- Tham gia
- 1/1/2012
- Bài viết
- 4.527
Những ý tưởng năng lượng "siêu xanh" dưới đây sẽ “tuyệt vời ông mặt trời” nếu thành hiện thực.
Cây nhân tạo
Lá cây chỉ có thể tồn tại được nếu chuyển ánh sáng mặt trời thành nguồn năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Hiện nay, nhằm tạo ra năng lượng cho cuộc sống của chúng ta, các nhà khoa học đang nhanh chóng chế tạo ra các loại cây nhân tạo. Theo báo The Guardian, một nhóm nghiên cứu tại trường Imperial College London đang cố gắng làm ra một loại cây cũng có khả năng quang hợp cho ra methanol và hydrogen. SolarBotanic, một công ty tại London, đang nghiên cứu và thiết kế một loại cây với “những chiếc lá nano” có thể sản xuất ra điện từ nhiệt mặt trời hoặc từ các máy áp điện thu năng lượng từ gió, âm thanh, và mưa. Xét về lý thuyết, cây nhân tạo sẽ được trồng chung với các loại thực vật khác, và cung cấp một nguồn năng lượng đáng chú ý.
Những con rắn trong làn sóng
Bạn có biết bộ film "Snakes on a plane" đã một thời gây sốt tại các phòng vé không? Và hiện nay các nhà nghiên cứu Anh cũng hy vọng tìm ra một nguồn năng lượng từ "những con rắn trong làn sóng" . Đây là một tên gọi ví von cho việc đặt trong lòng đại dương một ống cao su dài, kín một đầu và đầu kia để tự do tiếp xúc với những đợt sóng biển. Những trục lăn ép chặt ống cao su để tạo ra những đợt "sóng phình" làm ta liên tưởng đến bữa ăn của một con rắn thật. Làn sóng tác động một lực làm ống cao su phình to ra. Ở đầu ống bên kia, con sóng này sẽ làm quay tua-bin, điện phát ra được vận chuyển đường qua bờ biển.
Dự án Anaconda đang được phát triển bởi trường đại học Southampton. Các nhà nghiên cứu cho biết kich thước gốc của một Anaconda có đường kính khoảng 100m và dài xấp xỉ 2000m, có khả năng tạo ra một 1MW điện, đủ cho 2000 hộ gia đình.
Khai thác năng lượng mặt trời ngoài không gian
Sử dụng năng lượng mặt trời từ ngoài vũ trụ, suy cho cùng cũng rất khả thi. Giữa năm 2016, công ty Solaren Corp sẽ khởi xướng kế hoạch hấp thụ nguồn sáng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng đặt trong quỹ đạo Trái đất. Tập đoàn năng lượng tiện ích California Pacific Gas & Electric cũng đã quyết đinh mua 200MW điện từ đây. Trong khi chi tiết cụ thể về các thiết lập chưa được công bố rộng rãi, mô tả phía trên cho thấy cách hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời. Thấy được những tiện lợi của năng lượng mặt trời trên mặt đất, các vệ tinh trong không gian có thể tạo ra năng lượng 24 giờ một ngày - không bị ảnh hưởng bởi những ngày nhiều mây và chu kỳ ngày-đêm của Trái đất.
Hòn đảo năng lượng và nước
Cùng tập trung vào một ý tưởng cũ nhưng với cái nhìn tươi mới hơn, các nhà khoa học và kĩ sư đang cố gắng tạo ra điện từ sự khác biệt giữa nhiệt độ nước ẩm ở bề mặt và nước lạnh ở độ sâu. Một số dự án thí điểm đã được áp dụng trong những năm 1930 và cuối năm 1970, nhưng cuối cùng cũng phải ngưng hoạt động do chi phí cao và thiếu cơ sở kỹ thuật. Với những kết cấu kĩ thuật được cải thiện và thị trường thuận lợi đang thúc đẩy nhũng ai ủng hộ ý tưởng này có cái nhìn tổng quan hơn.
Chu trình hoạt động: nước từ bề mặt ấm được bốc hơi trong chân không, xuất ra hơi nước để vận hành tua-bin tạo ra điện. Nước lạnh được bơm lên từ độ sâu khiến lượng hơi nước ngưng tụ bởi vì muối đã được khử sạch. Một vài hòn đảo liên kết với nhau có thể sản xuất đủ năng lượng cho một thành phố nhỏ và khử lượng muối tương đương với giá trị một tàu chở dầu của một nước mỗi ngày.
Bãi cọc giữa biển
Theo kĩ sư Michael Bernitsas (trường đại học Michigan), ảnh minh họa phía trên cho ta thấy có điều gì đó "lạ" trong cách thu hút năng lượng từ các dòng chảy chậm từ biển và các con sông. Khi nước chảy qua các cọc, nó tạo ra một rung động xoáy. Các xoáy nước luân phiên nhau đẩy và kéo vật thể lên hoặc xuống hoặc sang hai bên để tạo ra năng lượng cơ học. Bernitsas cùng đồng nghiệp đang phát triển công nghệ để nắm bắt năng lượng cơ học này và chuyển đổi nó thành điện.
Lấy ý tưởng từ những con cá, Bernitsas giải thích: "Cá uốn mình để lướt giữa những xoáy nước tạo ra bởi những con cá khác bơi trước nó. Cơ của chúng không đủ mạnh để bơi một mình vì vậy chúng phải bơi sát nhau". Vortex Induced Vibrations for Aquatic Clean Energy (VIVACE) chính là tên của dự án này. Theo các nhà nghiên cứu dự án, một mảng có kích thước bằng một đường chạy và khoảng hai tầng cao có thể tạo ra đủ điện cho khoảng 100.000 hộ gia đình
Cây nhân tạo triệt tiêu CO2
Khí CO2 được thải ra từ các nguồn năng lượng không thể tan biến trong một sớm một chiều được hoặc là ngay khi điều đó xảy ra thì bầu khí quyển của chúng ta đã bị ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Đó là lý do mà bản vẽ này ra đời (ảnh). Các nhà nghiên cứu hy vọng cấu trúc được vận dụng như một cái cây thực thụ và tống khứ CO2 ra khỏi môi trường quanh ta. Cây nhân tạo là một trong những ý tưởng được phát triển bằng cách sử dụng một chất hấp thụ chuyên biệt để tách carbon dioxide từ không khí. Khí sau đó được lưu trữ và được tái chế để thu lại nhiều hơn lượng khí carbon dioxide.
Bản vẽ này do Tucson, Ariz thiết kế dựa trên Global Research Technologies. Công ty đã hình dung ra việc bán khí cho người sử dụng như nhà kính để thúc đẩy tăng trưởng thực vật và các nhà sản xuất soda cho cacbonat. Công ty dầu khí tự nhiên có thể bơm khí dưới lòng đất để đẩy xăng dầu lên bề mặt. Rào cản lớn nhất để thực thi công nghệ này chính là khả năng tài chính.
Cây nhân tạo
Lá cây chỉ có thể tồn tại được nếu chuyển ánh sáng mặt trời thành nguồn năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Hiện nay, nhằm tạo ra năng lượng cho cuộc sống của chúng ta, các nhà khoa học đang nhanh chóng chế tạo ra các loại cây nhân tạo. Theo báo The Guardian, một nhóm nghiên cứu tại trường Imperial College London đang cố gắng làm ra một loại cây cũng có khả năng quang hợp cho ra methanol và hydrogen. SolarBotanic, một công ty tại London, đang nghiên cứu và thiết kế một loại cây với “những chiếc lá nano” có thể sản xuất ra điện từ nhiệt mặt trời hoặc từ các máy áp điện thu năng lượng từ gió, âm thanh, và mưa. Xét về lý thuyết, cây nhân tạo sẽ được trồng chung với các loại thực vật khác, và cung cấp một nguồn năng lượng đáng chú ý.
Những con rắn trong làn sóng
Bạn có biết bộ film "Snakes on a plane" đã một thời gây sốt tại các phòng vé không? Và hiện nay các nhà nghiên cứu Anh cũng hy vọng tìm ra một nguồn năng lượng từ "những con rắn trong làn sóng" . Đây là một tên gọi ví von cho việc đặt trong lòng đại dương một ống cao su dài, kín một đầu và đầu kia để tự do tiếp xúc với những đợt sóng biển. Những trục lăn ép chặt ống cao su để tạo ra những đợt "sóng phình" làm ta liên tưởng đến bữa ăn của một con rắn thật. Làn sóng tác động một lực làm ống cao su phình to ra. Ở đầu ống bên kia, con sóng này sẽ làm quay tua-bin, điện phát ra được vận chuyển đường qua bờ biển.
Dự án Anaconda đang được phát triển bởi trường đại học Southampton. Các nhà nghiên cứu cho biết kich thước gốc của một Anaconda có đường kính khoảng 100m và dài xấp xỉ 2000m, có khả năng tạo ra một 1MW điện, đủ cho 2000 hộ gia đình.
Khai thác năng lượng mặt trời ngoài không gian
Sử dụng năng lượng mặt trời từ ngoài vũ trụ, suy cho cùng cũng rất khả thi. Giữa năm 2016, công ty Solaren Corp sẽ khởi xướng kế hoạch hấp thụ nguồn sáng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng đặt trong quỹ đạo Trái đất. Tập đoàn năng lượng tiện ích California Pacific Gas & Electric cũng đã quyết đinh mua 200MW điện từ đây. Trong khi chi tiết cụ thể về các thiết lập chưa được công bố rộng rãi, mô tả phía trên cho thấy cách hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời. Thấy được những tiện lợi của năng lượng mặt trời trên mặt đất, các vệ tinh trong không gian có thể tạo ra năng lượng 24 giờ một ngày - không bị ảnh hưởng bởi những ngày nhiều mây và chu kỳ ngày-đêm của Trái đất.
Hòn đảo năng lượng và nước
Cùng tập trung vào một ý tưởng cũ nhưng với cái nhìn tươi mới hơn, các nhà khoa học và kĩ sư đang cố gắng tạo ra điện từ sự khác biệt giữa nhiệt độ nước ẩm ở bề mặt và nước lạnh ở độ sâu. Một số dự án thí điểm đã được áp dụng trong những năm 1930 và cuối năm 1970, nhưng cuối cùng cũng phải ngưng hoạt động do chi phí cao và thiếu cơ sở kỹ thuật. Với những kết cấu kĩ thuật được cải thiện và thị trường thuận lợi đang thúc đẩy nhũng ai ủng hộ ý tưởng này có cái nhìn tổng quan hơn.
Chu trình hoạt động: nước từ bề mặt ấm được bốc hơi trong chân không, xuất ra hơi nước để vận hành tua-bin tạo ra điện. Nước lạnh được bơm lên từ độ sâu khiến lượng hơi nước ngưng tụ bởi vì muối đã được khử sạch. Một vài hòn đảo liên kết với nhau có thể sản xuất đủ năng lượng cho một thành phố nhỏ và khử lượng muối tương đương với giá trị một tàu chở dầu của một nước mỗi ngày.
Bãi cọc giữa biển
Theo kĩ sư Michael Bernitsas (trường đại học Michigan), ảnh minh họa phía trên cho ta thấy có điều gì đó "lạ" trong cách thu hút năng lượng từ các dòng chảy chậm từ biển và các con sông. Khi nước chảy qua các cọc, nó tạo ra một rung động xoáy. Các xoáy nước luân phiên nhau đẩy và kéo vật thể lên hoặc xuống hoặc sang hai bên để tạo ra năng lượng cơ học. Bernitsas cùng đồng nghiệp đang phát triển công nghệ để nắm bắt năng lượng cơ học này và chuyển đổi nó thành điện.
Lấy ý tưởng từ những con cá, Bernitsas giải thích: "Cá uốn mình để lướt giữa những xoáy nước tạo ra bởi những con cá khác bơi trước nó. Cơ của chúng không đủ mạnh để bơi một mình vì vậy chúng phải bơi sát nhau". Vortex Induced Vibrations for Aquatic Clean Energy (VIVACE) chính là tên của dự án này. Theo các nhà nghiên cứu dự án, một mảng có kích thước bằng một đường chạy và khoảng hai tầng cao có thể tạo ra đủ điện cho khoảng 100.000 hộ gia đình
Cây nhân tạo triệt tiêu CO2
Khí CO2 được thải ra từ các nguồn năng lượng không thể tan biến trong một sớm một chiều được hoặc là ngay khi điều đó xảy ra thì bầu khí quyển của chúng ta đã bị ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Đó là lý do mà bản vẽ này ra đời (ảnh). Các nhà nghiên cứu hy vọng cấu trúc được vận dụng như một cái cây thực thụ và tống khứ CO2 ra khỏi môi trường quanh ta. Cây nhân tạo là một trong những ý tưởng được phát triển bằng cách sử dụng một chất hấp thụ chuyên biệt để tách carbon dioxide từ không khí. Khí sau đó được lưu trữ và được tái chế để thu lại nhiều hơn lượng khí carbon dioxide.
Bản vẽ này do Tucson, Ariz thiết kế dựa trên Global Research Technologies. Công ty đã hình dung ra việc bán khí cho người sử dụng như nhà kính để thúc đẩy tăng trưởng thực vật và các nhà sản xuất soda cho cacbonat. Công ty dầu khí tự nhiên có thể bơm khí dưới lòng đất để đẩy xăng dầu lên bề mặt. Rào cản lớn nhất để thực thi công nghệ này chính là khả năng tài chính.
Theo Mực Tím