- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Hiện nay “du học Mỹ” là cánh cửa mơ ước của nhiều bạn trẻ, những người muốn học tập và nghiên cứu ở một nước có trình độ kỹ thuật tiên tiến và hệ thống giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới.
Cầm trong tay tấm Visa F1 với sự tự tin sẽ có một chương mới trong học tập và sự nghiệp, nhiều bạn trẻ đã mang theo hy vọng của bản thân và gia đình đến một đất nước mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể duy trì được độ tự tin, niềm đam mê và sự háo hức của mình khi phải đối mặt với nhiều điều xa lạ ở xứ người. Không ít người phải bỏ dở chỉ vì không thể hoặc không chịu thích nghi với cuộc sống mới – cuộc sống tự lập.
Theo sách vở, báo chí và các phương tiện truyền thông, chúng ta biết đến nước Mỹ như một “miền đất hứa”. Hiển nhiên Mỹ là nơi như thế, nhưng không phải cái gì cũng giống như trong điện ảnh hay trí tưởng tượng của chúng ta. Bên cạnh những khu mua sắm sầm uất, khu vui chơi hay những con đường dài bất tận, Mỹ còn có những bang hay thành phố nhỏ. Đó là những khu công nghiệp cũ, được giữ lại như là công viên quốc gia hoặc dùng làm khu trường đại học.
Điều cơ bản là ta phải tập chấp nhận
Giao thông ở Mỹ không giống như ở Việt Nam với xe máy là phương tiện chính, mà xe hơi mới là phương tiện cơ bản của người dân Mỹ. Tuy nhiên, đối với sinh viên quốc tế, việc lấy được bằng lái xe hay mua một chiếc xe hơi trong thời gian đầu là chuyện không phải ai cũng làm được. Vì thế, xe buýt là phương tiện chính để đi lại hoặc có bạn sẽ sắm cho mình chiếc xe đạp cho thuận tiện. Nếu muốn đi chơi hay tham gia các hoạt động ở xa thì sinh viên phải dùng xe lửa. Cảm giác của bạn là sự khác biệt hoàn toàn với mong đợi và hoàn cảnh trước đây của mình.
Tôi biết một trường hợp như thế vào kỳ mùa xuân 2012. Đó là một bạn gái người Trung Quốc, học chương trình pre-Master của Đại học Tổng hợp Massachusetts, Lowell. Trước kia,Lowelllà thành phố công nghiệp dệt may, nay trở thành công viên lịch sử của bang Massachusetts. Ở đây không có những khu vui chơi, giải trí hoặc những tòa nhà chọc trời. Khi đến môi trường sống yên tĩnh, bạn ấy đã vô cùng thất vọng. Là một cô “công chúa” ở Trung Quốc, việc thích nghi với điều kiện không ba mẹ chăm sóc, không xe hơi mà chỉ đi học bằng xe buýt là thử thách không hề dễ dàng với cô ấy.
Chỉ sau hai tuần, cô ấy đã quay về nước vì không thể thích nghi hoặc không chịu thích nghi. Mặc dù đây chỉ là trường hợp hiếm nhưng việc khó thích nghi với điều kiện sống mới rất phổ biến trong cộng đồng sinh viên quốc tế. Để tránh được những khó khăn này, các bạn sinh viên nên chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức về nơi mình sẽ tới và xác định mục đích của chúng ta là gì. Nếu bạn có thể chấp nhận được cuộc sống của một sinh viên thì bạn đã có bước khởi đầu tốt cho quá trình thích nghi.
Tham gia các hoạt động của cộng đồng Việt Nam
Một điều vô cùng quan trọng đối với sinh viên xa nhà là biết cách tổ chức cuộc sống của mình. Nếu bạn là người lần đầu tiên xa nhà, đây sẽ là một thử thách lớn, vì bạn không chỉ xa nhà mà còn di chuyển đến một đất nước hoàn toàn xa lạ. Bạn sẽ không có một người bạn nào ngay từ lúc bắt đầu. Thực chất, họ ở quanh bạn và điều bạn cần làm là kết nối được với họ. Đó có thể là bạn cùng lớp hoặc giáo sư, những người sẽ là bạn của bạn một cách tự nhiên.
Thêm nữa, đó có thể là những người bạn ViệtNam ngay trong trường nơi bạn học, hoặc Hội Thanh niên Sinh viên vùng Boston mở rộng. Bạn cũng có thể tìm được những người bạn trong các hội sinh viên Việt Nam ở các thành phố khác. Hãy kết nối với những người bạn này, bạn không chỉ có cơ hội chia sẻ, học hỏi mà còn mở ra các cơ hội khác trong tương lai. Mặc dù điều quan trọng mà mỗi sinh viên nhắm tới trước khi khởi hành là lấy tấm bằng khá, giỏi từ các trường đại học danh tiếng, việc tham gia các hoạt động cộng đồng mang tính kết nối cũng không kém phần quan trọng. Hãy dẹp bỏ cách sống khép kín, chỉ chăm chú vào việc học và những thứ cá nhân của mình. Hãy bỏ ra 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động bạn bè, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn là bạn nghĩ.
Nhiều bạn có hoàn cảnh gia đình khá giả thường nghĩ mình không cần ai giúp đỡ và cũng ít tiếp xúc với bạn bè. Đó là cách nghĩ sai lầm, có thểảnh hưởng trực tiếp đến quá trình du học của bạn. Nếu như chỉ sống trong cái vỏốc, bạn thậm chí đã rất khó sống được tại chính quê hương của mình mặc dù bên cạnh bạn luôn có người thân, “Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”. Điều này sẽ còn ảnh hưởng lớn khi ta đi học ở nước ngoài. Xa vắng người thân sẽ làm bạn cảm thấy cô đơn, nó sẽ tăng lên hơn rất nhiều nếu bên cạnh bạn không có những người bạn luôn sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn hoặc khi bạn cần. Hãy suy nghĩ và mở lòng ra để đón nhận những cơ hội, tất cả đều phụ thuộc vào quan điểm sống của bạn.
Đi du học là cơ hội tuyệt vời được tiếp cận kiến thức của nhân loại. Đó cũng chính là cơ hội tạo ra thay đổi lớn và tạo dựng một tương lai tốt đẹp cho chính mình. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những thách thức, sinh viên phải trang bị cho mình một hành trang cần thiết để vững bước trên con đường mình đã chọn. Đi học xa nhà không phải là thử thách khó khăn, điều khó nhất là vượt lên chính mình, dám thay đổi chính mình để phù hợp với cuộc sống mới. Chúc các bạn thành công.
LÊ ĐỨC (Hội TNSV Việt Nam ở Boston)/DNSGCT
Cầm trong tay tấm Visa F1 với sự tự tin sẽ có một chương mới trong học tập và sự nghiệp, nhiều bạn trẻ đã mang theo hy vọng của bản thân và gia đình đến một đất nước mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể duy trì được độ tự tin, niềm đam mê và sự háo hức của mình khi phải đối mặt với nhiều điều xa lạ ở xứ người. Không ít người phải bỏ dở chỉ vì không thể hoặc không chịu thích nghi với cuộc sống mới – cuộc sống tự lập.
Theo sách vở, báo chí và các phương tiện truyền thông, chúng ta biết đến nước Mỹ như một “miền đất hứa”. Hiển nhiên Mỹ là nơi như thế, nhưng không phải cái gì cũng giống như trong điện ảnh hay trí tưởng tượng của chúng ta. Bên cạnh những khu mua sắm sầm uất, khu vui chơi hay những con đường dài bất tận, Mỹ còn có những bang hay thành phố nhỏ. Đó là những khu công nghiệp cũ, được giữ lại như là công viên quốc gia hoặc dùng làm khu trường đại học.
Điều cơ bản là ta phải tập chấp nhận
Giao thông ở Mỹ không giống như ở Việt Nam với xe máy là phương tiện chính, mà xe hơi mới là phương tiện cơ bản của người dân Mỹ. Tuy nhiên, đối với sinh viên quốc tế, việc lấy được bằng lái xe hay mua một chiếc xe hơi trong thời gian đầu là chuyện không phải ai cũng làm được. Vì thế, xe buýt là phương tiện chính để đi lại hoặc có bạn sẽ sắm cho mình chiếc xe đạp cho thuận tiện. Nếu muốn đi chơi hay tham gia các hoạt động ở xa thì sinh viên phải dùng xe lửa. Cảm giác của bạn là sự khác biệt hoàn toàn với mong đợi và hoàn cảnh trước đây của mình.
Tôi biết một trường hợp như thế vào kỳ mùa xuân 2012. Đó là một bạn gái người Trung Quốc, học chương trình pre-Master của Đại học Tổng hợp Massachusetts, Lowell. Trước kia,Lowelllà thành phố công nghiệp dệt may, nay trở thành công viên lịch sử của bang Massachusetts. Ở đây không có những khu vui chơi, giải trí hoặc những tòa nhà chọc trời. Khi đến môi trường sống yên tĩnh, bạn ấy đã vô cùng thất vọng. Là một cô “công chúa” ở Trung Quốc, việc thích nghi với điều kiện không ba mẹ chăm sóc, không xe hơi mà chỉ đi học bằng xe buýt là thử thách không hề dễ dàng với cô ấy.
Chỉ sau hai tuần, cô ấy đã quay về nước vì không thể thích nghi hoặc không chịu thích nghi. Mặc dù đây chỉ là trường hợp hiếm nhưng việc khó thích nghi với điều kiện sống mới rất phổ biến trong cộng đồng sinh viên quốc tế. Để tránh được những khó khăn này, các bạn sinh viên nên chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức về nơi mình sẽ tới và xác định mục đích của chúng ta là gì. Nếu bạn có thể chấp nhận được cuộc sống của một sinh viên thì bạn đã có bước khởi đầu tốt cho quá trình thích nghi.
Tham gia các hoạt động của cộng đồng Việt Nam
Một điều vô cùng quan trọng đối với sinh viên xa nhà là biết cách tổ chức cuộc sống của mình. Nếu bạn là người lần đầu tiên xa nhà, đây sẽ là một thử thách lớn, vì bạn không chỉ xa nhà mà còn di chuyển đến một đất nước hoàn toàn xa lạ. Bạn sẽ không có một người bạn nào ngay từ lúc bắt đầu. Thực chất, họ ở quanh bạn và điều bạn cần làm là kết nối được với họ. Đó có thể là bạn cùng lớp hoặc giáo sư, những người sẽ là bạn của bạn một cách tự nhiên.
Thêm nữa, đó có thể là những người bạn ViệtNam ngay trong trường nơi bạn học, hoặc Hội Thanh niên Sinh viên vùng Boston mở rộng. Bạn cũng có thể tìm được những người bạn trong các hội sinh viên Việt Nam ở các thành phố khác. Hãy kết nối với những người bạn này, bạn không chỉ có cơ hội chia sẻ, học hỏi mà còn mở ra các cơ hội khác trong tương lai. Mặc dù điều quan trọng mà mỗi sinh viên nhắm tới trước khi khởi hành là lấy tấm bằng khá, giỏi từ các trường đại học danh tiếng, việc tham gia các hoạt động cộng đồng mang tính kết nối cũng không kém phần quan trọng. Hãy dẹp bỏ cách sống khép kín, chỉ chăm chú vào việc học và những thứ cá nhân của mình. Hãy bỏ ra 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động bạn bè, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn là bạn nghĩ.
Nhiều bạn có hoàn cảnh gia đình khá giả thường nghĩ mình không cần ai giúp đỡ và cũng ít tiếp xúc với bạn bè. Đó là cách nghĩ sai lầm, có thểảnh hưởng trực tiếp đến quá trình du học của bạn. Nếu như chỉ sống trong cái vỏốc, bạn thậm chí đã rất khó sống được tại chính quê hương của mình mặc dù bên cạnh bạn luôn có người thân, “Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”. Điều này sẽ còn ảnh hưởng lớn khi ta đi học ở nước ngoài. Xa vắng người thân sẽ làm bạn cảm thấy cô đơn, nó sẽ tăng lên hơn rất nhiều nếu bên cạnh bạn không có những người bạn luôn sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn hoặc khi bạn cần. Hãy suy nghĩ và mở lòng ra để đón nhận những cơ hội, tất cả đều phụ thuộc vào quan điểm sống của bạn.
Đi du học là cơ hội tuyệt vời được tiếp cận kiến thức của nhân loại. Đó cũng chính là cơ hội tạo ra thay đổi lớn và tạo dựng một tương lai tốt đẹp cho chính mình. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những thách thức, sinh viên phải trang bị cho mình một hành trang cần thiết để vững bước trên con đường mình đã chọn. Đi học xa nhà không phải là thử thách khó khăn, điều khó nhất là vượt lên chính mình, dám thay đổi chính mình để phù hợp với cuộc sống mới. Chúc các bạn thành công.
LÊ ĐỨC (Hội TNSV Việt Nam ở Boston)/DNSGCT