- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Sau kỳ nghỉ Tết, thay vì tập trung bài vở, nhiều SV lại dành thời gian để đi... xem bói. Chỉ cần ngồi chơi với một vài nhóm bạn, bạn có thể nghe câu chuyện “huyền bí” về các “thầy” cũng như nhận được hàng tá địa chỉ xem bói với nhiều kiểu khác nhau.
Xem bói để… tự tin (?!)
Căn phòng nơi “cô Diễm” nằm sâu trong dãy trọ ở quận 8. Thế nhưng mới 8h sáng đã có rất đông các bạn SV ngồi chờ đến lượt xem bói. Diễm M. (năm thứ 3, khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH Hoa Sen) cho biết: “Bây giờ mà không tranh thủ thì vài bữa người ta kéo đến đông sẽ rất khó xem. Biết được những điều tốt đẹp hay rủi ro để tránh trong năm tới thì mình sẽ cảm thấy… an tâm hơn”.
Cùng chung tâm trạng, bạn Bích P. (năm thứ 2, khoa Toán, trường CĐ Kinh tế) thổ lộ: “Sang năm mình thi tốt nghiệp rồi. Đây là kỳ thi rất quan trọng nên mình đi xem mọi việc có suôn sẻ không”.
Xem bói dịp đầu năm giống như cơn sốt dai dẳng và dễ lây lan. Nhiều bạn tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian để chạy từ chỗ xem bói này đến điểm xem bói khác, chỉ với lý do là nơi này thầy phán… chưa đúng hoặc thầy nói không hợp với ý mình (?!)
Cô bạn Như H. (CĐ Nguyễn Tất Thành) sau mấy ngày chạy đôn chạy đáo mà vẫn chưa có chỗ nào thầy bói đúng với hoàn cảnh và… tâm trạng, H. quyết hỏi khắp các bạn bè, lục lọi tìm kiếm địa chỉ xem bói để tìm ra một thầy “cao tay ấn” để xem cho mình một quẻ.
H. tâm sự: “Năm nào mình cũng đi xem bói vào dịp đầu năm. Sau khi xem, nếu biết mình hay người thân có điều xui xẻo trong năm mới, mình sẽ mua bánh và trái cây lên chùa hoặc đến nhà thầy để cúng giải hạn”.
Hết sạch tiền lì xì
Năm nay, vật giá leo thang nên phí xem bói cũng lên vèo vèo. Trước Tết, nhiều chỗ xem bói chỉ ở mức giá 30.000 – 40.000 đồng/lần thì đến thời điểm này đều tăng từ 50.000 – 70.000 đồng/lần xem. Nhờ có tiền lì xì, nhiều bạn nữ không ngại ngần bỏ ra 300.000 – 400.000 đồng cho một quẻ bói “dịch vụ”.
Như H. cho biết, chỉ cần gọi điện thoại và hẹn trước địa điểm, ngày giờ thì thầy sẽ đến tận nơi để xem nhưng phải trả cho thầy với mức giá rất cao vì “thỉnh” được thầy tới cũng như chi phí di chuyển”.
Lần theo số điện thoại 0905…, chúng tôi gọi đến thầy A. được thầy tự quảng cáo cho biết thầy chính là địa chỉ tin cậy của nhiều SV. Tuy nhiên, mức giá thầy đưa ra không SV chút nào. Với mức giá 700.000 đồng mỗi “quẻ”, nhóm bạn có nhu cầu sẽ được thầy đến tận nơi và cho biết tất cả những chuyện sẽ xảy ra trong năm tới.
Chuốc lấy muộn phiền
Tương lai tốt xấu trong năm mới ra sao chưa thấy, nhiều tình huống trớ trêu do quá tin vào lời phán của các“thầy”. Đào Duy T. (ĐH Ky thuật – Công nghệ) ủ ê bảo: Phải đợi hết năm nay mới được mua xe máy vì thầy bói phán rằng nếu mua sớm thì sẽ bị mất!
Bạn Ngọc D. (ĐH Văn Lang) thì làm cả nhà một phen khiếp vía vì tin lời “thầy”. Khi nghe phán rằng bố D. bị bệnh sắp chết, cô nàng hốt hoảng gọi điện về báo cho gia đình biết. Cả nhà giật mình vì bố vẫn đang... khỏe mạnh.
Valentine vừa rồi, lượng SV đi xem bói tăng vọt vì muốn biết chuyện tình yêu ra sao. Là một nạn nhân của “lời thầy phán”, Lê T. (trường CĐ bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp) ấm ức tâm sự: “Từ hôm coi bói về, cô ấy cứ tránh không thèm gặp mặt mình. Hỏi mãi, mới biết “thầy” của cô ấy phán rằng, cô ấy đang bị mình… dối gạt!”.
Không hiếm bạn đã mất người yêu một cách lãng xẹt chỉ vì thầy bảo rằng, tên của vợ tương lai...không giống tên người yêu bây giờ (!).
Phân biệt được những lời phán đoán mù mờ với đời sống thực tế, nhận thức ranh giới giữa thú vui lấy may đầu năm với mê tín dị đoan là điều chừng như quá đơn giản với nhận thức của SV.
Thế nhưng xem ra vẫn còn không ít bạn bị dẫn dụ bởi những lời nói hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học, để phải rơi vào cái bẫy cũ mèm: Bị móc túi và chuốc lấy muộn phiền không đáng có.
Xem bói để… tự tin (?!)
Căn phòng nơi “cô Diễm” nằm sâu trong dãy trọ ở quận 8. Thế nhưng mới 8h sáng đã có rất đông các bạn SV ngồi chờ đến lượt xem bói. Diễm M. (năm thứ 3, khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH Hoa Sen) cho biết: “Bây giờ mà không tranh thủ thì vài bữa người ta kéo đến đông sẽ rất khó xem. Biết được những điều tốt đẹp hay rủi ro để tránh trong năm tới thì mình sẽ cảm thấy… an tâm hơn”.
Cùng chung tâm trạng, bạn Bích P. (năm thứ 2, khoa Toán, trường CĐ Kinh tế) thổ lộ: “Sang năm mình thi tốt nghiệp rồi. Đây là kỳ thi rất quan trọng nên mình đi xem mọi việc có suôn sẻ không”.
Xem bói dịp đầu năm giống như cơn sốt dai dẳng và dễ lây lan. Nhiều bạn tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian để chạy từ chỗ xem bói này đến điểm xem bói khác, chỉ với lý do là nơi này thầy phán… chưa đúng hoặc thầy nói không hợp với ý mình (?!)
Cô bạn Như H. (CĐ Nguyễn Tất Thành) sau mấy ngày chạy đôn chạy đáo mà vẫn chưa có chỗ nào thầy bói đúng với hoàn cảnh và… tâm trạng, H. quyết hỏi khắp các bạn bè, lục lọi tìm kiếm địa chỉ xem bói để tìm ra một thầy “cao tay ấn” để xem cho mình một quẻ.
H. tâm sự: “Năm nào mình cũng đi xem bói vào dịp đầu năm. Sau khi xem, nếu biết mình hay người thân có điều xui xẻo trong năm mới, mình sẽ mua bánh và trái cây lên chùa hoặc đến nhà thầy để cúng giải hạn”.
Hết sạch tiền lì xì
Năm nay, vật giá leo thang nên phí xem bói cũng lên vèo vèo. Trước Tết, nhiều chỗ xem bói chỉ ở mức giá 30.000 – 40.000 đồng/lần thì đến thời điểm này đều tăng từ 50.000 – 70.000 đồng/lần xem. Nhờ có tiền lì xì, nhiều bạn nữ không ngại ngần bỏ ra 300.000 – 400.000 đồng cho một quẻ bói “dịch vụ”.
Như H. cho biết, chỉ cần gọi điện thoại và hẹn trước địa điểm, ngày giờ thì thầy sẽ đến tận nơi để xem nhưng phải trả cho thầy với mức giá rất cao vì “thỉnh” được thầy tới cũng như chi phí di chuyển”.
Lần theo số điện thoại 0905…, chúng tôi gọi đến thầy A. được thầy tự quảng cáo cho biết thầy chính là địa chỉ tin cậy của nhiều SV. Tuy nhiên, mức giá thầy đưa ra không SV chút nào. Với mức giá 700.000 đồng mỗi “quẻ”, nhóm bạn có nhu cầu sẽ được thầy đến tận nơi và cho biết tất cả những chuyện sẽ xảy ra trong năm tới.
Chuốc lấy muộn phiền
Tương lai tốt xấu trong năm mới ra sao chưa thấy, nhiều tình huống trớ trêu do quá tin vào lời phán của các“thầy”. Đào Duy T. (ĐH Ky thuật – Công nghệ) ủ ê bảo: Phải đợi hết năm nay mới được mua xe máy vì thầy bói phán rằng nếu mua sớm thì sẽ bị mất!
Bạn Ngọc D. (ĐH Văn Lang) thì làm cả nhà một phen khiếp vía vì tin lời “thầy”. Khi nghe phán rằng bố D. bị bệnh sắp chết, cô nàng hốt hoảng gọi điện về báo cho gia đình biết. Cả nhà giật mình vì bố vẫn đang... khỏe mạnh.
Valentine vừa rồi, lượng SV đi xem bói tăng vọt vì muốn biết chuyện tình yêu ra sao. Là một nạn nhân của “lời thầy phán”, Lê T. (trường CĐ bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp) ấm ức tâm sự: “Từ hôm coi bói về, cô ấy cứ tránh không thèm gặp mặt mình. Hỏi mãi, mới biết “thầy” của cô ấy phán rằng, cô ấy đang bị mình… dối gạt!”.
Không hiếm bạn đã mất người yêu một cách lãng xẹt chỉ vì thầy bảo rằng, tên của vợ tương lai...không giống tên người yêu bây giờ (!).
Phân biệt được những lời phán đoán mù mờ với đời sống thực tế, nhận thức ranh giới giữa thú vui lấy may đầu năm với mê tín dị đoan là điều chừng như quá đơn giản với nhận thức của SV.
Thế nhưng xem ra vẫn còn không ít bạn bị dẫn dụ bởi những lời nói hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học, để phải rơi vào cái bẫy cũ mèm: Bị móc túi và chuốc lấy muộn phiền không đáng có.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: