- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Giữa lạnh lẽo đêm đông nơi chợ đêm, lưng áo của những sinh viên bết đẫm mồ hôi khi quần quật làm phu khuân vác những bao hàng rau củ quả nặng trĩu.
Chợ đầu mối Hòa Cường (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là nơi phân phối rau, củ quả lớn nhất khu vực miền Trung cho Đà Nẵng và các tỉnh lân cận với hàng trăm tấn mỗi ngày.
0 giờ, khi thành phố chìm vào giấc ngủ, tiếng động cơ của những chiếc xe container, xe tải, và tiếng cười nói í ới của hàng trăm người lao động, báo hiệu một đêm mưu sinh mới bắt đầu.
Thành (SV năm 3 ĐH Kiến trúc Đà Nẵng) nuốt vội mẩu bánh mỳ, lao nhanh về phía góc quầy đại lý lấy chiếc xe đẩy hướng về phía các container đang đậu phía vệ đường.
Đến nơi, cũng vừa lúc các chủ xe gọi tên chủ hàng. Nghe gọi đến tên của chủ hàng mà mình làm thuê, Hiệp, SV năm 4 cũng ĐH Kiến trúc vội vàng ghé vai đỡ những bao hàng chất đầy lên xe đẩy, rồi co người kéo xe, luồn lách qua những lối nhỏ trong chợ.
“Mình làm ở đây được 4 năm rồi, từ đầu khóa học”. Hiệp quê ở Nghệ An, gia đình nghèo, lại là anh cả nên mới nhập học đã xin làm thêm ở chợ này. Mỗi đêm vất vả, những sinh viên như Hiệp, Thành kiếm được 100-120 nghìn đồng. Nếu chịu khó và đủ sức cày cuốc cả tháng cũng kiếm được 2-3 triệu đồng, còn hơn làm gia sư, phụ bán cà phê.
Vật lộn với những bao hàng nặng quá cỡ chuyển từ xe đẩy xuống gian hàng, Mạnh (SV Cao đẳng Phương Đông) cho biết, có những bao còn to hơn. Những bao từ 80–120 kg như vậy, phải nhờ trợ giúp của “đồng nghiệp”.
“Những ngày đầu mới vào làm chân tay sưng phồng, lại buồn ngủ, cứ sợ đánh rơi bao hàng dập hết rau, củ quả thì các bà tiểu thương chửi mất mặt”.
“Làm nghề này thức đêm mệt lắm, gió mưa vẫn phải đi làm, nếu không sẽ không được các bà chủ không thuê nữa”, Duẩn (quê Hà Tĩnh) cho biết. Mỗi đêm những sinh viên này chỉ tranh thủ ngủ được 1- 2 tiếng sau bữa ăn tối.
“Cứ ăn tối xong, xem qua bài vở rồi tranh thủ chợp mắt cho đến giờ làm”, Hiệp giãi bày. Sau một đêm làm việc vất vả, ai nấy vội vàng về phòng trọ, thay đồ rồi lao nhanh tới trường.
5 giờ sáng, trời rạng dần, những ánh đèn điện thu nhỏ lại thành một đốm sáng nhỏ bé. Những chuyến xe hàng cũng đã vơi dần trong bước chân nặng nề của những sinh viên gương mặt hốc hác, đôi mắt bơ phờ.
Khi Thành hì hục bưng xong những bao hàng cuối cùng, bà chủ gian hàng tiến lại gần, dúi vào bàn tay đen nhẻm của Thành 100 ngàn đồng, kèm câu nói: “Đưa nốt số bao hàng còn lại vào cho cô. Đêm mai nhiều hàng hơn, con tranh thủ ra sớm”. Thành vội nhét đồng tiền vào túi áo, còm lưng đẩy số hàng còn lại khi trời đã sáng…
Chợ đầu mối Hòa Cường (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là nơi phân phối rau, củ quả lớn nhất khu vực miền Trung cho Đà Nẵng và các tỉnh lân cận với hàng trăm tấn mỗi ngày.
0 giờ, khi thành phố chìm vào giấc ngủ, tiếng động cơ của những chiếc xe container, xe tải, và tiếng cười nói í ới của hàng trăm người lao động, báo hiệu một đêm mưu sinh mới bắt đầu.
Vác hàng, kéo xe nặng trĩu suốt đêm đông, đến rạng sáng, mỗi sinh viên được nhận chừng 100.000 đồng - Ảnh: Sỹ Đồng |
Đến nơi, cũng vừa lúc các chủ xe gọi tên chủ hàng. Nghe gọi đến tên của chủ hàng mà mình làm thuê, Hiệp, SV năm 4 cũng ĐH Kiến trúc vội vàng ghé vai đỡ những bao hàng chất đầy lên xe đẩy, rồi co người kéo xe, luồn lách qua những lối nhỏ trong chợ.
“Mình làm ở đây được 4 năm rồi, từ đầu khóa học”. Hiệp quê ở Nghệ An, gia đình nghèo, lại là anh cả nên mới nhập học đã xin làm thêm ở chợ này. Mỗi đêm vất vả, những sinh viên như Hiệp, Thành kiếm được 100-120 nghìn đồng. Nếu chịu khó và đủ sức cày cuốc cả tháng cũng kiếm được 2-3 triệu đồng, còn hơn làm gia sư, phụ bán cà phê.
Vật lộn với những bao hàng nặng quá cỡ chuyển từ xe đẩy xuống gian hàng, Mạnh (SV Cao đẳng Phương Đông) cho biết, có những bao còn to hơn. Những bao từ 80–120 kg như vậy, phải nhờ trợ giúp của “đồng nghiệp”.
“Những ngày đầu mới vào làm chân tay sưng phồng, lại buồn ngủ, cứ sợ đánh rơi bao hàng dập hết rau, củ quả thì các bà tiểu thương chửi mất mặt”.
“Làm nghề này thức đêm mệt lắm, gió mưa vẫn phải đi làm, nếu không sẽ không được các bà chủ không thuê nữa”, Duẩn (quê Hà Tĩnh) cho biết. Mỗi đêm những sinh viên này chỉ tranh thủ ngủ được 1- 2 tiếng sau bữa ăn tối.
“Cứ ăn tối xong, xem qua bài vở rồi tranh thủ chợp mắt cho đến giờ làm”, Hiệp giãi bày. Sau một đêm làm việc vất vả, ai nấy vội vàng về phòng trọ, thay đồ rồi lao nhanh tới trường.
5 giờ sáng, trời rạng dần, những ánh đèn điện thu nhỏ lại thành một đốm sáng nhỏ bé. Những chuyến xe hàng cũng đã vơi dần trong bước chân nặng nề của những sinh viên gương mặt hốc hác, đôi mắt bơ phờ.
Khi Thành hì hục bưng xong những bao hàng cuối cùng, bà chủ gian hàng tiến lại gần, dúi vào bàn tay đen nhẻm của Thành 100 ngàn đồng, kèm câu nói: “Đưa nốt số bao hàng còn lại vào cho cô. Đêm mai nhiều hàng hơn, con tranh thủ ra sớm”. Thành vội nhét đồng tiền vào túi áo, còm lưng đẩy số hàng còn lại khi trời đã sáng…
Theo Thanhnien