anh – Trưởng Trạm y tế nhà trường cho biết, việc khám sức khỏe cho sinh viên trước khi ra trường được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ Y tế. Theo như Thông tư mỗi năm phải khám định kì cho sinh viên một lần chứ không nhất thiết là đầu khóa và cuối khóa. Tuy nhiên, nhà trường chưa có điều kiện để thực hiện khám cho sinh viên. “Nhà trường ưu tiên cho những sinh viên cuối khóa khám để bổ sung hồ sơ trước khi ra trường và không phải khám ở ngoài trước khi đi xin việc” bà Lan Anh cho biết. Các quy trình khám bao gồm: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở, xét nghiệm nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu (đường, protein, tế bào), chụp X – quang tim phổi thẳng, nghiêng.
Đối với phản ánh sinh viên khám sức khỏe nhưng không được nhận kết quả của mình, bà Lan Anh nói rằng," sau khi khám sức khỏe đầu vào cho sinh viên năm nhất, với những em sức khỏe hoàn toàn bình thường nhà trường không thông báo. Với những em có bệnh nhà trường đã gửi giấy báo tận nơi, với những em bệnh nặng cần phải đến viện điều trị nhà trà phải mời gia đình lên để viết cam kết với trường cùng lo cho sinh viên trong quá trình học tại trường. Tuy nhiên, có một chi tiết khiến những sinh viên phản ánh chưa được thông báo trước khi khám sức khỏe đầu vào, nhà trường nhận lỗi hoàn toàn chưa thông báo cho các em “nếu không có bệnh thì không có thông báo sức khỏe vì thời gian hơi gấp”?
Cũng theo bà Lan Anh, hiện những hồ sơ khám bệnh của các sinh viên năm cuối vẫn được lưu giữ tại Trạm y tế của trường, nếu sinh viên nào cần có thể tới trạm để lấy.
Nhận được thông tin phản ánh cho rằng, với lệ phí khám là 160.000đ/sinh viên, trong khi khám rất sơ sài, điều đó khiến nhiều sinh viên không hài lòng với cách khám bệnh như vậy. Bà Lan Anh cho biết, hàng năm nhà trường phối hợp với Bệnh viện E để tiến hành khám sức khỏe cho sinh viên, với lệ phí như trên nhà trường không tự đề ra được mà do phía bệnh viện báo giá theo giá chung. Tuy nhiên, phía nhà trường cũng xin rút kinh nghiệm theo phản ánh của sinh viên về việc khám sức khỏe cẩu thả, vội vã và sơ sài và sẽ điều chỉnh trong thời gian tới.
Theo Vụ Công tác HS-SV (Bộ GD&ĐT): Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho sinh viên các trường đại học do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục cùng thống nhất, cách thức triển khai Bộ Y tế đã có hướng dẫn riêng về việc này. Bộ Giáo dục cũng đang yêu cầu Bộ Y tế sửa đổi bổ sung văn bản cho hoàn chỉnh. Qua sự việc của HV Ngân hàng một phần cũng do nhà trường triển khai chưa đúng với tinh thần, như việc khám sức khỏe xong phải cung cấp cho người khám thông tin phản hồi tối thiểu, như việc đi khám sức khỏe cũng phải biết mình bị bệnh gì hay không, các em sinh viên bức xúc là đúng.
Trong Thông tư 13 của Bộ Y tế quy định đối với các trường hợp khám sức khỏe cho sinh viên:
a) Học sinh, sinh viên làm hồ sơ dự tuyển vào học tại các cơ sở giáo dục quốc dân, dạy nghề, người làm hồ sơ để dự thi lấy bằng lái xe và người lao động làm hồ sơ để xin được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sử dụng lao động phải được khám sức khỏe khi làm hồ sơ dự tuyển.
b) Học sinh, sinh viên và học viên khi được tuyển vào học tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề hoặc người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại cơ sở sử dụng lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng. Trong trường hợp giấy chứng nhận sức khỏe khi làm hồ sơ dự tuyển còn giá trị thì không nhất thiết phải khám sức khỏe khi tuyển dụng.
c) Học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục quốc dân, dạy nghề hoặc người lao động làm việc tại các cơ sở sử dụng lao động phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 năm. Đối với các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian khám sức khỏe định kỳ theo quy định của nghề và của công việc đó.
Mới đây, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của những sinh viên cuối khóa K12 Khoa Tài chính – Ngân hàng, về việc có dấu hiệu “không minh bạch” trong khám sức khỏe cuối khóa của trường.
Trong thư gửi tòa soạn, sinh viên có đoạn viết:" Là một sinh viên năm cuối có rất nhiều khoản phải chi tiêu, đóng góp. Hơn nữa, nhiều sinh viên xuất phát từ nông thôn, kinh tế năm nay khó khăn, do đó một đồng để gửi cho con ăn học bố mẹ ở quê cũng phải vất vả vô cùng. “Vậy mà Trường HV Ngân hàng đè ra thu sinh viên khoản gọi là “Khám sức khỏe cuối khóa, phí khám là 160.000/sinh viên. Trong khi đó cách đây 4 năm, chúng tôi đã mất một khoản tương tự để khám sức khỏe đầu khóa khi mới nhập học. Sau đợt đó, chúng tôi không nhận được kết quả khám hay xét nghiệm nào. Nhà trường bảo lấy máu đi xét nghiệm nhưng rốt cuộc chúng tôi không biết mình là nhóm máu nào, có bệnh tật gì không, vì không có kết quả. Cuối cùng sinh viên ai cũng khỏe mạnh, không bệnh gì hết” sinh viên này trình bày.
|
Sinh viên phản ánh HV Ngân hàng "ăn chặn" tiền khám sức khỏe. Ảnh minh họa Internet |
Theo như lời của một sinh viên tên L, khoa Tài chính –Ngân hàng nói, hầu hết những sinh viên đều nhắm mắt làm ngơ, không muốn sự việc lôi thôi. Tuy nhiên, đã qua một lần khám sức khỏe mà không nhận được kết quả, không biết trong người mình có bệnh gì thì rất bức xúc.
Một sinh viên khác đề nghị giấu tên cho biết, hầu hết sinh viên với tâm lí “chấp nhận” nên không hỏi kết quả, đến cuối khóa lại nhận được thông báo khám sức khỏe lần nữa mới thắc mắc. “Các bạn nộp được thì em cũng nộp, khám trong trường cho nhanh. Tâm lí được ra trường mà phải đóng thêm gần 200 nghìn cũng chẳng sao, nhưng phí đó cũng là hợp lí nếu có kết quả”, sinh viên này cho biết.
Trước đó, trong thông báo của HV Ngân Hàng có ghi: Căn cứ Quyết định số 42/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 13/8/2007 về việc ban hành Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Thực hiện Thông tư số 13/2007/TT- BYT ngày 21/11/2007 về việc hướng dẫn khám sức khoẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục quốc dân.
Để thực hiện quy chế quản lý sức khoẻ và tạo điều kiện cho sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường có “Giấy chứng nhận sức khoẻ” theo quy định của Bộ Y tế, HV Ngân hàng tổ chức khám sức khoẻ cuối khoá đối với sinh viên các lớp Đại học K12, LTĐH 7. Lệ phí khám là 160.000đ/sinh viên.
Nhà trường cũng nhấn mạnh, đây là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi sinh viên trong việc hoàn hiện hồ sơ tốt nghiệp ra trường và phục vụ khi tham gia tuyển dụng.
Để thông tin được chính xác, chúng tôi đã liên hệ với Ban Giám đốc HV Ngân hàng. Theo lời bà Tô Kim Ngọc – Phó Giám đốc, thì việc khám sức khỏe cuối khóa nhà trường chưa nắm rõ và chuyển tiếp cho Trạm y tế HV trả lời.
Qua trao đổi, bà Lan Anh – Trưởng Trạm y tế nhà trường cho biết, việc khám sức khỏe cho sinh viên trước khi ra trường được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ Y tế. Theo như Thông tư mỗi năm phải khám định kì cho sinh viên một lần chứ không nhất thiết là đầu khóa và cuối khóa. Tuy nhiên, nhà trường chưa có điều kiện để thực hiện khám cho sinh viên. “Nhà trường ưu tiên cho những sinh viên cuối khóa khám để bổ sung hồ sơ trước khi ra trường và không phải khám ở ngoài trước khi đi xin việc” bà Lan Anh cho biết. Các quy trình khám bao gồm: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở, xét nghiệm nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu (đường, protein, tế bào), chụp X – quang tim phổi thẳng, nghiêng.
Đối với phản ánh sinh viên khám sức khỏe nhưng không được nhận kết quả của mình, bà Lan Anh nói rằng," sau khi khám sức khỏe đầu vào cho sinh viên năm nhất, với những em sức khỏe hoàn toàn bình thường nhà trường không thông báo. Với những em có bệnh nhà trường đã gửi giấy báo tận nơi, với những em bệnh nặng cần phải đến viện điều trị nhà trà phải mời gia đình lên để viết cam kết với trường cùng lo cho sinh viên trong quá trình học tại trường. Tuy nhiên, có một chi tiết khiến những sinh viên phản ánh chưa được thông báo trước khi khám sức khỏe đầu vào, nhà trường nhận lỗi hoàn toàn chưa thông báo cho các em “nếu không có bệnh thì không có thông báo sức khỏe vì thời gian hơi gấp”?
Cũng theo bà Lan Anh, hiện những hồ sơ khám bệnh của các sinh viên năm cuối vẫn được lưu giữ tại Trạm y tế của trường, nếu sinh viên nào cần có thể tới trạm để lấy.
Nhận được thông tin phản ánh cho rằng, với lệ phí khám là 160.000đ/sinh viên, trong khi khám rất sơ sài, điều đó khiến nhiều sinh viên không hài lòng với cách khám bệnh như vậy. Bà Lan Anh cho biết, hàng năm nhà trường phối hợp với Bệnh viện E để tiến hành khám sức khỏe cho sinh viên, với lệ phí như trên nhà trường không tự đề ra được mà do phía bệnh viện báo giá theo giá chung. Tuy nhiên, phía nhà trường cũng xin rút kinh nghiệm theo phản ánh của sinh viên về việc khám sức khỏe cẩu thả, vội vã và sơ sài và sẽ điều chỉnh trong thời gian tới.
Theo Vụ Công tác HS-SV (Bộ GD&ĐT): Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho sinh viên các trường đại học do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục cùng thống nhất, cách thức triển khai Bộ Y tế đã có hướng dẫn riêng về việc này. Bộ Giáo dục cũng đang yêu cầu Bộ Y tế sửa đổi bổ sung văn bản cho hoàn chỉnh. Qua sự việc của HV Ngân hàng một phần cũng do nhà trường triển khai chưa đúng với tinh thần, như việc khám sức khỏe xong phải cung cấp cho người khám thông tin phản hồi tối thiểu, như việc đi khám sức khỏe cũng phải biết mình bị bệnh gì hay không, các em sinh viên bức xúc là đúng.
Trong Thông tư 13 của Bộ Y tế quy định đối với các trường hợp khám sức khỏe cho sinh viên:
a) Học sinh, sinh viên làm hồ sơ dự tuyển vào học tại các cơ sở giáo dục quốc dân, dạy nghề, người làm hồ sơ để dự thi lấy bằng lái xe và người lao động làm hồ sơ để xin được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sử dụng lao động phải được khám sức khỏe khi làm hồ sơ dự tuyển.
b) Học sinh, sinh viên và học viên khi được tuyển vào học tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề hoặc người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại cơ sở sử dụng lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng. Trong trường hợp giấy chứng nhận sức khỏe khi làm hồ sơ dự tuyển còn giá trị thì không nhất thiết phải khám sức khỏe khi tuyển dụng.
c) Học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục quốc dân, dạy nghề hoặc người lao động làm việc tại các cơ sở sử dụng lao động phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 năm. Đối với các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian khám sức khỏe định kỳ theo quy định của nghề và của công việc đó.
Theo GDVN