- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Đây chưa phải là thời điểm thích hợp để Việt Nam chuyển lên công nghệ 4G khi mà mạng 3G mới được thương mại hóa trong vòng ba năm qua.
Các nhà mạng đang đối mặt với tốc độ truyền tải dữ liệu chậm. Ảnh: Hà Vân.
Đó là quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông trước việc thời gian qua một số hãng công nghệ khuyến cáo Việt Nam nên sớm chuyển lên 4G khi người tiêu dùng chưa hài lòng về tốc độ truyền tải dữ liệu của mạng 3G đang chậm lại.
Một nghiên cứu của hãng nghiên cứu Nielsen phối hợp với báo Bưu Điện được công bố hồi đầu tháng 5 cho rằng người tiêu dùng chưa thực sự hài lòng với chất lượng mạng 3G.
Kết luận này được đưa ra khi hãng này tiến hàng khảo sát về mức độ hài lòng của người tiêu dùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.
Kết quả chỉ số hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ 3G đã giảm từ 71/100 điểm năm 2011 xuống 64/100 điểm năm 2013. Về tốc độ đường truyền, có tới 92% người dùng 3G tham gia khảo sát cho rằng tốc độ đường truyền là yếu tố quan trọng nhất của dịch vụ 3G.
Thế nhưng, chỉ có 55% người dùng cảm thấy hài lòng về tốc độ đường truyền mà mình sử dụng trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 64% của năm 2011. Đặc biệt, có tới 26% người dùng không hài lòng và 19% người dùng rất không hài lòng về tốc độ đường truyền, 56% người dùng 3G vẫn mong muốn nhà mạng cải thiện hơn nữa tốc độ kết nối và chất lượng mạng.
Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng hiện các nhà mạng đang phải đối mặt với ba thách thức gồm năng lực phủ sóng của các nhà mạng còn yếu; hạ tầng bị quá tải khi lưu lượng dữ liệu tăng đột biến và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng 3G chưa thực sự hữu ích và phong phú.
“Việc làm trước mắt hiện nay của các nhà mạng phải tối ưu hóa hạ tầng để bảo đảm băng thông rộng cho mạng 3G phát triển ổn định và bền vững nhằm đáp ứng với tốc độ dữ liệu lớn của người dùng,” ông nói.
Cũng theo bộ này, trong quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia tới năm 2020 thì sau năm 2015, Việt Nam mới xem xét triển khai cấp phép công nghệ 4G và các thế hệ tiếp theo trên cơ sở đấu giá và thi tuyển.
Hiện tại, các doanh nghiệp viễn thông mới triển khai 3G được ba năm và cần cóthời gian khai thác hết hiệu quả của hạ tầng đã đầu tư. Ngoài ra, thiết bị đầu cuối thích ứng với công nghệ 4G trên thị trường chưa nhiều, giá còn đắt. Do đó, sẽ là lãng phí nếu Việt Nam sớm chuyển lên 4G.
Hồi năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 5 doanh nghiệp gồm FPT Telecom, VNPT, VDC, CMC TI và VTC thử nghiệm 4G với công nghệ LTE trong thời gian một năm.
Theo một thống kê sơ bộ từ Bộ Thông tin và Truyền thông, ước tính tổng đầu tư vào mạng lưới 3G tại Việt Nam đã lên tới hơn 28.000 tỉ đồng (khoảng 1,3 tỉ đô la Mỹ) để đầu tư cho hạ tầng mạng 3G. Hiện, các nhà mạng đã có hơn 44.000 trạm phát sóng 3G được thiết lập hoạt động.
Mới đây kết quả đo kiểm chất lượng mạng do Cục Viễn thông thuộc bộ cho thấy tốc độ tải trung bình trên thực tế của các nhà mạng đạt 1,8Mbps, lớn hơn so với cam kết ban đầu trong hồ sơ xin cấp phép triển khai 3G là tốc độ tải tối thiểu tại nông thôn là 284Kbps và ở thành thị là 384Kbps.
Nguồn : thesaigontime.vn
Các nhà mạng đang đối mặt với tốc độ truyền tải dữ liệu chậm. Ảnh: Hà Vân.
Một nghiên cứu của hãng nghiên cứu Nielsen phối hợp với báo Bưu Điện được công bố hồi đầu tháng 5 cho rằng người tiêu dùng chưa thực sự hài lòng với chất lượng mạng 3G.
Kết luận này được đưa ra khi hãng này tiến hàng khảo sát về mức độ hài lòng của người tiêu dùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.
Kết quả chỉ số hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ 3G đã giảm từ 71/100 điểm năm 2011 xuống 64/100 điểm năm 2013. Về tốc độ đường truyền, có tới 92% người dùng 3G tham gia khảo sát cho rằng tốc độ đường truyền là yếu tố quan trọng nhất của dịch vụ 3G.
Thế nhưng, chỉ có 55% người dùng cảm thấy hài lòng về tốc độ đường truyền mà mình sử dụng trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 64% của năm 2011. Đặc biệt, có tới 26% người dùng không hài lòng và 19% người dùng rất không hài lòng về tốc độ đường truyền, 56% người dùng 3G vẫn mong muốn nhà mạng cải thiện hơn nữa tốc độ kết nối và chất lượng mạng.
Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng hiện các nhà mạng đang phải đối mặt với ba thách thức gồm năng lực phủ sóng của các nhà mạng còn yếu; hạ tầng bị quá tải khi lưu lượng dữ liệu tăng đột biến và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng 3G chưa thực sự hữu ích và phong phú.
“Việc làm trước mắt hiện nay của các nhà mạng phải tối ưu hóa hạ tầng để bảo đảm băng thông rộng cho mạng 3G phát triển ổn định và bền vững nhằm đáp ứng với tốc độ dữ liệu lớn của người dùng,” ông nói.
Cũng theo bộ này, trong quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia tới năm 2020 thì sau năm 2015, Việt Nam mới xem xét triển khai cấp phép công nghệ 4G và các thế hệ tiếp theo trên cơ sở đấu giá và thi tuyển.
Hiện tại, các doanh nghiệp viễn thông mới triển khai 3G được ba năm và cần cóthời gian khai thác hết hiệu quả của hạ tầng đã đầu tư. Ngoài ra, thiết bị đầu cuối thích ứng với công nghệ 4G trên thị trường chưa nhiều, giá còn đắt. Do đó, sẽ là lãng phí nếu Việt Nam sớm chuyển lên 4G.
Hồi năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 5 doanh nghiệp gồm FPT Telecom, VNPT, VDC, CMC TI và VTC thử nghiệm 4G với công nghệ LTE trong thời gian một năm.
Theo một thống kê sơ bộ từ Bộ Thông tin và Truyền thông, ước tính tổng đầu tư vào mạng lưới 3G tại Việt Nam đã lên tới hơn 28.000 tỉ đồng (khoảng 1,3 tỉ đô la Mỹ) để đầu tư cho hạ tầng mạng 3G. Hiện, các nhà mạng đã có hơn 44.000 trạm phát sóng 3G được thiết lập hoạt động.
Mới đây kết quả đo kiểm chất lượng mạng do Cục Viễn thông thuộc bộ cho thấy tốc độ tải trung bình trên thực tế của các nhà mạng đạt 1,8Mbps, lớn hơn so với cam kết ban đầu trong hồ sơ xin cấp phép triển khai 3G là tốc độ tải tối thiểu tại nông thôn là 284Kbps và ở thành thị là 384Kbps.
Nguồn : thesaigontime.vn