shop hoa tươi bình dương ,shop hoa tuoi binh duong ,cửa hàng hoa ở tại bình dương

Tham gia
21/5/2013
Bài viết
0
NHẬN GIAO GẤU BÔNG , HOA TƯƠI BÁNH KEM SINH NHẬT Ở TẠI BÌNH DƯƠNG
92, Ngô Quyền, Thành Phố Thủ Dầu Một
386, Cách Mạng Tháng 8, Thành Phố Thủ Dầu Một
HỖ TRỢ ĐẶT HOA : 0913.14.24.34 - 0917.20.30.99
Điện hoa Bình Dương, dien hoa binh duong

shop hoa tươi Bình Dương , shop hoa bình dương , shop hoa ở tại bình dương.
shop-hoa-tuoi-o-tai-binh-duong-HT-29.jpg

shop-hoa-tuoi-o-tai-binh-duong-HT-30.jpg
shop-hoa-tuoi-o-tai-binh-duong-DVCM046.jpg
shop-hoa-tuoi-o-tai-binh-duong-DVCM033.jpg

Hoa tươi bình dương kính chào Quý khách Từ bao đời nay, hoa là nét đẹp của tạo hóa ban tặng cho cuộc sống, mỗi cánh hoa thể hiện niềm tin yêu, thương mến, gửi gắm và chứa đựng muôn vàn lời muốn nói. Còn gì thú vị hơn khi nhận được một đóa hoa trao tặng bất ngờ? Hương sắc của loài hoa luôn làm đẹp thêm cho những căn nhà và những trái tim của chúng ta. Cũng chính vì thế, với miềm đam mê nghệ thuật từ hoa, Shop hoa tươi Bình Dương đã ra đời để gửi những đóa hoa ý nghĩa nhất đến với người thân, bạn bè, đối tác … của Quý khách.
Quý khách là người yêu hoa, hay đơn giản chỉ là đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp hoa để dành cho những dịp đặc biệt, hãy đến với cửa hàng hoa tươi Bình Dương, chúng tôi sẽ làm hài lòng mọi nhu cầu của Quý khách.
Hoa tươi bình dương chuyên cung cấp: - Hoa cưới, hoa tình yêu, hoa sinh nhật, hoa hội nghị, liên hoan, hoa văn phòng… - Thiết kế, tạo mẫu hoa cưới, trang trí xe cưới, hoa phòng cô dâu… - Dịch vụ điện hoa.- Nhận đặt hoa qua điện thoại, giao hàng miễn phí... - Đáp ứng mọi nhu cầu về hoa tươi. - Phục vụ theo yêu cầu.
Điện hoa là chiếc cầu nối giúp bạn và đối tác, khách hàng, bạn bè… đến gần nhau hơn. Điều đó sẽ giúp cho mối quan hệ của bạn rộng hơn, công việc kinh doanh thuận lợi hơn. Hãy để dịch vụ điện hoa hân hạnh được thay bạn thiết kế những mẫu hoa tươi chúc mừng đầy ý nghĩa, đầy màu sắc và điện hoa đến nơi mà bạn yêu cầu. Đối tác của bạn khai trương một chi nhánh mới, bạn bè đến ngày sinh nhật, người thân chuẩn bị tân gia…và cho dù bạn ở nơi đâu, cho dù bạn bận rộn với trăm công nghìn việc. Bạn chỉ cần truy cập vào dịch vụ điện hoa thì những lẵng hoa chúc mừng nhiều màu sắc sáng rực sẽ thay bạn chuyển tải thông điệp yêu thương. Sản Phẩm: hoa chúc mừng khai trương nhiều màu sắc được tạo thành từ hoa đồng tiền vàng, đỏ, hồng đỏ và hoa ly, cẩm chướng cắm ngay giữa. Lẵng hoa 1 tầng tuy không được cắm bằng những loại hoa cao cấp, nhưng hoa đồng tiền lại có ý nghĩa và thích hợp khi tặng khai trương. Giá hoa chúc mừng khai trương: Kệ hoa chúc mừng khai trương: 850,000 VND với kích thước cao 90cm Kệ hoa chúc mừng khai trương: 1,480,000 VND với kích thước cao 1,4m Dịch vụ điện hoa: Công ty chúng tôi nhận điện hoa 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc và hiện tại chúng tôi đã mở rộng quy mô điện hoa ở các tuyến huyện.

GIỚI THIỆU TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước
Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm - 2.000mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.
Diện tích tự nhiên 269.442,84 ha (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.727.154 người (31/12/2011), mật độ dân số khoảng 550 người/km2. Gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó thánh phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.
Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Bình Dương thu hút 84 dự án đầu tư nước ngoài
Mặc dù trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của tỉnh Bình Dương trong 9 tháng năm 2012 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực. Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh ước tăng 11,2% so với cùng kỳ, thu hút đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.
Vốn đầu tư nước ngoài đạt 2 tỷ 448 triệu đô la Mỹ, gồm: 84 dự án cấp mới với tổng số vốn 1 tỷ 548 triệu đô la Mỹ và 89 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn 889 triệu đô la Mỹ, trong đó, dự án đầu tư khu đô thị Tokyu có số vốn 1,2 tỷ đô la Mỹ. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 2.109 dự án với tổng số vốn là 17 tỷ 250 triệu đô la Mỹ. Tỉnh đã tổ chức ba đợt trao Giấy chứng nhận đầu tư một số dự án quan trọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 10.134 tỷ đồng, gồm 1.240 doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn 5.735 tỷ đồng và 328 lượt doanh nghiệp tăng vốn với số vốn 4.399 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 13.181 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn 101.653 tỷ đồng.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng năm 2012, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 2,448 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 22,7% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,08 tỷ USD, chiếm 11,3%. Đồng Nai đứng thứ ba với 991,6 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 996 triệu USD; 954 triệu USD và 921 triệu USD.
Bình Dương chú trọng xây dựng hạ tầng đi đôi với bảo vệ môi trường tại các KCN
Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư, Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có môi trường đầu tư tốt, nhất là kết cấu hạ tầng các KCN được đầu tư một cách đồng bộ, trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở
Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các KCN thực hiện trên 7.003 tỷ đồng và 392 triệu đô la Mỹ. So với tổng vốn đầu tư được phê duyệt đạt trên 80% đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước và 45% đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Có tất cả 19 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, bao gồm 3 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 02 công ty liên doanh, 9 công ty cổ phần, 4 công ty TNHH và 01 doanh nghiệp tư nhân.
Trong tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đầu tư cho giao thông và thoát nước chiếm tỷ lệ cao khoảng 26%, hệ thống xử lý nước thải chiếm 8% so với tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các KCN. Các KCN đã đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể: giao thông, điện trung thế, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước thải, nước mưa, trạm xử lý nước thải tập trung, cây xanh, khu văn phòng, dịch vụ tài chính-ngân hàng. Một số KCN có các công trình hạ tầng văn hóa như rạp hát, siêu thị, bệnh viện, nhà ở cho công nhân…
Để phục vụ các nhà đầu tư, hệ thống giao thông các KCN được đầu tư một cách đồng bộ với kích thước rộng lớn, thông thoáng, dễ dàng, thuận tiện cho các phương tiện chuyên chở hàng hóa, xe chữa cháy và phương tiện của người lao động khi lưu thông.
Dọc hai bên đường giao thông là những thảm cỏ, cây xanh có tán lớn, tạo mỹ quan và bóng mát. Tuyến đường lớn có chiều rộng mặt đường trên 32m và đường nhỏ nhất có bề rộng 9m.
Bên cạnh đó, đường giao thông nội bộ nối liền trục giao thông chính của tỉnh như Quốc lộ 13, đường DDT742 đi thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và nối với Quốc lộ 14, các đường tạo lực Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Bình Dương kết nối các KCN… do tỉnh đầu tư để kết nối hạ tầng trong KCN với bên ngoài hàng rào KCN, tạo thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư.
Hiện nay, tỉnh đã xây dựng dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đây sẽ là tuyến đường vận chuyển huyết mạch để đưa hàng hóa đến cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Quốc tế Long Thành trong tương lai, góp phần rút ngắn thời gian vận chuyển (60%), giảm 25% chi phí cho doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Liễu - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết, hầu hết các KCN đều được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch chi tiết KCN được duyệt. Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư nhưng các công ty đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng vẫn thực hiện đúng tiến độ với đầy đủ các tiện ích, đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tích cực bảo vệ môi trường KCN
Ngay khi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã có KCN đã tiến hành ủy quyền cho các Ban Quản lý KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường trong KCN để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật về môi trường của doanh nghiệp KCN. Tỉnh cũng đã chỉ đạo hạn chế tiếp nhận các dự án có nguy cơ ô nhiễm cao như dệt, nhuộm, xi mạ, hóa chất; ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2010 và 2011-2015; triển khai dự án đặt các thiết bị quan trắc tự động tại 6 KCN.
Trong tổng số 26 KCN đang hoạt động, có 25 KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và đưa vào vận hành, đạt tỷ lệ 96% với tổng công suất thiết kế đạt 110.000m3/ngày; 01 KCN đang xây dựng nhà máy với tổng công suất thiết kế là 2.500m3/ngày. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong KCN đấu nối nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt 97%.
Đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất có phát sinh khí thải, hầu hết đều đã xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cục bộ tại doanh nghiệp. Trong thời gian qua, kết quả quan trắc không khí tại một số KCN hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động công nghiệp về cơ bản chia làm 3 loại: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn nguy hại. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương, các xí nghiệp công trình đô thị của các huyện, thị, thành phố và một số doanh nghiệp tư nhân thực hiện.
Riêng chất thải rắn nguy hại được các doanh nghiệp hợp đồng thu gom và xử lý với các đơn vị có chức năng. Tuy nhiên, việc phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn còn có nhiều hạn chế, hiệu quả xử lý chất thải nguy hại chưa cao.
Núi Cậu, Lòng Hồ Dầu Tiếng - Danh thắng được kết hợp bởi sông – nước – núi – đồi
Quần thể Núi Cậu với tổng diện tích hơn 1600 ha, gồm 21 ngọn (7 ngọn lớn và 14 ngọn nhỏ), ngọn núi có dạng hình chữ U. Ngọn núi cao nhất là Núi Cửa Ông cao 295m, Núi Ông cao 285m, Núi Tha La cao 198m và núi thấp nhất cao 63m là Núi Chúa. Bốn ngọn núi này gắn liền với nhau tạo thành một dãy núi nhấp nhô kéo dài nằm chếch về hướng Bắc – Đông Bắc và Nam - Tây Nam.
Đặc biệt, dãy núi Cậu có hình dáng như 2 yên ngựa nên người dân địa phương còn gọi là Yên ngựa 1 (Núi Cửa Ông và Núi Ông), Yên ngựa 2 là ( Núi Tha La). Vùng Núi Cậu có trữ lượng cao nên thảo mộc thiên nhiên trù phú và ở đây còn có các loại gỗ quý như: gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng và nhiều loại thảo mộc khác… nơi sinh sống của nhiều loài động vật như: Nai, mễn, heo rừng,….
Về hướng Nam – Tây Nam dưới chân núi, ta bắt gặp một thác nước đang ào ào tuông chảy chen qua các tản đá rồi đổ xuống một trũng nước hình tròn có độ sâu khoảng 3m, có đường kính độ mươi mét. Trũng nước lắng đọng làm chựng sức mạnh tuôn trào của dòng suối và không ngừng những âm thanh xao động rì rào… mang tên là Hồ Than Thở.
Trên đỉnh núi cũng có một ngôi miếu thờ “Cậu Bảy” và nhiều tảng đá tạo thành những hình tượng vô cùng hấp dẫn. Dưới chân núi có ngôi chùa Thái Sơn do hoà thượng Thích Đạt Phẩm (thế danh: Đinh Văn Trên) (Thầy sáu) xây dựng vào năm 1988, tổng diện tích trên 5 hecta gồm các hạng mục như: cổng Tam Quan, ngôi Đại Tháp cao 36m có 9 tầng, tượng quan Thế âm cao 12m, chánh điện, điện ngọc cũng được xây đựng theo lối kiến trúc cổ lầu, bên trong chánh điện thầy trụ trì và chư tăng phật tử thường xuyên gõ mõ tụng kinh nên khu vực này tăng thêm phần linh thiêng tín ngưỡng của du khách thập phương…
Trong kháng chiến vùng núi hiền hòa nầy đã che chở cho hòa thượng Đạt Phẩm và các đồng chí hoạt động cánh mạng. Có lẽ đây là một phần trong nhiều nguyên nhân khác về mặt tâm linh, đã làm cho Hoà Thượng quyết tâm xây đựng chùa Thái Sơn trên mảnh đất năm xưa núi cậu.
Lòng hồ là một công trình thủy lợi với diện tích rộng trên 27000 hecta và 1,5 tỷ m3 nước phục vụ nông nghiệp. Những nhà quản lí công trình, những kỹ sư và công nhân ngành thủy lợi đã đầu tư trí tuệ, sức lực và lòng quyết tâm đạt được mục tiêu hồ có khả năng tưới tiêu cho hơn hàng trăm ngàn hecta đất ruộng và hoa màu của một vùng rộng lớn từ Tây Ninh đến Bình Dương qua Long An về thành phố Hồ Chí Minh.
Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng là một danh thắng được kết hợp Sông - Nước – Núi – Đồi quả thật là phong cảnh đẹp, một địa thế tiền thủy, hậu sơn đã tạo nên nét hiền hòa, êm ả của dòng nước lòng hồ trong mát, bên cạnh một bức bình phong hùng vĩ của rừng núi thiên nhiên như một vị thần che chở bảo hộ sự bình an cho mọi người .
Đặc biệt, vùng rừng Núi này còn là rừng phòng hộ – Nước lòng hồ này còn là nước tưới tiêu xả lũ cho các vùng ven sông. Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng là một thắng cảnh – du lịch ngoạn mục là địa điểm nổi tiếng mà nhiều khách thập phương trong và ngoài nước đã đến đây với tấm lòng ngưỡng mộ và thích thú.
Núi Cậu từng là căn cứ hoạt động cách mạng trong kháng chiến
Trèo lên Núi ở độ cao khoảng 284.6m, ta thấy cảnh trời đất xung quanh hiện ra trước mắt, xa xa là thị trấn Dầu Tiếng sầm uất, đang hối hả nhộn nhịp. Đặc biệt, từ khi tách Dầu Tiếng được tái lập, huyện đã nhanh chóng ổn định đi vào chỉnh trang đô thị cho xứng đáng tầm vóc của một huyện có bề dày lịch sử chống kẻ thù mà Hồ Chủ Tịch đã khen tặng trong thư chúc tết năm 1966 của Người :
“… Mừng miền Nam rực rỡ chiến công
Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plây Me, Đà Nẵng…”
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Núi Cậu đã trở thành căn cứ hoạt động cách mạng. Nơi đây được gọi là Định Thành căn cứ để phân biệt Định Thành tạm chiếm lúc bấy giờ.
Tháng 5 năm 1951, thực hiện chủ trương của Quân khu ủy, Phân liên khu Miền Đông, vùng cao su gồm 22 làng nhập vào huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh. Huyện Ủy Dương Minh Châu chỉ định cấp ủy, chi bộ thị trấn Dầu Tiếng gồm 5 đồng chí, đồng chí Trần Văn Lắc phụ trách khu vực ấp 4 Bàu Sình lên đóng quân trên Núi Cậu.
Đến năm 1961, lúc bấy giờ du kích hoạt động gần như không có vũ khí gì trong tay chỉ có Làng 22 đầu tiên có 1 tiểu đội là có dao, mã tấu làm các công việc an ninh trật tự và cũng là làng đầu tiên được nhận 3 cây mút mát. Từ đó, đội võ trang được gọi là đội du kích, Ban cán sự, thành lập 8 đội công tác địa điểm hoạt động tại Núi Cậu, mật danh là các “C” (về sau đổi thành các B): B21, B26, B28. B đầu tiên có 1 súng là B26 đồng chí Sáu Bi mang về.
Đến năm 1967, cuộc hành quân Junction City của Mỹ kết thúc, Núi Cậu biến thành thế mạnh của chúng, chúng đã chiếm và đặt thành một chốt giao cho tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 173 đóng giữ từ mùa xuân qua tới đầu mùa hè.
Qua trận Mậu Thân 1968, bằng mọi cách nối lại liên lạc tạo dựng lại cơ sở căn cứ. Huyện ủy, huyện đội, công an hình thành một cụm căn cứ nhưng hoạt động phân tán để tránh thiệt hại cả cụm. Căn cứ ít nhất phải ba vòng trái chuyển đi dời lại từ Núi Cậu đến khu vực đầu lô 69. Rồi lại trở về Núi Cậu. Núi Cậu là địa hình, địa thế rất thuận lợi nên Cách mạng quyết tâm trấn giữ làm căn cứ tiếp sức cho phát triển phong trào, nhằm góp phần vào chiến thắng chung.

Bảo tồn danh thắng núi và lòng hồ là bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, gìn giữ một cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái lý tưởng. Hiện nay, Núi Cậu là khu rừng phòng hộ nên chi cục kiểm lâm – Hạt kiểm Lâm Dầu Tiếng đang bảo vệ rất nghiêm ngặt. Khu vực chùa Thái Sơn có trụ trì Đạt Phẩm, cùng một số phật tử sớm tối kinh mõ cầu an cho mọi người. Riêng phong cảnh của Lòng Hồ cũng được Phòng quản lý nước của Công ty khai thác thủy lợi quản lý theo dõi nước lên, nước xuống mà có biện pháp khắc phục nhằm ổn định cho sự hiệu quả và an toàn của Hồ nước
Hai bên tường có giá cắm tấm biển đề Túc Tĩnh - Hồi Tị, để kêu gọi mọi người nghiêm trang hoặc tránh ra mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai đề Thiên Hậu Nguyên Quân ( Vị thần chủ việc tiền tài). Các cặp biển sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước bà.
Hai bên chánh điện được xem như Đông lang, Tây lang, là nơi hội họp, được gọi là thất thủ công sở. Trong điện có trưng bày giá cắm bát biểu là tám món bửu bối của tám vị tiên theo truyền thuyết của người Trung Hoa.
Nhìn chung ngoài những lối kiến trúc, thờ phượng, những chùa miếu người Hoa còn có những nét đặc trưng nữa là những cây nhang vòng, những lồng đèn có viết chữ Hán và những màu sơn vàng đỏ sặc sở được trưng bày trong miếu.


Điện hoa Bình Dương, dien hoa binh duong

shop hoa tươi Bình Dương , shop hoa bình dương , shop hoa ở tại ..

shop hoa tươi ở tại Thủ Dầu Một | HoaOnline

cửa hàng Hoa tươi ở tại Bình Dương | HoaOnline

dịch vụ điện hoa ở tại Bình Dương ,dien hoa Binh Duong | HoaOnline


Điện hoa Bình Dương, dien hoa binh duong shop hoa tươi Bình Dương , shop hoa bình dương , shop hoa ở tại ..

shop hoa tươi ở tại Thủ Dầu Một | HoaOnline

cửa hàng Hoa tươi ở tại Bình Dương | HoaOnline

dịch vụ điện hoa ở tại Bình Dương ,dien hoa Binh Duong | HoaOnline

shop hoa tươi Bình Dương , shop hoa bình dương , shop hoa ở tại bình dương
Shop hoa tươi ở tại Bình Dương | Điện hoa Online

Điện hoa Online | dịch vụ điện hoa | hoa tươi | quà tặng


shop hoa tươi Bình Dương | cửa hàng hoa tươi ở tại Bình Dương | dịch vụ hoa tươi Bình Dương
shop hoa bình dương , shop hoa tươi bình dương , cửa hàng hoa tươi thành phố thủ dầu một ...

shop hoa tươi tại bình dương vòng hoa chia buồn
shop hoa tươi ở tại Bình Dương , hoa tuoi Binh Duong | điện hoa mừng khai trương.

shop hoa tươi Bình Dương , shop hoa ở tại tỉnh Bình Dương
Lễ hội ở miếu Bà:
Ngày lễ thuần túy diễn ra ngày 25 tháng 3, là ngày vía bà. Ngày ấy chỉ có cúng lễ tế, lễ bái mà không có cuộc rước lễ, diễu hành, đặc biệt là ở các cuộc lễ của người Hoa ở miếu bà không có đọc sớ hoặc văn tế thần như các cuộc cúng đình của người việt. Các vật dâng cúng thần cũng không có quy định cụ thể mà hoàn toàn tùy thuộc ở tấm lòng và điều kiện của người cúng lễ. Thông thường là bánh, trái, hoa, hương, cau, thịt… còn loại nào, số lượng bao nhiêu không quy định chắc chẽ.
Hội vừa mang tính chất tín ngưỡng, vừa là dịp dân chúng tụ họp để chiêm ngưỡng thần, hoặc xem những đợt cúng lễ, múa hát, rước xách, diễu hành, nghĩa là dịp vừa tín ngưỡng vừa vui chơi, giải trí. Phải chăng điều đó thể hiện bản chất thích hợp quần chúng của các cuộc lễ hội?
Ngày lễ hội miếu Bà ở Thủ Dầu Một – Bình Dương, được diễn ra ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm và được chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức, lại được sự bảo vệ của các cơ quan chức năng. Ngày lễ hội được tiến hành theo trình tự sau:
Sáng 14 tháng Giêng (AL) lễ bắt đầu, lễ diễn ra đơn giản trong vòng 15 hay 20 phút, sau đó là bá tánh vào lễ. Trong dịp lễ này thường có tục “Thỉnh Lộc Bà”. Lộc là những cây nhang lớn và những cái đèn lồng phất giấy. Việc thỉnh lộc bằng đèn, nhang có ý nghĩa là mang ánh sáng vào hương thơm, tượng trưng cho sự hanh thông, sáng sủa và danh giá cùng những may mắn cho gia đình.
Trong miếu thường có những lồng đèn phất giấy hình khối tròn như quả dưa hoặc như quả bí do bá tánh cúng. Sau lễ những đèn ấy được đem hỏa thiêu, còn những đèn nhang để bá tánh thỉnh lộc. Phần đèn có khoảng trên dưới 150 cái để người thỉnh lộc, phần nhang thì tùy hoàn cảnh, ít nhiều không hạn định. Ngoài ra, theo lễ hàng năm miếu Bà có sản xuất độ 15 cái đèn lớn để cúng Bà và số đèn này được đưa ra đấu giá, số tiến có được sẽ sung vào công quỹ của miếu.


Cuộc rước kiệu Bà: Đây là cuộc hội đồng đông đảo và vui nhộn nhất diễn ra hằng năm ở thị xã Thủ Dầu Một.

Đi đầu là tấm biển đề 4 chữ "Thiên Hậu xuất du". Kế tiếp là đoàn múa Hẩu của người Hoa thuộc bang Phúc Kiến. Hẩu là con Kim Mao sư (sư tử rồng vàng), là con thú chúa của loài thú. Hẩu dẫn đầu đoàn rước với ngụ ý là muốn xua đuổi hoặc răn đe những cái xấu, cái ác, đi trước người biểu diễn là người điều khiển hướng dẫn, cách thức, điệu múa Hẩu mạnh bạo, dứt khoát như người diễn võ, dùng nhiều sức nên mệt, do vậy một lúc có diễn viên khác vào thay. Múa Hẩu không có ông địa đi theo như múa Lân, Hẩu không leo trèo như Lân. Sau Hẩu là các xe hoa, rồi đồ binh khí, bát bửu, những tấm bài đề Túc Tĩnh, Hồi Tị.

Sau phần nghi thức cố định này, tùy theo sáng kiến từng năm của ban tổ chức mà có thể có đoàn Bát tiên (gồm 6 tiên ông và 2 tiên bà ), các tiên nữ đoàn múa rồng, múa lân.

Sau đoàn múa lân rồi đến cộ bà, cộ bà có tám người khiêng, khiêng cộ bà là điều có nhiều phước lộc nên được phân đều cho cả bốn Bang, mỗi bang phụ trách một góc cộ. Kế sau cộ bà là đoàn lân của người Quảng Đông như để hộ vệ bà cùng với bốn người đại diện của bốn bang người Hoa.

Ý nghĩa cuộc rước cộ là để bà thăm viếng dân tình và để bá tánh chiếm bái, cầu phúc. Thật ra những cuộc rước thần thánh nói chung ở các đình, chùa, miếu mạo… là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự nối kết giữa thánh thần với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong cái không khí tín ngưỡng dân gian như mọi hội hè đình đám của truyền thống văn hóa dân tộc.

Khu – Cụm công nghiệp – Đòn bẩy đưa công nghiệp tỉnh Bình Dương phát triển theo hướng hiện đại
Trong những năm qua kinh tế tỉnh Bình Dương tăng trưởng nhanh, bình quân tăng GDP từ 14% - 15%/năm và đã trở thành một trong những tỉnh, thành có nền công nghiệp phát triển mạnh của cả nước. Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp và là đòn bẩy đưa công nghiệp Bình Dương phát triển theo hướng hiện đại.

Bình Dương - Sự chuyển mình mạnh mẽ của các Khu – Cụm công nghiệp
Nếu như vào tháng 9/1995 khi Khu công nghiệp Sóng Thần được thành lập và đi vào hoạt động thì sau hơn 17 năm, đến nay, tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 9.093,25 ha, được phân bố chủ yếu ở thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, huyện Bến Cát và huyện Tân Uyên. Hiện nay đã có 26 khu công nghiệp chính thức hoạt động với tổng diện tích 8.351 ha.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, các KCN đã cho thuê được 3.169 ha, đạt tỷ lệ lấp kín 65%; trong đó, có 6 KCN đạt tỷ lệ 100% (Sóng Thần, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP I, Mỹ Phước 2), 04 KCN đạt tỷ lệ trên 95% (Sóng Thần 2, Bình Đường, Bình An, VSIP II), 01 KCN đạt trên 90% (Nam Tân Uyên).
Về cụm công nghiệp (CCN), hiện nay tỉnh Bình Dương có 08 CCN đang triển khai với tổng diện tích được phê duyệt hơn 593 ha tại thị xã Thuận An (CCN Bình Chuẩn, CCN An Thạnh), thị xã Dĩ An (CCN Tân Đông Hiệp), huyện Tân Uyên (CCN Công ty cổ phần Thành phố đẹp, CCN Tân Mỹ, CCN thị trấn Uyên Hưng, CCN Phú Chánh) và huyện Dầu Tiếng (CCN Thanh An). Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt 40,39%; trong đó, CCN Bình Chuẩn, An Thạnh, Tân Đông Hiệp và Công ty cổ phần Thành phố đẹp đạt tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích.
Bên cạnh đó, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các Khu – Cụm công nghiệp, các Công ty đầu tư, xây dựng, kinh doanh Khu – Cụm công nghiệp tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn, đáp ứng tốt các yêu cầu của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước, như: hệ thống giao thông nội bộ KCN kết nối với các trục giao thông chính của tỉnh và các bến cảng, sân bay, đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước, hệ thống điện, bưu chính viễn thông, nhà máy xử lý chất thải tập trung… với tổng vốn thực hiện trên 8.200 tỷ đồng và 300 triệu đôla Mỹ (USD).
Bình Dương – Nơi đầu tư hiệu quả của các doanh nghiệp
Với khẩu hiệu “Trải thảm đỏ đón chào các nhà đầu tư, trải chiếu hoa đón chào các nhà trí thức”, cùng với đó là sự quyết liệt trong đổi mới cơ chế quản lý hành chính theo mô hình “một cửa, tại chỗ”, các KCN Bình Dương đã thu hút được 1.527 dự án còn hiệu lực, bao gồm: 1.145 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 8,8 tỷ USD và 382 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 23 ngàn tỷ đồng. Riêng các CCN đã thu hút được 40 dự án, trong đó có 07 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn 420 tỷ đồng và 33 dự án vốn FDI với tổng vốn đầu tư 185 triệu USD.
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN không ngừng tăng lên với tốc độ từ 15% - 25%/năm, đến năm 2011 doanh thu đạt 8 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD. Mặc dù từng thời điểm nhất định do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới; bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động hàng năm trên 60 doanh nghiệp cũng đã góp phần cho doanh thu của KCN tăng lên cao hơn so với tỷ lệ tăng bình quân của cả nước. Qua đó đã giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao động, trong đó, năm 2011 giải quyết việc làm cho hơn 11.000 lao động.
Bình Dương – Mô hình kiểu mẫu phát triển công nghiệp của cả nước
Trong những năm qua với sự đóng góp của các Khu – Cụm công nghiệp đã đưa tỉnh Bình Dương trở thành một trong những tỉnh, thành có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất nước với giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 123.200 tỷ đồng (Khu – Cụm công nghiệp chiếm từ 50% - 70%).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong Khu – Cụm công nghiệp Bình Dương đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao động trong và ngoài tỉnh với mức thu nhập ổn định.
Việc bảo vệ môi trường tại các Khu – Cụm công nghiệp luôn được duy trì và bảo đảm theo quy định của Nhà nước; với việc một số KCN xây dựng theo hướng thân thiện với môi trường (Đồng An, VSIP, Mỹ Phước…) là bước phát triển mới của tỉnh Bình Dương trong việc phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bình Dương chú trọng xây dựng hạ tầng đi đôi với bảo vệ môi trường tại các KCN
Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư, Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có môi trường đầu tư tốt, nhất là kết cấu hạ tầng các KCN được đầu tư một cách đồng bộ, trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở
Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các KCN thực hiện trên 7.003 tỷ đồng và 392 triệu đô la Mỹ. So với tổng vốn đầu tư được phê duyệt đạt trên 80% đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước và 45% đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Có tất cả 19 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, bao gồm 3 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 02 công ty liên doanh, 9 công ty cổ phần, 4 công ty TNHH và 01 doanh nghiệp tư nhân.
Trong tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đầu tư cho giao thông và thoát nước chiếm tỷ lệ cao khoảng 26%, hệ thống xử lý nước thải chiếm 8% so với tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các KCN. Các KCN đã đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể: giao thông, điện trung thế, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước thải, nước mưa, trạm xử lý nước thải tập trung, cây xanh, khu văn phòng, dịch vụ tài chính-ngân hàng. Một số KCN có các công trình hạ tầng văn hóa như rạp hát, siêu thị, bệnh viện, nhà ở cho công nhân…
Để phục vụ các nhà đầu tư, hệ thống giao thông các KCN được đầu tư một cách đồng bộ với kích thước rộng lớn, thông thoáng, dễ dàng, thuận tiện cho các phương tiện chuyên chở hàng hóa, xe chữa cháy và phương tiện của người lao động khi lưu thông.
Dọc hai bên đường giao thông là những thảm cỏ, cây xanh có tán lớn, tạo mỹ quan và bóng mát. Tuyến đường lớn có chiều rộng mặt đường trên 32m và đường nhỏ nhất có bề rộng 9m.
Bên cạnh đó, đường giao thông nội bộ nối liền trục giao thông chính của tỉnh như Quốc lộ 13, đường DDT742 đi thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và nối với Quốc lộ 14, các đường tạo lực Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Bình Dương kết nối các KCN… do tỉnh đầu tư để kết nối hạ tầng trong KCN với bên ngoài hàng rào KCN, tạo thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp cũng như thu hút đầu tư.
Hiện nay, tỉnh đã xây dựng dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đây sẽ là tuyến đường vận chuyển huyết mạch để đưa hàng hóa đến cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Quốc tế Long Thành trong tương lai, góp phần rút ngắn thời gian vận chuyển (60%), giảm 25% chi phí cho doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Liễu - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết, hầu hết các KCN đều được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch chi tiết KCN được duyệt. Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư nhưng các công ty đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng vẫn thực hiện đúng tiến độ với đầy đủ các tiện ích, đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tích cực bảo vệ môi trường KCN
Ngay khi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã có KCN đã tiến hành ủy quyền cho các Ban Quản lý KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường trong KCN để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật về môi trường của doanh nghiệp KCN. Tỉnh cũng đã chỉ đạo hạn chế tiếp nhận các dự án có nguy cơ ô nhiễm cao như dệt, nhuộm, xi mạ, hóa chất; ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2010 và 2011-2015; triển khai dự án đặt các thiết bị quan trắc tự động tại 6 KCN.
Trong tổng số 26 KCN đang hoạt động, có 25 KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và đưa vào vận hành, đạt tỷ lệ 96% với tổng công suất thiết kế đạt 110.000m3/ngày; 01 KCN đang xây dựng nhà máy với tổng công suất thiết kế là 2.500m3/ngày. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong KCN đấu nối nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt 97%.
Đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất có phát sinh khí thải, hầu hết đều đã xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cục bộ tại doanh nghiệp. Trong thời gian qua, kết quả quan trắc không khí tại một số KCN hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động công nghiệp về cơ bản chia làm 3 loại: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn nguy hại. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương, các xí nghiệp công trình đô thị của các huyện, thị, thành phố và một số doanh nghiệp tư nhân thực hiện.
Riêng chất thải rắn nguy hại được các doanh nghiệp hợp đồng thu gom và xử lý với các đơn vị có chức năng. Tuy nhiên, việc phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn còn có nhiều hạn chế, hiệu quả xử lý chất thải nguy hại chưa cao.

Bình Dương buổi đầu khai phá
Cũng như hầu hết các địa phương thuộc lưu vực sông Phước Long (nay là sông Đồng Nai) và sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn), vùng đất nay là Bình Dương cho đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vẫn còn là vùng đất hoang dã, rừng rậm lan tràn. Lý do là vì lúc bấy giờ trên vùng đất mênh mông này mới chỉ có một ít cư dân thuộc các thành phần dân tộc: Stiêng, Châu-ro, Châu-mạ, Mơ-nông, Khơ me sinh sống. Các dân tộc vừa dân số ít ỏi, vừa có kỹ thuật sản xuất thấp kém, họ sống chủ yếu nhờ vào phá rừng làm nương, tỉa lúa theo phương thức du canh du cư, kết hợp với hái lượm và săn bắt, sống rải rác đây đó theo từng buôn, sóc cách xa nhau, cho nên ngoại trừ một vài vùng đất cao ở bìa rừng và một số gò đồi, đại bộ phận đất đai còn lại đều là rừng rậm chưa hề được khai phá. Chính vì lẽ đó mà cho đến giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn vẫn ghi nhận trong sách Phủ biên tạp lục của ông cho rằng: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp (Soài Rạp), Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”.
Vùng đất Đồng Nai, Gia Định hầu như hoang vắng vào cuối thế kỷ XVI thì bỗng trở nên sôi động từ đầu thế kỷ XVII, sự xuất hiện của lớp cư dân mới - lưu dân người Việt từ miền Thuận Quảng nhập cư vào. Đây là số nông dân nghèo không chịu nổi sự vơ vét, bóc lột của nhà nước phong kiến Nguyễn và bọn địa chủ cường hào, cũng như cảnh sống cơ cực, lầm than, chết chóc do cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn gây ra. Đây toàn là những người mất tội “Nghịch mạng triều đình” mà phải bị lưu đày đến đây, những người vì trốn tránh sưu thuế, binh dịch phải chạy vào đây tìm chốn nương thân. Theo chân người Việt vào những thập kỷ cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa “Phản Thanh Phục Minh” cũng được Chúa Nguyễn cho lánh nạn vào đây sinh sống.
Số lưu dân người Việt khi vào tới đất Đồng Nai, Gia Định thì địa điểm dừng chân đầu tiên của họ, theo sử cũ “Gia Định thành thông chí” là vùng Mỗi Xuy (còn gọi là Mô Xoài) - Bà Rịa vì đây là đất địa đầu nằm trên trục giao thông đường bộ từ Bình Thuận vào Nam, lại ở giáp biển. Rồi từ Mô Xoài - Bà Rịa, họ tiến dần lên Đồng Nai (Biên Hòa) với các điểm định cư sớm nhất là: Bà Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, An Hòa, Long Thành, Cù Lao Phố, Cù Lao Rùa, Cù Lao Tân Chánh, Cù Lao Ngô, Cù Lao Tân Triều… Cũng có một bộ phận lưu dân vào cửa Cần Giờ, ngược sông Bình Phước (sông Lòng Tàu) lên vùng Sài Gòn – Bến Nghé và vùng ngày nay là huyện Thuận An và huyện Bến Cát.
Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt vào đất Đồng Nai - Sài Gòn đã diễn ra liên tục trong suốt thế kỷ XVII và đến cuối thế kỷ này thì dân số đã hơn 40.000 hộ, phân bố gần như khắp vùng mặc dù mật độ dân cư còn tương đối thấp. Đó chính là cơ sở xã hội để vào mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu quyết định phái Thống suất Chưởng Cơ lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào “kinh lược” (tức là thiết lập hệ thống quản lý hành chính vùng này) “lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” (Trịnh Hoài Đức, “Gia Định thành thông chí”).

Sau khi thiết lập chính quyền, Nguyễn Hữu Cảnh lập tức chiêu mộ những lưu dân từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vô Nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã. thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh điền và lập hộ tịch đinh điền.
Khi mới lập, dinh Trấn Biên lãnh thổ một huyện Phước Long gồm 4 tổng là Tân Chánh (sau đổi thành Phước Chánh), Bình An, Long Thành và Phước An. Địa phận tổng Bình An lúc bấy giờ là địa phận hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước ngày nay. Địa phận tỉnh Bình Dương ngày nay nằm ở phần đất phía dưới của tổng Bình An. Đất vùng này nhờ có hệ thống kênh rạch thuận lợi cho việc tưới tiêu nên thích hợp với việc trồng cây lương thực, các loại cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt, vùng đất phù sa cổ dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai rất thích hợp với nhiều loại cây ăn trái đặc sản. Ngoài ra, lượng mưa ở vùng này tương đối điều hòa nên hầu hết các loại cây trồng đều phát triển nhanh. Chính vì môi trường tự nhiên của đất Bình An khá thuận lợi cho cuộc sống con người, cho nên đây cũng là nơi sớm thu hút lưu dân đến sinh cư lập nghiệp. Thời kỳ ban đầu, lưu dân người Việt, người Hoa sống chủ yếu ở ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, càng về sau, dân số càng phát triển do sinh đẻ tự nhiên và do di dân bổ sung nên họ mở rộng địa bàn cư trú và khai thác về phía Bắc.
Kết quả là chỉ trong vòng một thế kỷ - từ sau ngày Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược (1698), vùng đất này có bước phát triển khá nhanh về kinh tế và xã hội. Chính vì vậy mà năm 1808, triều Nguyễn đã quyết định nâng huyện lên phủ, nâng tổng lên huyện “xét đất rộng hẹp, dân nhiều ít, cứ theo địa thế liên lạc nhau mà chia đều, lại đặt thêm tổng đều lập giới hạn”. Theo quyết định này, tổng Bình An được nâng lên huyện Bình An gồm 2 tổng (Bình Chánh, An Thủy) với 119 xã, thôn, phường, ấp, điểm.
Ở đây cần nói rõ một điều là vào thời điểm đạc điền lập địa bạ năm 1836, Biên Hòa thuộc diện đất rộng người thưa trong tổng số 31 tỉnh của cả nước lúc đó. Năm 1840, cả nước có 4.063.892 mẫu ruộng đất, Biên Hòa chỉ có 13.420 mẫu ruộng đất canh tác, chiếm 0,31%; năm 1847, cả nước có 1.024,388 suất đinh, Biên Hòa mới có 16.949 suất đinh, chiếm tỉ lệ 1,65%. Đó là sự thật, vì Đồng Nai – Biên Hòa tuy là nơi lưu dân đến sinh cư lập nghiệp sớm nhất, nhưng vì đất đai ở đây khó khai khẩn (rừng rậm, đất đồi bazan chỉ thích hợp với loại cây công nghiệp dài ngày như cao su chẳng hạn) so với trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ. Nhưng đó là xét chung tỉnh Biên Hòa so sánh với các địa phương khác trong cả nước còn nếu chỉ xét riêng huyện Bình An thì tình hình không phải như vậy, trong số bốn huyện của tỉnh Biên Hòa, Bình An là huyện có số diện tích thực canh lớn nhất.
Đơn vị: mẫu, sào, thước Tây
Và trong đó, diện tích thực canh, nếu tính riêng diện tích làm ruộng (điền canh) và diện tích làm hoa màu (thổ canh) thì Bình An cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Về diện tích làm ruộng, toàn tỉnh Biên Hòa có 11.109m8s14th7t thì riêng Bình An có tới 5.494m4s2th7t, chiếm 49,46%;
Về diện tích trồng hoa màu (thổ canh), toàn tỉnh Biên Hòa có 2.317m2s6th8t thì riêng huyện Bình An có tới 589m5s4th8t, chiếm 26,10%, hoa màu trồng ở đây chủ yếu là khoai, đậu, đậu phụng, phiên lê (?).
Về phương thức canh tác ruộng lúa ở Biên Hòa nói chung, huyện Bình An nói riêng, Trịnh Hoài Đức cho biết ruộng lúa lúc bấy giờ chia làm hai loại sơn điền và thảo điền. Sơn điền (ruộng cao), lúc bắt đầu khai khẩn thì đốn chặt cây cối, đợi cho khô đốt làm phân tro, khi mưa xuống trồng lúa, không cần cày bừa, dùng lực ít mà được bội lợi, trong ba năm, bốn năm thì đổi làm chỗ khác… lại có chỗ nguyên ruộng thấp (thảo điền) mà nghiệp chủ trưng dụng làm sơn điền, lâu đã thành thục thì cày bừa cũng như thảo điền (ruộng thấp ướt, cỏ mọc). Thảo điền là ruộng lùng lác bùn lầy, lúc nắng khô nứt nẻ như vẻ mu rùa, có hang hố sâu lớn, đợi có nước mưa đầy đủ đầm thấm, nhiên hậu mới hạ canh, mà trâu cày phải lựa con nào có sức mạnh, móng chân cao mới kéo cày được, nếu không vậy thì ngã ngập trong bùn lầy, không đứng dậy nổi. Ruộng cày trâu ở Phiên An, Biên Hòa một hộc lúa giống thu hoạch được 100 hộc.
Ruộng lúa ở Biên Hòa nói chung, Bình An nói riêng còn được chia làm ba loại theo thời vụ, ruộng sớm : tháng 5 gieo mạ, tháng 6 cấy, tháng 9 gặt; ruộng muộn : tháng 6 gieo mạ tháng 7 cấy, tháng 11 gặt; trong huyện Bình An, tổng Bình Chánh có ruộng sớm, tổng An Thủy có cả ruộng sớm lẫn ruộng muộn.
Trên đây là những thành quả về mặt khai khẩn và lĩnh vực kinh tế nói chung.
Trên lĩnh vực xã hội, Bình An là nơi có dân số tăng nhanh so với các huyện khác trong tỉnh Biên Hòa. Sử liệu không ghi lại dân số từng huyện, nhưng ta có thể tìm hiểu vấn đề này qua diện tích đất ở. Theo số liệu có được thông qua cuộc đạc điền năm 1836, diện tích đất ở của toàn trấn Biên Hòa là 686 mẫu 2 sào 9 thước 7 tấc (chiếm 4,86% tổng diện tích đất sử dụng) thì riêng Bình An đã có tới 543 mẫu 9 sào 2 thước 3 tấc, chiếm 79,26% đất ở của toàn tỉnh Biên Hòa.
Như vậy, qua các số liệu trên, ta thấy Bình An là nơi có tốc độ khai phá nhanh nhất và quy mô khai phá sớm nhất so với toàn trấn Biên Hòa trong thời kỳ khai phá thuộc hai thế kỷ XVII, XVIII. Đó chính là tiền đề vững chắc cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo của vùng đất giàu tiềm năng này.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.


Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.

Mục tiêu phát triển

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015;
Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể:
- Cơ cấu kinh tế: phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDPQuá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa:

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.

- Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.



Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

- Giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương
 
×
Quay lại
Top