- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Nhìn đểu”là khái niệm tồn tại với ý nghĩa mơ hồ, không xuất hiện trong từ điển, đại từ điển tiếng Việt, nhưng mỗi khi đụng đến lại khiến xã hội rùng mình. Nhìn đểu = đâm.
1. Mới đây, vụ án mạng tại trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, nạn nhân là sinh viên Vũ Ngọc Cương (Khoa Kiến trúc) lại khiến xã hội lo lắng trước cách hành xử du côn của một bộ phận nhỏ giới trẻ hiện nay. Đồng thời, gióng lên hồi chuông về sự vô cảm vô tâm không riêng từ người trẻ trước nỗi đau, mất mát.
Trên trang Facebook của sinh viên Vũ Ngọc Cương nhận được hàng trăm bình luận chia buồn và cầu chúc anh an nghỉ. Tuy nhiên, N.T.H (sinh viên một trường danh tiếng ở Hà Nội) lại liên tiếp viết những bình luận phản cảm đối với nạn nhân và gia đình, chế giễu những chia sẻ của cư dân mạng như: “thừa lòng bao dung”,
“ò e í”…
Lập tức, cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ và thể hiện thái độ phẫn nộ. Một fanpage lên án N.T.H cũng được lập ra và nhận được rất nhiều like chỉ sau một thời gian ngắn.
Một cư dân mạng bức xúc: “Học giỏi mà ăn nói thiếu suy nghĩ, vô cảm trước cái chết của người khác trong khi dư luận đang hết sức thông cảm và sẻ chia với nạn nhân như bạn này thì đúng là không còn gì để nói. Bị ném đá cũng đáng”.
2.“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Đó là điều đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người Việt. Một câu tục ngữ chế “Một con ngựa đau cả tàu được thêm cỏ” được đề cập trong sách “Sát thủ đầu mưng mủ” còn khiến xã hội phản bác “nảy lửa”.
Ấy vậy, trước sự “ra đi” của một đoàn viên - sinh viên, Đoàn trường và Hội sinh viên trường vẫn tổ chức “Duyên dáng kinh doanh 2012” nhằm tôn vinh vẻ đẹp ngoại hình, tri thức và tâm hồn của sinh viên.
Một lần nữa cư dân mạng và dư luận xã hội lại “dậy sóng” có nhất thiết phải tổ chức cuộc thi ngay khi sinh viên của trường người mất mạng, kẻ vướng vòng lao lý; khi sân chơi tài sắc sinh viên thoáng hơn về thời gian tổ chức, không còn bó hẹp vào những dịp kỷ niệm thành lập trường, 20-10, 8-3 hay 20-11 như trước đây!?
Trong đêm diễn ra cuộc thi (20-12), anh Trần Hữu Hạnh, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ, trưởng ban tổ chức cuộc thi giải thích: nhà trường mong muốn thông qua cuộc thi này gửi gắm một thông điệp tới tất cả sinh viên đó là hãy xây dựng một môi trường học tập lãnh mạnh, biết đấu tranh, phản ứng trước cái xấu.
Chẳng biết cuộc thi lan tỏa được nét đẹp đến đâu, sau cuộc thi những hình ảnh các thí sinh xuất hiện trên internet với vài cụm từ mỹ miều “Lộng lẫy đêm chung kết”; “Lộ diện Hoa khôi xinh đẹp”… Nhưng phần lớn đều gắn với sự việc “không mong muốn” như “Sinh viên bị đâm chết”, “Lớp trưởng bị sát hại”…
Trên Cộng đồng sinh viên HUBT trang Facebook, nhiều “like” dành cho bình luận “không biết có một phút mặc niệm cho bạn trẻ xấu số”; hay “Chưa gì đã thi Miss”… Thậm chí chủ đề “Sinh viên bị đâm chết, trường vẫn tổ chức thi Hoa khôi” đã được lập trên một số diễn đàn online.
Nhiều bình luận thắc mắc về vai trò và cách xử lý chưa thấu tình đạt lý của ban tổ chức, nhà trường. Tiepleducvr3 viết: “Xảy ra vụ án mạng ngay trên giảng đường nên dừng lại các cuộc thi vui chơi giải trí mang tính bề nổi và có tính truyền thông cao. Trường vừa lên báo vụ giết người, giờ lại lên báo vui chơi, vui nổ trời này nọ thì thật không ra làm sao…”.
Đã đành người xấu số đã đi xa, dù chúng ta có làm gì đi nữa cũng không thay đổi được thực tế đó. Đã đành người chết cũng đã chết, việc cần làm theo kế hoạch vẫn phải làm.
Nhưng, vấn đề ở đây là người thực hiện chương trình “Duyên dáng kinh doanh 2012” vẫn còn nhiều cách xử lý khác. Thế nhưng họ đã chọn tổ chức chương trình “vui vẻ” ngay sau cái chết của “người nhà”!
1. Mới đây, vụ án mạng tại trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, nạn nhân là sinh viên Vũ Ngọc Cương (Khoa Kiến trúc) lại khiến xã hội lo lắng trước cách hành xử du côn của một bộ phận nhỏ giới trẻ hiện nay. Đồng thời, gióng lên hồi chuông về sự vô cảm vô tâm không riêng từ người trẻ trước nỗi đau, mất mát.
Trên trang Facebook của sinh viên Vũ Ngọc Cương nhận được hàng trăm bình luận chia buồn và cầu chúc anh an nghỉ. Tuy nhiên, N.T.H (sinh viên một trường danh tiếng ở Hà Nội) lại liên tiếp viết những bình luận phản cảm đối với nạn nhân và gia đình, chế giễu những chia sẻ của cư dân mạng như: “thừa lòng bao dung”,
“ò e í”…
Lập tức, cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ và thể hiện thái độ phẫn nộ. Một fanpage lên án N.T.H cũng được lập ra và nhận được rất nhiều like chỉ sau một thời gian ngắn.
Một cư dân mạng bức xúc: “Học giỏi mà ăn nói thiếu suy nghĩ, vô cảm trước cái chết của người khác trong khi dư luận đang hết sức thông cảm và sẻ chia với nạn nhân như bạn này thì đúng là không còn gì để nói. Bị ném đá cũng đáng”.
2.“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Đó là điều đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người Việt. Một câu tục ngữ chế “Một con ngựa đau cả tàu được thêm cỏ” được đề cập trong sách “Sát thủ đầu mưng mủ” còn khiến xã hội phản bác “nảy lửa”.
Ấy vậy, trước sự “ra đi” của một đoàn viên - sinh viên, Đoàn trường và Hội sinh viên trường vẫn tổ chức “Duyên dáng kinh doanh 2012” nhằm tôn vinh vẻ đẹp ngoại hình, tri thức và tâm hồn của sinh viên.
Một lần nữa cư dân mạng và dư luận xã hội lại “dậy sóng” có nhất thiết phải tổ chức cuộc thi ngay khi sinh viên của trường người mất mạng, kẻ vướng vòng lao lý; khi sân chơi tài sắc sinh viên thoáng hơn về thời gian tổ chức, không còn bó hẹp vào những dịp kỷ niệm thành lập trường, 20-10, 8-3 hay 20-11 như trước đây!?
Trong đêm diễn ra cuộc thi (20-12), anh Trần Hữu Hạnh, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ, trưởng ban tổ chức cuộc thi giải thích: nhà trường mong muốn thông qua cuộc thi này gửi gắm một thông điệp tới tất cả sinh viên đó là hãy xây dựng một môi trường học tập lãnh mạnh, biết đấu tranh, phản ứng trước cái xấu.
Chẳng biết cuộc thi lan tỏa được nét đẹp đến đâu, sau cuộc thi những hình ảnh các thí sinh xuất hiện trên internet với vài cụm từ mỹ miều “Lộng lẫy đêm chung kết”; “Lộ diện Hoa khôi xinh đẹp”… Nhưng phần lớn đều gắn với sự việc “không mong muốn” như “Sinh viên bị đâm chết”, “Lớp trưởng bị sát hại”…
Trên Cộng đồng sinh viên HUBT trang Facebook, nhiều “like” dành cho bình luận “không biết có một phút mặc niệm cho bạn trẻ xấu số”; hay “Chưa gì đã thi Miss”… Thậm chí chủ đề “Sinh viên bị đâm chết, trường vẫn tổ chức thi Hoa khôi” đã được lập trên một số diễn đàn online.
Nhiều bình luận thắc mắc về vai trò và cách xử lý chưa thấu tình đạt lý của ban tổ chức, nhà trường. Tiepleducvr3 viết: “Xảy ra vụ án mạng ngay trên giảng đường nên dừng lại các cuộc thi vui chơi giải trí mang tính bề nổi và có tính truyền thông cao. Trường vừa lên báo vụ giết người, giờ lại lên báo vui chơi, vui nổ trời này nọ thì thật không ra làm sao…”.
Đã đành người xấu số đã đi xa, dù chúng ta có làm gì đi nữa cũng không thay đổi được thực tế đó. Đã đành người chết cũng đã chết, việc cần làm theo kế hoạch vẫn phải làm.
Nhưng, vấn đề ở đây là người thực hiện chương trình “Duyên dáng kinh doanh 2012” vẫn còn nhiều cách xử lý khác. Thế nhưng họ đã chọn tổ chức chương trình “vui vẻ” ngay sau cái chết của “người nhà”!
Theo Tienphong