Nếu bạn sao chép được cách mà những người thành đạt tư duy, thì rõ ràng, bạn sẽ sao chép được cách suy nghĩ, hành động và tất nhiên cả những kết quả mà họ đạt được. Ví dụ, nếu người khác có thể bước lên trước đám đông diễn thuyết một cách tự tin, chính bạn cũng có thể làm được vậy. Nếu người khác có thể luôn chuyển những suy nghĩ của họ sang hướng tích cực để cảm thấy phấn chấn và tự tin trong mọi hoàn cảnh, bạn cũng có thể làm được như vậy. Nếu người khác chứng tỏ được kỹ năng sáng tạo của họ, bạn cũng có thể làm được như vậy.
Họ làm được những điều đó bởi vì não bộ của họ đã được lập trình để kích hoạt các chương trình cực kỳ hiệu quả khi cần thiết. Và do tất cả chúng ta hầu như có cùng hệ thống trí não (“phần cứng”) giống nhau, bạn chỉ cần tìm được chương trình họ đang dùng, tiến hành “cài đặt” cho não của bạn rồi “lập trình” cho não kích hoạt những chương trình đó đúng cách. Ngay lập tức, bạn cũng sẽ có được những khả năng mà bạn mong muốn.
Bây giờ bạn hãy dừng lại và suy nghĩ thêm một chút về những ví dụ mà tôi đưa ra.
Bạn có sợ việc phải đứng nói chuyện trước đám đông không? Đa số chúng ta đều cảm thấy không thoải mái lắm khi nói chuyện trước đám đông. Thậm chí một số ít người tỏ ra cực kỳ căng thẳng khi nhìn thấy đám đông trước mặt. Tay chân họ trở nên lạnh cóng, run rẩy, mặt họ trắng bệch ra và họ chỉ có thể lắp bắp vài điều muốn nói. Ngược lại, cũng có những người có phong thái rất thoải mái, nhẹ nhàng, tự tin khi đứng trước đám đông và còn có vẻ rất náo nức khi được diễn thuyết trước công chúng. Những diễn giả tài năng nói chuyện trước cả một hội trường lớn cũng đơn giản như nói chuyện với chỉ một người vậy. Họ không những không có chút lo lắng nào mà còn có óc khôi hài để làm tăng phần thú vị cho bài diễn thuyết của mình.
Thế thì điều gì tạo ra sự khác biệt giữa một người vô cùng tự tin và một người luôn sợ hãi khi diễn thuyết trước công chúng? Bởi vì mọi người đều có cùng tiềm năng trí tuệ, cho nên sự khác biệt chính là ở chỗ mỗi người sẽ kích hoạt một chương trình khác nhau trong não khi đứng trước đám đông. Đối với người sợ hãi, bộ não của họ đã được “lập trình” để kích hoạt “chương trình sợ hãi” ngay khi họ vừa nhìn thấy đám đông trước mặt, và chương trình này ngay lập tức làm ngưng hoặc gián đoạn hoạt động của các chương trình có ích khác như “giao tiếp”, “khôi hài”, “nhạy bén”,… Thế là chúng ta có một diễn giả tồi.
Điều ngược lại xảy ra với những người tự tin khi đứng trước đám đông. Thay vì kích hoạt “chương trình sợ hãi” thì não của họ kích hoạt “chương trình tự tin”. Và bản thân chương trình này sẽ kích hoạt những chương trình hữu ích khác cho việc diễn thuyết, giúp cho diễn giả nói chuyện một cách thoải mái, khôi hài và cũng không kém phần sắc bén, chiếm được cảm tình của khán giả.
Điều không may là hầu hết chúng ta đều chưa bao giờ được học các phương pháp để tái lập trình những cơ chế kích hoạt sai hoặc các chương trình hạn chế của não bộ. Chính vì thế, chúng ta không thật sự kiểm soát được bộ não của chính mình. Thay vào đó, chúng ta để cho bộ não “điều khiển” chúng ta. Tất nhiên, khi chúng ta để cho não bộ làm chủ mọi thứ thì nó sẽ hoạt động ở chế độ “có sao chạy vậy”, sử dụng những chương trình tầm thường và thậm chí kích hoạt chúng không đúng hoàn cảnh. Kết quả là chúng ta chỉ có thể đạt được những điều hạn chế trong cuộc sống.
Những người thất bại trong cuộc sống là những người luôn cho rằng mọi chuyện đều không nằm trong tầm kiểm soát của họ hoặc vượt ra ngoài khả năng của họ. Họ nghĩ và tin rằng họ không thể điều khiển bộ não của mình, tái lập trình nó và cài đặt những chương trình ưu việt hơn để giúp họ thành công trong cuộc sống.
Một khi bạn đã học được cách tái lập trình bộ não của mình và biết cách cài đặt các chương trình mới ưu việt hơn, bạn sẽ thay đổi được cách tư duy và hành động của bản thân. Từ đó, bằng cách luôn suy nghĩ và hành động tích cực, bạn có thể đạt được bất cứ thành công nào mà bạn mong muốn.
Bạn cũng sẽ làm được những điều mà trước giờ bạn cho rằng không thể như: tích cực tập thể dục cho đến khi đạt được thể hình lý tưởng, luôn làm việc một cách hăng say hoặc thực hiện một bài diễn thuyết ấn tượng trước đám đông,…
Họ làm được những điều đó bởi vì não bộ của họ đã được lập trình để kích hoạt các chương trình cực kỳ hiệu quả khi cần thiết. Và do tất cả chúng ta hầu như có cùng hệ thống trí não (“phần cứng”) giống nhau, bạn chỉ cần tìm được chương trình họ đang dùng, tiến hành “cài đặt” cho não của bạn rồi “lập trình” cho não kích hoạt những chương trình đó đúng cách. Ngay lập tức, bạn cũng sẽ có được những khả năng mà bạn mong muốn.
Bây giờ bạn hãy dừng lại và suy nghĩ thêm một chút về những ví dụ mà tôi đưa ra.
Bạn có sợ việc phải đứng nói chuyện trước đám đông không? Đa số chúng ta đều cảm thấy không thoải mái lắm khi nói chuyện trước đám đông. Thậm chí một số ít người tỏ ra cực kỳ căng thẳng khi nhìn thấy đám đông trước mặt. Tay chân họ trở nên lạnh cóng, run rẩy, mặt họ trắng bệch ra và họ chỉ có thể lắp bắp vài điều muốn nói. Ngược lại, cũng có những người có phong thái rất thoải mái, nhẹ nhàng, tự tin khi đứng trước đám đông và còn có vẻ rất náo nức khi được diễn thuyết trước công chúng. Những diễn giả tài năng nói chuyện trước cả một hội trường lớn cũng đơn giản như nói chuyện với chỉ một người vậy. Họ không những không có chút lo lắng nào mà còn có óc khôi hài để làm tăng phần thú vị cho bài diễn thuyết của mình.
Thế thì điều gì tạo ra sự khác biệt giữa một người vô cùng tự tin và một người luôn sợ hãi khi diễn thuyết trước công chúng? Bởi vì mọi người đều có cùng tiềm năng trí tuệ, cho nên sự khác biệt chính là ở chỗ mỗi người sẽ kích hoạt một chương trình khác nhau trong não khi đứng trước đám đông. Đối với người sợ hãi, bộ não của họ đã được “lập trình” để kích hoạt “chương trình sợ hãi” ngay khi họ vừa nhìn thấy đám đông trước mặt, và chương trình này ngay lập tức làm ngưng hoặc gián đoạn hoạt động của các chương trình có ích khác như “giao tiếp”, “khôi hài”, “nhạy bén”,… Thế là chúng ta có một diễn giả tồi.
Điều ngược lại xảy ra với những người tự tin khi đứng trước đám đông. Thay vì kích hoạt “chương trình sợ hãi” thì não của họ kích hoạt “chương trình tự tin”. Và bản thân chương trình này sẽ kích hoạt những chương trình hữu ích khác cho việc diễn thuyết, giúp cho diễn giả nói chuyện một cách thoải mái, khôi hài và cũng không kém phần sắc bén, chiếm được cảm tình của khán giả.
Điều không may là hầu hết chúng ta đều chưa bao giờ được học các phương pháp để tái lập trình những cơ chế kích hoạt sai hoặc các chương trình hạn chế của não bộ. Chính vì thế, chúng ta không thật sự kiểm soát được bộ não của chính mình. Thay vào đó, chúng ta để cho bộ não “điều khiển” chúng ta. Tất nhiên, khi chúng ta để cho não bộ làm chủ mọi thứ thì nó sẽ hoạt động ở chế độ “có sao chạy vậy”, sử dụng những chương trình tầm thường và thậm chí kích hoạt chúng không đúng hoàn cảnh. Kết quả là chúng ta chỉ có thể đạt được những điều hạn chế trong cuộc sống.
Những người thất bại trong cuộc sống là những người luôn cho rằng mọi chuyện đều không nằm trong tầm kiểm soát của họ hoặc vượt ra ngoài khả năng của họ. Họ nghĩ và tin rằng họ không thể điều khiển bộ não của mình, tái lập trình nó và cài đặt những chương trình ưu việt hơn để giúp họ thành công trong cuộc sống.
Một khi bạn đã học được cách tái lập trình bộ não của mình và biết cách cài đặt các chương trình mới ưu việt hơn, bạn sẽ thay đổi được cách tư duy và hành động của bản thân. Từ đó, bằng cách luôn suy nghĩ và hành động tích cực, bạn có thể đạt được bất cứ thành công nào mà bạn mong muốn.
Bạn cũng sẽ làm được những điều mà trước giờ bạn cho rằng không thể như: tích cực tập thể dục cho đến khi đạt được thể hình lý tưởng, luôn làm việc một cách hăng say hoặc thực hiện một bài diễn thuyết ấn tượng trước đám đông,…