bemai94
Thành viên
- Tham gia
- 17/9/2024
- Bài viết
- 52
(PLO)- Sau sắp xếp, bộ máy Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm 13 bộ, bốn cơ quan ngang bộ và bốn cơ quan thuộc Chính phủ.
Mới đây, trao đổi với báo chí về vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Như vậy, bộ máy Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: PHẠM THẮNG
Cũng theo bà Trà, các bộ, cơ quan này vẫn thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong. “Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay” – bà Trà nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, sáp nhập Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Sáp nhập Bộ GTVT và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
Sáp nhập Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Việc sáp nhập hai bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
Sáp nhập Bộ TT&TT và Bộ KH&CN. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
Sáp nhập Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ GD&ĐT, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi Ban này kết thúc hoạt động); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB&XH chuyển sang.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.
Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong theo quyết định của Bộ Chính trị. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ này.
Về phía Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ đã chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH xây dựng đề án sáp nhập Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB&XH.
Theo Bộ Nội vụ, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như bảo đảm quyền lợi của họ. Trong ảnh: Cán bộ ở TP.HCM đang làm thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: THUẬN VĂN
Hiện nay tổ chức bộ máy Chính phủ có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.
18 bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, LĐ-TB&XH, GTVT, Xây dựng, TT&TT, GD&ĐT, NN&PTNT, KH&ĐT, Nội vụ, Y tế, KH&CN, VH-TT&DL, TN&MT.
Bốn cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc.
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn còn 13 bộ, bốn cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); bốn cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).
Về tổ chức bộ máy bên trong, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay tính sơ bộ dự kiến sẽ giảm 10/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; 52 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 75 cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 61 vụ và tương đương thuộc tổng cục; 264 cục và tương đương thuộc tổng cục, giảm khoảng 15-20% đơn vị sự nghiệp công lập.
“Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ thì về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay” - Bộ trưởng Nội vụ nói.
Theo bà Trà, nếu thực hiện theo phương án này, tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị), không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các bộ.
Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, bà Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Cạnh đó, để tránh tình trạng sáp nhập cơ học, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cùng đó, kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Nguyên tắc đặt ra là tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối (cơ bản kết thúc mô hình tổng cục trong các bộ, cơ quan ngang bộ). Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và đáp ứng điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ PHẠM THỊ THANH TRÀ
Nội dung: TTXVN
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Mới đây, trao đổi với báo chí về vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Như vậy, bộ máy Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Duy trì 7 bộ, cơ quan ngang bộ
Cụ thể, Chính phủ duy trì bốn bộ là Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ VH-TT&DL và ba cơ quan ngang bộ là Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Cũng theo bà Trà, các bộ, cơ quan này vẫn thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong. “Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay” – bà Trà nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, sáp nhập Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Sáp nhập Bộ GTVT và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
Sáp nhập Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Việc sáp nhập hai bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
Sáp nhập Bộ TT&TT và Bộ KH&CN. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
Sáp nhập Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ GD&ĐT, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi Ban này kết thúc hoạt động); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB&XH chuyển sang.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.
Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong theo quyết định của Bộ Chính trị. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ này.
Về phía Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ đã chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH xây dựng đề án sáp nhập Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB&XH.
Hiện nay tổ chức bộ máy Chính phủ có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.
18 bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, LĐ-TB&XH, GTVT, Xây dựng, TT&TT, GD&ĐT, NN&PTNT, KH&ĐT, Nội vụ, Y tế, KH&CN, VH-TT&DL, TN&MT.
Bốn cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc.
Giảm
Chính phủ cũng đưa ra phương án sắp xếp đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác, trong đó có việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; sắp xếp hai Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCMTheo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn còn 13 bộ, bốn cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); bốn cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).
Về tổ chức bộ máy bên trong, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay tính sơ bộ dự kiến sẽ giảm 10/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; 52 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 75 cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 61 vụ và tương đương thuộc tổng cục; 264 cục và tương đương thuộc tổng cục, giảm khoảng 15-20% đơn vị sự nghiệp công lập.
“Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ thì về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay” - Bộ trưởng Nội vụ nói.
Theo bà Trà, nếu thực hiện theo phương án này, tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị), không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các bộ.
Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, bà Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Cạnh đó, để tránh tình trạng sáp nhập cơ học, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ
Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, Chính phủ đưa ra phương án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ.Cùng đó, kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
*****
Cơ bản kết thúc mô hình tổng cục
Việc sắp xếp bộ máy của Chính phủ nhằm phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật.Nguyên tắc đặt ra là tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối (cơ bản kết thúc mô hình tổng cục trong các bộ, cơ quan ngang bộ). Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và đáp ứng điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ PHẠM THỊ THANH TRÀ
Nội dung: TTXVN
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM