Sinh viên chuẩn bị gì để trở thành nhà quản trị?

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
Để trở thành chuyên viên, trưởng nhóm, phó phòng, trưởng phòng (nhà quản trị), ít nhất sinh viên cũng phải trãi qua giai đoạn vài năm thử thách trong thực tế. Và theo xu hướng tuyển dụng mới hiện nay, để được thử thách và được đào tạo thêm thành những lãnh đạo cấp cao trong tương lai thì người thi tuyển phải là sinh viên năm cuối ở các trường đại học, có kết quả học tập đạt loại khá trở lên, giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, có khả năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm.

Nghe%20thiet%20ke%20oto%201.jpg

Dù con đường đến với các vị trí quản lý khá chông gai, nhưng các nhà quản trị “tương lai”đang làm việc tại các công ty rất háo hức khám phá những điều mới lạ. (Hình minh họa)


Khi xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt ở bộ phận quản lý trung và cao cấp, các doanh nghiệp không chỉ tuyển dụng thêm “nhân tài” đã có từ bên ngoài, mà họ còn chuẩn bị “lực lượng dự bị” để khi cần có thể thay thế. Đây chính là xu hướng tuyển dụng mới hiện nay, là điều kiện và cũng là cơ hội cho những sinh viên năng động, muốn khẳng định mình.

Cơ hội hiện tại

Ở hầu hết các công ty lớn như: Unilever, Coca-Cola, Prudential, Pepsi, Nestlé, P&G, Maersk, Metro, Ernst & Young Việt Nam.... đều muốn tìm kiếm và đào tạo ra những nhà quản trị, lãnh đạo tương lai cho doanh nghiệp mình khi những sinh viên này vừa rời khỏi ghế giảng đường (tìm kiếm nhân tài trong giới trẻ dễ hơn tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm làm việc từ những công ty khác).

Với những người trẻ, doanh nghiệp dễ đào tạo và huấn luyện hơn vì họ vừa mới ra trường, chưa bị ảnh hưởng hoặc tác động từ bất cứ môi trường văn hóa kinh doanh nào. Hơn nữa, khi được đánh giá đúng năng lực bản thân và được công ty quan tâm đào tạo (doanh nghiệp tài trợ mọi chi phí học nâng cao và có hợp đồng cam kết làm việc dài hạn) thì những người này sẽ rất trung thành.

Đây sẽ là đội ngũ quản lý trẻ trung, nhiều tiềm năng, có thể nắm rõ mô hình và lĩnh vực kinh doanh của công ty, là nền tảng cho sự gắn bó lâu dài sau này, giúp giảm thiểu tỷ lệ biến động nhân sự.

Chính vì được xem là con đường tiến thân nhanh nhất của những người trẻ năng động, muốn khẳng định mình. Nên hằng năm, đến mùa sinh viên đi thực tập và sắp ra trường các cuộc thi tuyển dụng (hoặc nhận sinh viên năm cuối thực tập) của các tập đoàn đa quốc gia đều có rất đông người tham dự, mặc dù số lượng tuyển dụng mỗi năm không nhiều và yêu cầu điều kiện rất cao.

Yêu cầu cần có

Tùy theo lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà các vị trí tuyển dụng cũng khác nhau. Hằng năm, Unilever tuyển dụng từ 15 - 25 cho các vị trí quản lý (tương lai) như tiếp thị, bán hàng, kế toán, phụ trách chuỗi cung ứng, điều hành sản xuất và nhân sự; Prudential tuyển dụng ở những lĩnh vực bảo hiểm, định phí, pháp lý, tiếp thị, kinh doanh, nhân sự và công nghệ thông tin; còn Coca-Cola thì tuyển chọn cho các công việc thuộc lĩnh vực tiếp thị, chuỗi cung ứng, kinh doanh, tài chính...

Theo Giám đốc Nhân sự Prudential Việt Nam Đinh Kim Nhung, Prudential đang khởi động chương trình “Quản trị viên tập sự 2011”, đây là cơ hội đặc biệt giúp các sinh viên tài năng người Việt khởi nghiệp trong một môi trường chuyên nghiệp, đa dạng và nhiều thử thách, hướng tới trở thành những nhà quản trị giỏi trong những năm tới…

Để được tiếp nhận, sinh viên phải trải qua các vòng thi tuyển (phỏng vấn) khắt khe, người thi tuyển phải là sinh viên năm cuối ở các trường đại học, có kết quả học tập đạt loại khá trở lên, giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, có khả năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm.

Sau đó sẽ được giao nhiệm vụ theo các dự án ở các phòng, ban trong công ty, sẽ được thử thách để trở thành chuyên viên, trưởng nhóm, phó phòng, trưởng phòng và quản lý cấp cao. (Thời gian thử thách thường là 3 hoặc hơn 4 năm).

sinh%20vien%20hoc%20lam%20quan%20tri.jpg

Học hỏi và rèn luyện

Trần Đình Khánh Hưng, đang làm việc trong lĩnh vực tài chính tại Prudential, cho biết, dù đã được đào tạo và trang bị một lượng kiến thức chuyên ngành có chiều sâu, mang tính thực tiễn cao về tài chính doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, nhưng kỹ năng mềm và những hiểu biết về công tác tổ chức cũng như phương thức điều hành thực tế của Hưng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà Hưng rất quyết tâm học hỏi thêm, Khánh Hưng cho biết: “Làm việc tại một định chế tài chính có tiềm lực và uy tín như Prudential không chỉ đem lại cho Hưng cơ hội tiếp cận phương thức tổ chức, hoạt động của một doanh nghiệp lớn, mà còn giúp Hưng học hỏi được nhiều điều từ phương thức điều hành về phương diện tài chính của một công ty đa quốc gia”.

Một bạn khác, bạn Hoàng Ngân Hà, cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và có được bài học thực tế thú vị tại Prudential. “Ngay khi mới bước vào Công ty tôi đã may mắn được tham gia chiến dịch quảng bá thương hiệu Prudential “Sức mạnh của sự lắng nghe” được thực hiện trên toàn quốc. Bản thân tôi đã ưa thích lĩnh vực tiếp thị từ lâu, nên khi được tham gia một chiến dịch lớn như vậy, tôi thấy rất hứng thú. Tất nhiên, trong quá trình làm việc không tránh khỏi những thiếu sót và những lúc căng thẳng, nhưng khi nhìn lại những gì mình đã học được thì tôi càng tin chắc vào lựa chọn của mình”, Ngân Hà chia sẻ.

Theo: Quản trị viên tập sự: Con đường tiến thân (Hồng Nga/DNSG)
 
phương pháp học tiếng trung hiệu quả

Học Tiếng Trung Hiệu Quả
clip_image002.jpg
Các bước

1. Băt đầu từ đơn giản.
Đừng ép bản thân mình phải học quá nhiều thứ. Mua một vài quyển sách từ hiệu sách, đọc qua hướng dẫn và lướt qua các bài học để đưa vào đầu những điều cơ bản nhất. Nếu có thể hãy liên hệ với một người bạn của bạn ở Trung Quốc để người đó có thể mua cho bạn một quyển sách với những thông tin đầy đủ, chính xác.

Học tiếng Trung thật dễ
Mắt thấy, tai nghe là cách học tiếng Trung nhanh nhất và dễ nhất.
www.ninhao.com


2. Tự kiểm tra trình độ của mình và nhờ người khác kiểm tra chính mình. Nhưng phải nhớ đây không phải là một bài kiểm tra, việc này chỉ giúp bạn học tiếng Trung tốt hơn thôi

3. Tìm kiếm cơ hội để thực hành những gì bạn đã học.
Rất có thể ở dưới phố có một quán ăn Tầu. Nếu ở đó có người Trung Quốc hãy đến bắt chuyện với họ bằng tiếng Trung. Bạn không cần phải mời họ ăn. Họ sẽ rất vui nếu bạn thể hiện bạn niềm thích thú của bạn về văn hóa. Nếu bạn ko thể tìm được ai, hãy đến ở trên phố người Hoa. Có thể một trong những người cạnh bạn nói tiếng Trung. Hãy đảm bảo là họ nói tiếng Quan Thoại nếu không bạn sẽ thấy rất khó hiểu và ngần ngại giao tiếp.

4. Đừng tự khuyển trách mình
Học ngoại ngữ là cả một quá trình liên tục lâu dài. Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ khó nhất vì thế nó tốn rất nhiều thời gian.

5. Nếu bạn thất bại trong việc tự học, hãy tham gia một lớp học tiếng Trung. Một khi xung quanh môi trường bạn sống là những người Châu Á thì sẽ có nhiều lớp dạy tiếng tình nguyện mà học phí chỉ khoảng 300 USD đến khoảng 500 USD/ năm


6. Hãy tìm cách phù hợp nhất với bạn. Bạn học có hiệu quả không khi ngồi viết lại những cụ từ hay đọc lại, đọc to chúng lên hay nghe chúng? Nếu chưa tìm ra được bạn hãy thực hành những cách khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất cho bạn

7. Hãy viết lại những cụm từ, từ lên giấy. Bạn sẽ không biết lúc nào cần đến chúng. Đến khi cần bạn có thể nhanh chóng tìm thấy chúng.
8. Tập nói theo thanh điệu. Có bốn thanh điệu chúng đực ký hiệu ngay phía trên các chữ để biểu hiện những cách phát âm khác nhau.
- Thanh điệu đầu tiên là thanh cao và bằng. Giọng của bạn sẽ giữ ở mức bình thường không cao, không thấp
- Thanh thứ hai là thanh cao. Giọng bạn sẽ cao lên khi phát âm thanh này giống như khi bạn hỏi lại ai đó lặp lại những gì họ vừa nói như “ hả?” “ Cái gì cơ?”
- Thanh thứ ba là thanh nặng. Bạn phát âm trầm xuống rồi lại lên cao. Khi hai thanh ba đúng cạnh nhau,chữ thứ nhất phát âm như thanh hai còn chữ thứ hai giữ nguyên thanh điệu.
- Thanh thứ 4, hãy phát âm các từ giống như giọng của một người đàn ông hay như khi bạn đọc sách hay đọc được thông tin gì thú vị trên báo bạn sẽ phát ra âm “ừm ừm”. Dễ phải không? Nếu không đừng vội nản. Sẽ rất hiệu quả nếu bạn nghe những âm thanh này từ người bản địa và bạn sẽ không bị nhầm lẫn các thanh điệu với nhau.

Hãy nói xin chào. Người Trung Quốc nói “xin chào” là “Ni hao”. Đề phát âm từ này chính xác, chữ “Ni” sẽ phát âm như thanh 2 còn chữ “hao” phát âm như thanh ba. Thật ra “ni” phát âm như thanh ba nhưng trong trường hợp này thanh ba biến thành thanh hai. Đừng lo lắng về vấn đề này, khi bạn học bạn sẽ được làm quen dần dần. “Ni” có nghĩa là “bạn”; “hao” nghĩa là “tốt, khỏe”. Vì thế nghĩa cơ bản của chính là “Bạn tốt/khỏe” nhưng trong tiếng Trung nó có nghia là “ xin chào”



Bạn muốn học ở trung tâm thì cần chọn một trung tâm có chất lượng và phù hợp. Học trung tâm chuyên dạy tiếng trung, thầy cô nhiệt tình, lớp học sôi động. không khó khăn trong việc trao đổi them ngoài giờ với giáo viên. Học phí thì phù hợp có khi còn rẻ hơn mà chất lượng cực tốt.
Địa chỉ của trung tâm ngoại ngữ Việt Trung: số 10/156, Hồng Mai, Hai Bà Trưng.
Bạn có thể vào web: tiengtrung.vn
Hoặc liên hệ theo số điện thoại: 0438636528 or 0944004400


 
×
Quay lại
Top Bottom