- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
ào thời điểm này, hầu hết các trường cao đẳng, đại học (CĐ,ĐH) chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè. Bên cạnh những sinh viên chọn về quê, hay tham gia các chương trình mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, nhiều sinh viên chọn đi làm thêm để có thu nhập và tích lũy kinh nghiệm.
Học từ thực tế cuộc sống
Ngoài việc có thêm một khoản thu nhập “khiêm tốn”, phần lớn các bạn sinh viên đều mong muốn có cơ hội cọ xát thực tế cuộc sống, tích lũy vốn sống và kinh nghiệm, làm hành trang cho sau này.
Để tránh bị lừa, sinh viên nên tìm việc làm ở những trung tâm của các đoàn hội.
Quang Hòa, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh, tâm sự: “Nhà em ở ngoài Thái Bình, đi về tiền xe tốn kém lắm, về nhà chơi mấy tháng hè cũng vô ích, nên em ở lại tìm việc làm thêm trong mấy tháng hè. Mấy anh chị học năm trước nói đi làm thêm sẽ giúp em năng động và có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Em đang học ngành Quản trị kinh doanh nên tìm việc làm ở lĩnh vực bán hàng hay nghiên cứu thị trường”.
“Không phải cứ tìm được việc là có thể bắt tay vào làm mà bạn còn phải trải qua một lớp tập huấn của công ty. Chính những buổi tập huấn này bạn được trang bị rất nhiều kiến thức”, Mai Trang, sinh viên trường ĐH Tài chính Maketting TP Hồ Chí Minh cho biết. Mai Trang chia sẻ thêm: “Vào những ngày rảnh rỗi trong năm học mình cũng đi làm thêm. Có lần mình đi giới thiệu sản phẩm cho một doanh nghiệp, chỉ làm chương trình 10 ngày nhưng được tập huấn rất kỹ. Mình phải tới công ty tập huấn 4 buổi, tìm hiểu về sản phẩm, kỹ năng giới thiệu sản phẩm... Từ đó, mình có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân. Một buổi giới thiệu sản phẩm như vậy tụi mình được 150.000 đồng”.
Vừa kết thúc kỳ thi, Trần Thị Yến, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tranh thủ tìm việc làm thêm trong dịp hè. Em được một trung tâm gia sư ở đường Trần Văn Đang giới thiệu tới dạy học lớp 5 ở quận Tân Bình. Một lần như vậy em phải trả phí 120.000 đồng. Đại diện trung tâm đưa cho em địa chỉ nhà để dạy mà em tìm mãi không thấy địa chỉ đó nằm ở đâu. Sau đó, Yến đã nhiều lần tới yêu cầu trung tâm trả lại tiền phí, nhưng bị khất hết lần này đến lần khác.
Phan Văn Việt, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng, rùng mình nhớ lại: “Em đang ngồi chơi ở công viên Gia Định, thì một anh ăn mặc rất lịch sự tới hỏi chuyện, rồi nói là muốn tìm người làm thêm. Anh ấy giới thiệu công việc rất hấp dẫn, thu nhập cũng cao. Như trong địa chỉ anh ấy đưa, em tới một căn nhà nằm trong hẻm ở gần bến xe Miền Tây, tới đó thì mới biết bán hàng đa cấp. Không những thế những người ở đây bắt em phải gọi điện thoại cho bạn bè, người thân mượn 3 triệu đồng đưa đến để làm thẻ hội viên mặc dù em đã từ chối nhiều lần. Cũng may sau đó em thoát được”.
Ông Nguyễn Văn Sang, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên khuyến cáo: Hiện có rất nhiều trung tâm giới thiệu việc làm mở ra, bên cạnh đó thì không ít những trung tâm “ma” nhằm lừa sinh viên. Bởi vậy, sinh viên khi đi tìm việc làm thêm cần phải hết sức thận trọng. Sinh viên nên đến những trung tâm uy tín của các đoàn hội như Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố. Trung tâm giới thiệu Thanh Niên, Trung tâm hỗ trợ việc làm sinh viên TP Hồ Chí Minh...
Theo Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên, trong mùa hè này trung tâm dự kiến có 4.000 đầu việc làm thêm với các việc như bán hàng, giới thiệu sản phẩm, phục vụ nhà hàng, nghiên cứu thị trường... Với những công việc này đòi hỏi sinh viên phải nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, nếu giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ thì đó là một lợi thế cho sinh viên khi tìm việc làm thêm.
Thận trọng khi tìm việc
Vào dịp hè, nắm bắt được nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên, không ít các cơ sở, trung tâm “ma” đua nhau trưng bày hàng loạt dịch vụ giới thiệu việc làm hấp dẫn, với lời hứa hẹn công việc tốt thu nhập cao. Theo ghi nhận của phóng viên, đa số những trung tâm này có diện tích khoảng 10 m2, để vừa một cái bàn, trên có một điện thoại và một cuốn sổ và treo một tấm bảng với một vài công việc được ghi trên bảng.
Dù là công việc làm thêm nhưng sinh viên cũng phải tạo ấn tượng cho người tuyển dụng như: Hồ sơ đầy đủ, kỹ năng giao tiếp, ăn mặc lịch sự, tác phong chuẩn mực.
Theo baotintuc.vn
Học từ thực tế cuộc sống
Ngoài việc có thêm một khoản thu nhập “khiêm tốn”, phần lớn các bạn sinh viên đều mong muốn có cơ hội cọ xát thực tế cuộc sống, tích lũy vốn sống và kinh nghiệm, làm hành trang cho sau này.
Quang Hòa, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh, tâm sự: “Nhà em ở ngoài Thái Bình, đi về tiền xe tốn kém lắm, về nhà chơi mấy tháng hè cũng vô ích, nên em ở lại tìm việc làm thêm trong mấy tháng hè. Mấy anh chị học năm trước nói đi làm thêm sẽ giúp em năng động và có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Em đang học ngành Quản trị kinh doanh nên tìm việc làm ở lĩnh vực bán hàng hay nghiên cứu thị trường”.
“Không phải cứ tìm được việc là có thể bắt tay vào làm mà bạn còn phải trải qua một lớp tập huấn của công ty. Chính những buổi tập huấn này bạn được trang bị rất nhiều kiến thức”, Mai Trang, sinh viên trường ĐH Tài chính Maketting TP Hồ Chí Minh cho biết. Mai Trang chia sẻ thêm: “Vào những ngày rảnh rỗi trong năm học mình cũng đi làm thêm. Có lần mình đi giới thiệu sản phẩm cho một doanh nghiệp, chỉ làm chương trình 10 ngày nhưng được tập huấn rất kỹ. Mình phải tới công ty tập huấn 4 buổi, tìm hiểu về sản phẩm, kỹ năng giới thiệu sản phẩm... Từ đó, mình có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân. Một buổi giới thiệu sản phẩm như vậy tụi mình được 150.000 đồng”.
Vừa kết thúc kỳ thi, Trần Thị Yến, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tranh thủ tìm việc làm thêm trong dịp hè. Em được một trung tâm gia sư ở đường Trần Văn Đang giới thiệu tới dạy học lớp 5 ở quận Tân Bình. Một lần như vậy em phải trả phí 120.000 đồng. Đại diện trung tâm đưa cho em địa chỉ nhà để dạy mà em tìm mãi không thấy địa chỉ đó nằm ở đâu. Sau đó, Yến đã nhiều lần tới yêu cầu trung tâm trả lại tiền phí, nhưng bị khất hết lần này đến lần khác.
Phan Văn Việt, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng, rùng mình nhớ lại: “Em đang ngồi chơi ở công viên Gia Định, thì một anh ăn mặc rất lịch sự tới hỏi chuyện, rồi nói là muốn tìm người làm thêm. Anh ấy giới thiệu công việc rất hấp dẫn, thu nhập cũng cao. Như trong địa chỉ anh ấy đưa, em tới một căn nhà nằm trong hẻm ở gần bến xe Miền Tây, tới đó thì mới biết bán hàng đa cấp. Không những thế những người ở đây bắt em phải gọi điện thoại cho bạn bè, người thân mượn 3 triệu đồng đưa đến để làm thẻ hội viên mặc dù em đã từ chối nhiều lần. Cũng may sau đó em thoát được”.
Ông Nguyễn Văn Sang, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên khuyến cáo: Hiện có rất nhiều trung tâm giới thiệu việc làm mở ra, bên cạnh đó thì không ít những trung tâm “ma” nhằm lừa sinh viên. Bởi vậy, sinh viên khi đi tìm việc làm thêm cần phải hết sức thận trọng. Sinh viên nên đến những trung tâm uy tín của các đoàn hội như Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố. Trung tâm giới thiệu Thanh Niên, Trung tâm hỗ trợ việc làm sinh viên TP Hồ Chí Minh...
Theo Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên, trong mùa hè này trung tâm dự kiến có 4.000 đầu việc làm thêm với các việc như bán hàng, giới thiệu sản phẩm, phục vụ nhà hàng, nghiên cứu thị trường... Với những công việc này đòi hỏi sinh viên phải nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, nếu giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ thì đó là một lợi thế cho sinh viên khi tìm việc làm thêm.
Thận trọng khi tìm việc
Vào dịp hè, nắm bắt được nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên, không ít các cơ sở, trung tâm “ma” đua nhau trưng bày hàng loạt dịch vụ giới thiệu việc làm hấp dẫn, với lời hứa hẹn công việc tốt thu nhập cao. Theo ghi nhận của phóng viên, đa số những trung tâm này có diện tích khoảng 10 m2, để vừa một cái bàn, trên có một điện thoại và một cuốn sổ và treo một tấm bảng với một vài công việc được ghi trên bảng.
Dù là công việc làm thêm nhưng sinh viên cũng phải tạo ấn tượng cho người tuyển dụng như: Hồ sơ đầy đủ, kỹ năng giao tiếp, ăn mặc lịch sự, tác phong chuẩn mực.
Theo baotintuc.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: