- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Chuyện kể rằng ở giữa một khu vườn nọ có một ngôi nhà nhỏ, trong ngôi nhà nhỏ có một bà già đang ngồi bên bếp lửa lúc chiều hôm. Bà bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Bà lụm cụm đi tới cánh cửa và mở ra. Không có ai cả. Bà nhìn quanh quất một hồi cũng không thấy ai nên bà tính đóng cửa lại.
Lúc đó bà chợt thấy một con ốc sên đang ì ạch bò qua ngưỡng cửa. Bà bèn cúi xuống lượm con ốc sên quăng nó ra vườn. Đâu mé bờ ao. Mười năm sau, cũng đang ngồi trong bếp, bà lại nghe tiếng gõ cửa. Lụm cụm bà đứng lên, lật đật đi mở cửa. Cũng không có ai. Bà lại nhìn quanh quất thì thấy con ốc sên trên ngưỡng cửa. Nó đang ngước nhìn bà với ánh mắt oán trách và cất tiếng càm ràm: “Sao bà ác dữ vậy?”
Nếu đọc tới đây bạn thắc mắc “Thế nghĩa là thế nào?”, tôi xin diễn giải câu nói của con ốc sên như vầy: “Bà quăng tui ra tuốt bờ ao, khiến tui phải từ đó bò trở lại đây mệt muốt đứt hơi!” Chuyện này giễu theo phương pháp thậm xưng cái sự chậm rì (hay đức tánh lì lì, kiên trì, gì gì cũng tì tì vượt qua) của con ốc sên.
Sáng nay, sau cơn mưa xuân đầu hôm ướt át, tôi thức dậy vén rèm cửa sổ nhìn ra vườn rau mới trồng đám cải xà lách non. Ôi cải xuân mơn mởn. Mỗi cây chỉ mới có ba bốn lá, mỗi lá mỏng te chỉ mới dài cỡ ngón tay út. Vậy mà con sên to bằng ngón tay giữa mập lù. Sên là bà con nghèo của con ốc, không có tới cái vỏ làm nhà để cõng theo. Nó đang tì tì nhâm nhi ba lá cải. Lập tức tôi thay áo ngủ bằng bộ đồ bảo hộ lao động, đeo găng tay cao su, cầm cây kéo lăm lăm, mặt hầm hầm mở cửa bước ra vườn với thái độ: “Cho mày biết tay tao!”
Nhưng con sên đã biến mất. (Đám cải thì thôi, nói là thừa). Tôi sục sạo chung quanh vạt đất trồng rau, xới cả đất lên, vẫn không tìm thấy kẻ phạm tội phá hoại mầm non. Ừ thì mày thoát được phen này, nhưng bà sẽ lên kế hoạch diệt sên đến tận cùng cây số cho mà coi. Sên nói cho cùng không thuộc loại “thú cưng” mà những kẻ ăn no rửng mỡ có luật bảo vệ.
Diệt sên, cho tới nay, chưa bị kết tội tàn ác với thú vật như đánh con sóc, bẫy con chồn, dí con nai. Mà ai làm vườn ở xứ Bellingham này mới biết thâm thù lũ sóc ngày đêm đào bới trong vườn, làm bật gốc cây mới trồng hay đậu mới nảy mầm, lại chạy rần rần trên những nhánh cây vừa đơm hoa kết trái khiến cành gãy hoa trái rụng tơi bời. Bọn nai thì là nguy cơ gây sốc, có thể khiến mình chết vì đau tim, khi một sớm mai đẹp trời ra vườn thấy một bãi chiến trường tan hoang. Sao con nai thơ thẩn hiền lành vậy mà… dễ khiến người ta nổi điên như vậy.
Cách đây gần một năm có một ông Việt Nam ở Canada bị hàng xóm kêu cảnh sát tới bắt về tội đánh lũ chồn hôi (raccoon) lẻn vào phá hoại vườn của ổng.
Bài báo trên CityNews Toronto ngày 1 tháng 6 năm 2011 có tựa Người bị buộc tội đánh đập gia đình chồn hôi gây một tranh cãi sôi nổi trong phần độc giả bình luận trên trang web, đồng thời chia rẽ cộng đồng dân cư địa phương. CityNews Toronto bèn đăng một bài nữa vào 3 ngày sau do tác giả khác viết, với tựa Biểu tình chống-chồn-hôi ở Toronto, tường thuật rằng một nhóm người đã biểu tình để ủng hộ ông Nguyen, tỏ ra thông cảm hành động của ông vì chồn hôi đã trở thành một phiền toái không chịu được ở xứ này.
Trong khi đó, thì một nhóm khác dựng biểu ngữ phản đối sự hành hạ thú vật và phân phát những tờ truyền đơn đòi gia đình ông Nguyen dọn đi chỗ khác. Lý luận của nhóm bênh chồn hôi là độc ác với thú vật sẽ dẫn tới độc ác với con người.
Khi đọc tin này tôi nghĩ ngay rằng hàng xóm bênh chồn hôi của ông Nguyen chỉ mượn cớ đó để đuổi ông, nguyên nhân thực là kỳ thị chủng tộc. Nhưng kỳ thị chủng tộc là vấn đề “nhạy cảm” ở xứ Bắc Mỹ. Khi cậu bé da đen 17 tuổi Trayvon Martin ở bang Florida bị bắn chết và thủ phạm George Zimmerman được cảnh sát thả ra vì y cho rằng y giết người để tự vệ, dư luận Mỹ cũng chia làm 2 phe: Phe đòi công lý cho Trayvon cho rằng cách hành xử của Zimmerman và cảnh sát địa phương là kỳ thị chủng tộc. Phe bênh Zimmerrman cho rằng hành động “tự vệ” của Zimmerman là đúng theo luật “Stand Your Ground” – luật chống cự khi bị tấn công và giết người nếu cần để tự vệ. 45 ngày sau khi dân Mỹ biểu tình rần rần và truyền thông Mỹ cãi nhau nhặng xị, Zimmerman đã bị tạm giam để chờ tòa xử.
Ủa, đang nói chuyện ốc sên mà. Tôi rất yên chí sên là côn trùng gây hại, tiếng Mỹ là pest, chứ hổng phải pet (thú cưng), giết sên không mắc tội animal abuse – hành hạ thú vật, vì rõ ràng sên không phải thú vật. Để chắc ăn, tôi tham khảo sách vở trước khi hành động.
Thư viện thành phố có một cuốn sách tựa là The Secret World of Slugs and Snails (Thế giới bí mật của sên và ốc). Tôi rinh về đọc. Câu chuyện con ốc sên bò 10 năm một quãng đường xa cỡ tầm ném của một bà già là lượm từ sách này ra. Nói chung cuốn sách viết vui lắm. Như chuyện ông nọ ở Ăng-lê quyết diệt sên, đã bắt được 10.000 con sên trong một năm.
Ông bắt liên tiếp 5 năm với hy vọng diệt tiệt chúng. Năm thứ 2 ông cũng bắt được cỡ 10.000 con, năm thứ 3 cũng cỡ đó, năm thứ tư thứ 5 cũng vẫn tròm trèm 10.000 con sên, chứ hổng giảm chút nào, hứa hẹn rằng ông có tiếp tục bắt 10.000 năm nữa thì cũng vậy thôi. Ông bèn thua. Chuyển sang phương hướng chung sống hòa bình với ốc sên.
Tôi nghĩ mình kiên nhẫn hơn, và có thể khôn hơn ông Ăng-lê đó trong cách diệt sên. Tôi chỉ thắc mắc là diệt sên có vô tình vi phạm luật pháp văn minh của xứ sở phát triển tiên tiến không. Ông Ăng lê nọ đã diệt tổng cộng 50.000 sên mà không có vẻ bị truy tố. Hẳn nhiên ổng da trắng và vườn của ổng ở bên Anh. Tôi cứ đọc hết cuốn sách để liệu hồn.
Đoạn cuối sách viết là người ta tìm thấy trong những lâu đài trung cổ hoang phế ở công hòa Séc 110 loài sên, trong đó có 1 loài đang bị nguy cơ diệt chủng rất lớn, 7 loài có nguy cơ diệt chủng, và 16 loài dễ bị diệt chủng. Đất là số liệu theo Danh sách Đỏ của Liên hiệp quốc tế Bảo toàn Thiên nhiên ở cộng hòa Séc.
Hú hồn. Trong khi chưa chắc chắn mấy con sên trong vườn mình có nằm trong cái danh sách đỏ hay không, tôi khoan khoan làm gì chúng. Tốt nhứt bây giờ cứ đi mua một khẩu súng về đeo kè kè bên hông, vì tiểu bang Washington này cũng có luật “Stand your ground”. Cẩn thận vẫn hơn. Nghe có vẻ sên sến như con ốc sên, nhưng trong sự cẩn thận đó, có cả tính kiên trì và lỳ lỳ, cách thức để mà tồn tại.
Lúc đó bà chợt thấy một con ốc sên đang ì ạch bò qua ngưỡng cửa. Bà bèn cúi xuống lượm con ốc sên quăng nó ra vườn. Đâu mé bờ ao. Mười năm sau, cũng đang ngồi trong bếp, bà lại nghe tiếng gõ cửa. Lụm cụm bà đứng lên, lật đật đi mở cửa. Cũng không có ai. Bà lại nhìn quanh quất thì thấy con ốc sên trên ngưỡng cửa. Nó đang ngước nhìn bà với ánh mắt oán trách và cất tiếng càm ràm: “Sao bà ác dữ vậy?”
Nếu đọc tới đây bạn thắc mắc “Thế nghĩa là thế nào?”, tôi xin diễn giải câu nói của con ốc sên như vầy: “Bà quăng tui ra tuốt bờ ao, khiến tui phải từ đó bò trở lại đây mệt muốt đứt hơi!” Chuyện này giễu theo phương pháp thậm xưng cái sự chậm rì (hay đức tánh lì lì, kiên trì, gì gì cũng tì tì vượt qua) của con ốc sên.
Sáng nay, sau cơn mưa xuân đầu hôm ướt át, tôi thức dậy vén rèm cửa sổ nhìn ra vườn rau mới trồng đám cải xà lách non. Ôi cải xuân mơn mởn. Mỗi cây chỉ mới có ba bốn lá, mỗi lá mỏng te chỉ mới dài cỡ ngón tay út. Vậy mà con sên to bằng ngón tay giữa mập lù. Sên là bà con nghèo của con ốc, không có tới cái vỏ làm nhà để cõng theo. Nó đang tì tì nhâm nhi ba lá cải. Lập tức tôi thay áo ngủ bằng bộ đồ bảo hộ lao động, đeo găng tay cao su, cầm cây kéo lăm lăm, mặt hầm hầm mở cửa bước ra vườn với thái độ: “Cho mày biết tay tao!”
Nhưng con sên đã biến mất. (Đám cải thì thôi, nói là thừa). Tôi sục sạo chung quanh vạt đất trồng rau, xới cả đất lên, vẫn không tìm thấy kẻ phạm tội phá hoại mầm non. Ừ thì mày thoát được phen này, nhưng bà sẽ lên kế hoạch diệt sên đến tận cùng cây số cho mà coi. Sên nói cho cùng không thuộc loại “thú cưng” mà những kẻ ăn no rửng mỡ có luật bảo vệ.
Diệt sên, cho tới nay, chưa bị kết tội tàn ác với thú vật như đánh con sóc, bẫy con chồn, dí con nai. Mà ai làm vườn ở xứ Bellingham này mới biết thâm thù lũ sóc ngày đêm đào bới trong vườn, làm bật gốc cây mới trồng hay đậu mới nảy mầm, lại chạy rần rần trên những nhánh cây vừa đơm hoa kết trái khiến cành gãy hoa trái rụng tơi bời. Bọn nai thì là nguy cơ gây sốc, có thể khiến mình chết vì đau tim, khi một sớm mai đẹp trời ra vườn thấy một bãi chiến trường tan hoang. Sao con nai thơ thẩn hiền lành vậy mà… dễ khiến người ta nổi điên như vậy.
Cách đây gần một năm có một ông Việt Nam ở Canada bị hàng xóm kêu cảnh sát tới bắt về tội đánh lũ chồn hôi (raccoon) lẻn vào phá hoại vườn của ổng.
Bài báo trên CityNews Toronto ngày 1 tháng 6 năm 2011 có tựa Người bị buộc tội đánh đập gia đình chồn hôi gây một tranh cãi sôi nổi trong phần độc giả bình luận trên trang web, đồng thời chia rẽ cộng đồng dân cư địa phương. CityNews Toronto bèn đăng một bài nữa vào 3 ngày sau do tác giả khác viết, với tựa Biểu tình chống-chồn-hôi ở Toronto, tường thuật rằng một nhóm người đã biểu tình để ủng hộ ông Nguyen, tỏ ra thông cảm hành động của ông vì chồn hôi đã trở thành một phiền toái không chịu được ở xứ này.
Trong khi đó, thì một nhóm khác dựng biểu ngữ phản đối sự hành hạ thú vật và phân phát những tờ truyền đơn đòi gia đình ông Nguyen dọn đi chỗ khác. Lý luận của nhóm bênh chồn hôi là độc ác với thú vật sẽ dẫn tới độc ác với con người.
Khi đọc tin này tôi nghĩ ngay rằng hàng xóm bênh chồn hôi của ông Nguyen chỉ mượn cớ đó để đuổi ông, nguyên nhân thực là kỳ thị chủng tộc. Nhưng kỳ thị chủng tộc là vấn đề “nhạy cảm” ở xứ Bắc Mỹ. Khi cậu bé da đen 17 tuổi Trayvon Martin ở bang Florida bị bắn chết và thủ phạm George Zimmerman được cảnh sát thả ra vì y cho rằng y giết người để tự vệ, dư luận Mỹ cũng chia làm 2 phe: Phe đòi công lý cho Trayvon cho rằng cách hành xử của Zimmerman và cảnh sát địa phương là kỳ thị chủng tộc. Phe bênh Zimmerrman cho rằng hành động “tự vệ” của Zimmerman là đúng theo luật “Stand Your Ground” – luật chống cự khi bị tấn công và giết người nếu cần để tự vệ. 45 ngày sau khi dân Mỹ biểu tình rần rần và truyền thông Mỹ cãi nhau nhặng xị, Zimmerman đã bị tạm giam để chờ tòa xử.
Ủa, đang nói chuyện ốc sên mà. Tôi rất yên chí sên là côn trùng gây hại, tiếng Mỹ là pest, chứ hổng phải pet (thú cưng), giết sên không mắc tội animal abuse – hành hạ thú vật, vì rõ ràng sên không phải thú vật. Để chắc ăn, tôi tham khảo sách vở trước khi hành động.
Thư viện thành phố có một cuốn sách tựa là The Secret World of Slugs and Snails (Thế giới bí mật của sên và ốc). Tôi rinh về đọc. Câu chuyện con ốc sên bò 10 năm một quãng đường xa cỡ tầm ném của một bà già là lượm từ sách này ra. Nói chung cuốn sách viết vui lắm. Như chuyện ông nọ ở Ăng-lê quyết diệt sên, đã bắt được 10.000 con sên trong một năm.
Ông bắt liên tiếp 5 năm với hy vọng diệt tiệt chúng. Năm thứ 2 ông cũng bắt được cỡ 10.000 con, năm thứ 3 cũng cỡ đó, năm thứ tư thứ 5 cũng vẫn tròm trèm 10.000 con sên, chứ hổng giảm chút nào, hứa hẹn rằng ông có tiếp tục bắt 10.000 năm nữa thì cũng vậy thôi. Ông bèn thua. Chuyển sang phương hướng chung sống hòa bình với ốc sên.
Tôi nghĩ mình kiên nhẫn hơn, và có thể khôn hơn ông Ăng-lê đó trong cách diệt sên. Tôi chỉ thắc mắc là diệt sên có vô tình vi phạm luật pháp văn minh của xứ sở phát triển tiên tiến không. Ông Ăng lê nọ đã diệt tổng cộng 50.000 sên mà không có vẻ bị truy tố. Hẳn nhiên ổng da trắng và vườn của ổng ở bên Anh. Tôi cứ đọc hết cuốn sách để liệu hồn.
Đoạn cuối sách viết là người ta tìm thấy trong những lâu đài trung cổ hoang phế ở công hòa Séc 110 loài sên, trong đó có 1 loài đang bị nguy cơ diệt chủng rất lớn, 7 loài có nguy cơ diệt chủng, và 16 loài dễ bị diệt chủng. Đất là số liệu theo Danh sách Đỏ của Liên hiệp quốc tế Bảo toàn Thiên nhiên ở cộng hòa Séc.
Hú hồn. Trong khi chưa chắc chắn mấy con sên trong vườn mình có nằm trong cái danh sách đỏ hay không, tôi khoan khoan làm gì chúng. Tốt nhứt bây giờ cứ đi mua một khẩu súng về đeo kè kè bên hông, vì tiểu bang Washington này cũng có luật “Stand your ground”. Cẩn thận vẫn hơn. Nghe có vẻ sên sến như con ốc sên, nhưng trong sự cẩn thận đó, có cả tính kiên trì và lỳ lỳ, cách thức để mà tồn tại.
Theo SVVN