Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội năm nay sẽ thực hiện theo quy chế trường chuyên mà Bộ GD&ĐT ban hành đầu năm 2012. Như vậy, thí sinh đăng ký dự thi nếu qua được vòng sơ tuyển mới được dự thi.
>> Những điều cần biết về tuyển sinh lớp 10
>> TPHCM: Ngoại ngữ là môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT
>> Làm sao để không rớt cả 3 nguyện vọng
Những năm trước, tất cả thí sinh đủ điều kiện nếu có nguyện vọng đều được dự thi vào lớp 10 THPT chuyên. Trong khi đó, điều kiện về học lực để đăng ký dự tuyển vào chuyên khá đơn giản: xếp loại học lực của các lớp cấp THCS từ loại khá trở lên, điểm trung bình môn thi chuyên cả năm lớp 9 từ 7,0 (với các môn xã hội) hoặc từ 8,0 (với các môn tự nhiên) trở lên.
Vì vậy, số lượng thí sinh thi vào chuyên hằng năm rất đông, khiến các hội đồng thi làm việc khá vất vả. Năm ngoái, toàn thành phố có 7.500 lượt thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT chuyên.
Để đủ chỗ ngồi cho thí sinh dự thi, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ phải tổ chức thi ở 3 hội đồng thi (THCS Nguyễn Trãi, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THCS Văn Yên).
Trường THPT Hà Nội – Amsterdam tổ chức thi ở 2 hội đồng: THPT Hà Nội – Amsterdam và THCS Giảng Võ. Điều này cũng mang đến một số phiền nhiễu với thí sinh khi nhiều em buổi trước phải ngồi thi ở hội đồng này, buổi sau lại phải ngồi thi ở hội đồng khác (tuỳ môn chuyên mà các em đăng ký dự thi).
Năm nay, theo dự kiến ban đầu của một số cán bộ làm công tác quản lý thi của Sở GD&ĐT Hà Nội, phương thức tổ chức thi vào lớp 10 THPT chuyên vẫn làm theo cách truyền thống.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm nay Hà Nội sẽ tổ chức thi vào trường chuyên theo tinh thần của quy chế trường chuyên mà Bộ GD&ĐT ban hành đầu năm 2012.
Theo đó, không phải tất cả thí sinh đăng ký dự thi vào chuyên đều thi tuyển mà chỉ những thí sinh lọt qua vòng sơ tuyển mới được dự thi. Và cũng theo quy chế mới, để được dự vòng sơ tuyển, thí sinh không cần đạt điều kiện học lực môn chuyên như những năm trước.
Vòng sơ tuyển, thí sinh sẽ được đánh giá bằng điểm số theo các tiêu chí: Kết quả dự thi học sinh giỏi, thi tài năng; Kết quả học lực 4 năm cấp THCS; Kết quả tốt nghiệp THCS.
Nếu học sinh đoạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực, quốc tế sẽ được 5 điểm; giải nhì được 4 điểm; giải ba được 3 điểm; giải khuyến khích được 2 điểm.
Với kết quả học lực 4 năm cấp THCS, mỗi năm học lực giỏi, thí sinh được 3 điểm, khá được 2 điểm. Kết quả tốt nghiệp THCS loại giỏi được 3 điểm, loại khá được 2 điểm.
Điểm sơ tuyển sẽ là tổng điểm 3 tiêu chí trên. Căn cứ vào kết quả sơ tuyển, ngày 5-6, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ thông báo danh sách thí sinh được thi tuyển ở vòng 2.
Theo yêu cầu của quy chế, tiêu chí đánh giá ở vòng sơ tuyển phải có cả kết quả đánh giá các chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) – nếu có đánh giá.
Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các chỉ số này Hà Nội chưa đánh giá được nên chưa áp dụng vào kỳ thi năm nay.
Thực hiện theo quy chế mới, Hà Nội cũng sẽ tổ chức thi môn Ngoại ngữ với tư cách là môn điều kiện cho học sinh dự thi vào lớp 10 chuyên của Hà Nội. Hình thức đề thi môn Ngoại ngữ phụ thuộc việc đó là môn điều kiện hay môn chuyên.
Nếu là môn điều kiện, thí sinh sẽ làm đề tự luận kết hợp với trắc nghiệm. Nếu là môn chuyên (dành cho những thí sinh thi chuyên Ngoại ngữ), thí sinh sẽ phải thi theo hình thức phù hợp để giám khảo có thể đánh giá được cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Ngoài ra, cách tính điểm vào lớp không chuyên của các trường chuyên năm nay sẽ khác những năm trước.
Trước đây, cách tính điểm xét tuyển vào các lớp không chuyên của trường chuyên cũng tương tự như vào các lớp chuyên: điểm các bài thi môn điều kiện tính hệ số 1, điểm bài thi môn chuyên hệ số 2. Năm nay, cách tính điểm xét tuyển vào hệ chuyên vẫn như cũ.
Riêng cách tính điểm vào hệ không chuyên của các trường chuyên thực hiện theo cách mới: cũng là tổng điểm các môn thi điều kiện và môn thi chuyên nhưng tất cả các môn đều tính hệ số 1; nếu thí sinh dự thi nhiều môn chuyên thì bộ phận xét tuyển sẽ lấy điểm thi môn chuyên mà thí sinh có điểm số cao nhất.
>> Những điều cần biết về tuyển sinh lớp 10
>> TPHCM: Ngoại ngữ là môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT
>> Làm sao để không rớt cả 3 nguyện vọng
Những năm trước, tất cả thí sinh đủ điều kiện nếu có nguyện vọng đều được dự thi vào lớp 10 THPT chuyên. Trong khi đó, điều kiện về học lực để đăng ký dự tuyển vào chuyên khá đơn giản: xếp loại học lực của các lớp cấp THCS từ loại khá trở lên, điểm trung bình môn thi chuyên cả năm lớp 9 từ 7,0 (với các môn xã hội) hoặc từ 8,0 (với các môn tự nhiên) trở lên.
Vì vậy, số lượng thí sinh thi vào chuyên hằng năm rất đông, khiến các hội đồng thi làm việc khá vất vả. Năm ngoái, toàn thành phố có 7.500 lượt thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT chuyên.
Để đủ chỗ ngồi cho thí sinh dự thi, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ phải tổ chức thi ở 3 hội đồng thi (THCS Nguyễn Trãi, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THCS Văn Yên).
Trường THPT Hà Nội – Amsterdam tổ chức thi ở 2 hội đồng: THPT Hà Nội – Amsterdam và THCS Giảng Võ. Điều này cũng mang đến một số phiền nhiễu với thí sinh khi nhiều em buổi trước phải ngồi thi ở hội đồng này, buổi sau lại phải ngồi thi ở hội đồng khác (tuỳ môn chuyên mà các em đăng ký dự thi).
Năm nay, theo dự kiến ban đầu của một số cán bộ làm công tác quản lý thi của Sở GD&ĐT Hà Nội, phương thức tổ chức thi vào lớp 10 THPT chuyên vẫn làm theo cách truyền thống.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm nay Hà Nội sẽ tổ chức thi vào trường chuyên theo tinh thần của quy chế trường chuyên mà Bộ GD&ĐT ban hành đầu năm 2012.
Theo đó, không phải tất cả thí sinh đăng ký dự thi vào chuyên đều thi tuyển mà chỉ những thí sinh lọt qua vòng sơ tuyển mới được dự thi. Và cũng theo quy chế mới, để được dự vòng sơ tuyển, thí sinh không cần đạt điều kiện học lực môn chuyên như những năm trước.
Vòng sơ tuyển, thí sinh sẽ được đánh giá bằng điểm số theo các tiêu chí: Kết quả dự thi học sinh giỏi, thi tài năng; Kết quả học lực 4 năm cấp THCS; Kết quả tốt nghiệp THCS.
Nếu học sinh đoạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực, quốc tế sẽ được 5 điểm; giải nhì được 4 điểm; giải ba được 3 điểm; giải khuyến khích được 2 điểm.
Với kết quả học lực 4 năm cấp THCS, mỗi năm học lực giỏi, thí sinh được 3 điểm, khá được 2 điểm. Kết quả tốt nghiệp THCS loại giỏi được 3 điểm, loại khá được 2 điểm.
Điểm sơ tuyển sẽ là tổng điểm 3 tiêu chí trên. Căn cứ vào kết quả sơ tuyển, ngày 5-6, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ thông báo danh sách thí sinh được thi tuyển ở vòng 2.
Theo yêu cầu của quy chế, tiêu chí đánh giá ở vòng sơ tuyển phải có cả kết quả đánh giá các chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) – nếu có đánh giá.
Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các chỉ số này Hà Nội chưa đánh giá được nên chưa áp dụng vào kỳ thi năm nay.
Thực hiện theo quy chế mới, Hà Nội cũng sẽ tổ chức thi môn Ngoại ngữ với tư cách là môn điều kiện cho học sinh dự thi vào lớp 10 chuyên của Hà Nội. Hình thức đề thi môn Ngoại ngữ phụ thuộc việc đó là môn điều kiện hay môn chuyên.
Nếu là môn điều kiện, thí sinh sẽ làm đề tự luận kết hợp với trắc nghiệm. Nếu là môn chuyên (dành cho những thí sinh thi chuyên Ngoại ngữ), thí sinh sẽ phải thi theo hình thức phù hợp để giám khảo có thể đánh giá được cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Ngoài ra, cách tính điểm vào lớp không chuyên của các trường chuyên năm nay sẽ khác những năm trước.
Trước đây, cách tính điểm xét tuyển vào các lớp không chuyên của trường chuyên cũng tương tự như vào các lớp chuyên: điểm các bài thi môn điều kiện tính hệ số 1, điểm bài thi môn chuyên hệ số 2. Năm nay, cách tính điểm xét tuyển vào hệ chuyên vẫn như cũ.
Riêng cách tính điểm vào hệ không chuyên của các trường chuyên thực hiện theo cách mới: cũng là tổng điểm các môn thi điều kiện và môn thi chuyên nhưng tất cả các môn đều tính hệ số 1; nếu thí sinh dự thi nhiều môn chuyên thì bộ phận xét tuyển sẽ lấy điểm thi môn chuyên mà thí sinh có điểm số cao nhất.
Nguồn: Tiền Phong