Yến Thu-1169
Thành viên
- Tham gia
- 19/3/2016
- Bài viết
- 23
Sau vài năm nắm chắc công việc của một nhà thiết kế và một giám đốc mỹ thuật, tôi đã tìm thấy bản thân mình trong vị trí “Giám đốc Sáng tạo”, không chỉ chịu trách nhiệm cho những ý tưởng đang hình thành trong tâm trí mình, mà cho việc tạo ra một môi trường thúc đẩy được những suy nghĩ và góc nhìn mới từ các thành viên khác.
Mặc dù sáng tạo luôn là phần không thể thiếu mà tôi sử dụng trong suốt quá trình theo học thiết kế và quá trình làm việc, nhưng tôi chưa bao giờ coi đó là một môn học độc lập. Sau này tôi tìm thấy quyển “The Use of Lateral Thinking” (tạm dịch là “Ứng dụng của Tư duy Định Hướng”, tác phẩm đầu tiên của Edward de Bono) khi nó vừa được xuất bản không lâu. Quyển sách này đề cập đến một mô hình tư duy mà tôi đã luôn ứng dụng nó kể từ đó đến nay.
Thời đại hiện nay đã khác đi rất nhiều. Ngày càng phổ biến hơn các tư liệu thông tin về chủ đề sáng tạo ý tưởng độc đáo. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ với độc giả một số phương pháp mà tôi vừa phát hiện gần đây.
Tại sao bạn cần hoàn thiện kĩ năng sáng tạo?
Trước hết, liệu có đáng để một người chuyên về kinh doanh như bạn dành thời gian để học về sáng tạo? Phải chăng sáng tạo luôn là một quá trình suy nghĩ trực giác đầy bí ẩn dành cho những người như tôi, những người luôn e ngại các bộ vét công sở và có lịch biểu làm việc kì lạ? Thực tế, tới nay thế giới đã có hơn 60 năm nghiên cứu và thử nghiệm để chứng minh cho chúng ta thấy rằng cũng như những kĩ năng khác, sáng tạo là kĩ năng có thể được cải thiện và phát triển. Hơn thế nữa, sáng tạo là yếu tố cần thiết xuyên suốt quá trình kinh doanh.
Lấy một ví dụ, trong bảng phân loại tư duy được phát triển suốt 50 năm bởi Benjamin Bloom (đến nay nó vẫn là tiền đề cho hệ thống giáo dục Châu Âu), “đánh giá” (evaluating) – khả năng phản biện bảo vệ quan điểm và đề xuất phương án giải quyết, được xem là tư duy ở mức độ cao nhất. “Sáng tạo” (creating) – khả năng tạo ra cái mới, nằm ở mức độ thấp hơn. Khi hệ thống tư duy này được cập nhật vào năm 2001, tư duy sáng tạo đã được sắp lên vị trí cao nhất, điều này phản chiếu một sự dịch chuyển đến môi trường kinh doanh đương đại. Ở đó, quá trình kiến tạo ý tưởng quan trọng hơn rất nhiều so với quá trình sản xuất sản phẩm.
Vậy làm như thế nào để bạn đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp của mình?
Ở vị trí cao nhất trên bảng phân loại, sáng tạo chính là hình thức phức tạp nhất của tư duy. Nó đòi hỏi chúng ta h.ãm lại những ý tưởng lối mòn sẵn có trong đầu và khám phá những hướng suy nghĩ mới. Để có thể dịch chuyển suy nghĩ giữa hai mô hình tư duy này cần phải có kiến thức và tính kỉ luật. Dưới đây là 4 bước để phát triển ý tưởng mới, điều này có thể chỉ diễn ra trong tâm trí bạn hoặc trong một buổi lên ý tưởng cùng đồng nghiệp.
Bốn bước để cải thiện tư duy sáng tạo
Bước thứ ba là bước đánh giá và chọn lọc ra những ý tưởng tốt nhất. Một lưu ý quan trọng là không nên bỏ qua những ý tưởng lạ nhưng tưởng chừng không hay. Những ý tưởng này thường ẩn trong mình những con “vi rút”, và nếu bạn không ép bản thân cân nhắc chúng, bạn rất có thể sẽ bỏ qua những”kẻ chiến thắng” thực sự. Cuối cùng, khoảng thời gian tôi dành ra để tìm hiểu các vấn đề ở bước đầu tiên đã phát huy tác dụng ở bước sau cùng, ý tưởng giờ đây đã được mài giũa đủ sắc bén để được hiện thực hoá.
Dưới đây là một số công cụ tư duy có thể được áp dụng trong mọi bước, giúp khai thác hết hiệu quả của những bước này. Ở bước đầu tiên – xác định vấn đề, chúng ta có thể sử dụng công cụ báo chí cũ được gọi là “5 W & H”. “Who” (Ai?) được sử dụng để xác định các đối tượng liên quan đến tình huống. “What” (Cái gì?) nhằm tìm hiểu những giải pháp đã từng được áp dụng trong quá khứ. “Why” (Vì sao?) giúp tìm ra lý do đằng sau vấn đề. “When” (Khi nào?) bật mí khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu, hoặc chỉ ra những thời điểm thường nảy sinh vấn đề. Cuối cùng, “How” (Như thế nào?) khơi gợi những ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề.
Trong quá trình trên, tất cả các bước cần được thực hiện tách biệt với nhau, ngoại trừ bước thứ hai và bước thứ ba. Bước thứ hai được mô tả là “chơi đùa” (play). Chúng ta muốn đi càng xa trọng tâm càng tốt, nhằm tạo điều kiện cho phần lớn bộ não dần dần tham dự quá trình. Chúng ta muốn khơi sáng một số lượng lớn các ý tưởng, nhằm tối đa hoá mối liên kết có thể hình thành từ chúng. Đặc biệt, chúng ta muốn kiềm h.ãm tất cả những đánh giá về những ý tưởng này. Chỉ cần một định kiến nhỏ cũng sẽ kích hoạt một số phần não khiến chúng ta trở nên thụ động cho đến khi được hỏi tới.
Mặc dù bước thứ ba chủ yếu là đánh giá, chúng ta vẫn cần giữ sự tỉnh táo để nhận ra tiềm năng của một ý tưởng không điển hình và hoàn toàn mới mẻ. Suy cho cùng, một ý tưởng độc nhất vô nhị là thứ chúng ta đang tìm kiếm. Khi chúng ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo nhưng còn thiếu sót, thay vì loại bỏ nó, chúng ta trước nhất nên tự hỏi liệu phần thiếu sót không đó có thể được chỉnh sửa và cải thiện. Sau đó hướng suy nghĩ trở lại với trạng thái “vui đùa” (play mode) để tạo ra nhiều lựa chọn mới.
Có rất nhiều công cụ tư duy có thể trợ giúp các bước trong quá trình này, và bước thực thi cuối cùng cũng không phải ngoại lệ. Công cụ thực thi một lần nữa sử dụng câu hỏi “how” (làm như thế nào?) cùng với “how else” (làm thế nào khác?). Ở đây chúng ta sử dụng chúng để đào sâu vào câu hỏi “làm thế nào để đưa ra giải pháp.” Mỗi lần chúng ta hỏi , là mỗi lần chúng ta buộc bản thân phải trở nên cụ thể hơn
Chẳng hạn như, Làm thế nào để chúng ta có được một thị trường vừa đủ thích thú với sản phẩm của chúng ta? Bằng cách phân khúc thị trường. Chúng ta làm gì để phân khúc thị trường? Bằng cách sử dụng nghiên cứu định lượng. Còn cách nào khác nữa? Có thể sử dụng nghiên cứu định tính. Làm thế nào để triển khai nghiên cứu? ... và cứ như thế cho đến khi chúng ta đến được đích của tư duy.
Học cách để trở nên sáng tạo hơn bằng tinh thần kỉ luật sẽ hướng công ty của bạn tới những thay đổi tích cực, và cuộc sống của bạn cũng vậy.
Nguồn:
Tư vấn - Hỗ trợ khởi nghiệp
Mặc dù sáng tạo luôn là phần không thể thiếu mà tôi sử dụng trong suốt quá trình theo học thiết kế và quá trình làm việc, nhưng tôi chưa bao giờ coi đó là một môn học độc lập. Sau này tôi tìm thấy quyển “The Use of Lateral Thinking” (tạm dịch là “Ứng dụng của Tư duy Định Hướng”, tác phẩm đầu tiên của Edward de Bono) khi nó vừa được xuất bản không lâu. Quyển sách này đề cập đến một mô hình tư duy mà tôi đã luôn ứng dụng nó kể từ đó đến nay.
Thời đại hiện nay đã khác đi rất nhiều. Ngày càng phổ biến hơn các tư liệu thông tin về chủ đề sáng tạo ý tưởng độc đáo. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ với độc giả một số phương pháp mà tôi vừa phát hiện gần đây.
Tại sao bạn cần hoàn thiện kĩ năng sáng tạo?
Trước hết, liệu có đáng để một người chuyên về kinh doanh như bạn dành thời gian để học về sáng tạo? Phải chăng sáng tạo luôn là một quá trình suy nghĩ trực giác đầy bí ẩn dành cho những người như tôi, những người luôn e ngại các bộ vét công sở và có lịch biểu làm việc kì lạ? Thực tế, tới nay thế giới đã có hơn 60 năm nghiên cứu và thử nghiệm để chứng minh cho chúng ta thấy rằng cũng như những kĩ năng khác, sáng tạo là kĩ năng có thể được cải thiện và phát triển. Hơn thế nữa, sáng tạo là yếu tố cần thiết xuyên suốt quá trình kinh doanh.
Lấy một ví dụ, trong bảng phân loại tư duy được phát triển suốt 50 năm bởi Benjamin Bloom (đến nay nó vẫn là tiền đề cho hệ thống giáo dục Châu Âu), “đánh giá” (evaluating) – khả năng phản biện bảo vệ quan điểm và đề xuất phương án giải quyết, được xem là tư duy ở mức độ cao nhất. “Sáng tạo” (creating) – khả năng tạo ra cái mới, nằm ở mức độ thấp hơn. Khi hệ thống tư duy này được cập nhật vào năm 2001, tư duy sáng tạo đã được sắp lên vị trí cao nhất, điều này phản chiếu một sự dịch chuyển đến môi trường kinh doanh đương đại. Ở đó, quá trình kiến tạo ý tưởng quan trọng hơn rất nhiều so với quá trình sản xuất sản phẩm.
Vậy làm như thế nào để bạn đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp của mình?
Ở vị trí cao nhất trên bảng phân loại, sáng tạo chính là hình thức phức tạp nhất của tư duy. Nó đòi hỏi chúng ta h.ãm lại những ý tưởng lối mòn sẵn có trong đầu và khám phá những hướng suy nghĩ mới. Để có thể dịch chuyển suy nghĩ giữa hai mô hình tư duy này cần phải có kiến thức và tính kỉ luật. Dưới đây là 4 bước để phát triển ý tưởng mới, điều này có thể chỉ diễn ra trong tâm trí bạn hoặc trong một buổi lên ý tưởng cùng đồng nghiệp.
Bốn bước để cải thiện tư duy sáng tạo
- Chúng ta bắt đầu với bước phân loại và xác định một cách kĩ lưỡng những thách thức mà chúng ta cần tập trung giải quyết.
- Bước tiếp theo là hình thành ý tưởng ban đầu, nghĩ ra những ý tưởng có khả năng giải quyết vấn đề.
- Ở bước thứ ba, chúng ta phát triển những ý tưởng sơ khai trên, biến chúng từ những ý tưởng tốt và tiềm năng thành những giải pháp tuyệt vời và sắc bén.
- Cuối cùng, chúng ta hiện thực hoá các ý tưởng, áp dụng chúng vào thực tại.
Bước thứ ba là bước đánh giá và chọn lọc ra những ý tưởng tốt nhất. Một lưu ý quan trọng là không nên bỏ qua những ý tưởng lạ nhưng tưởng chừng không hay. Những ý tưởng này thường ẩn trong mình những con “vi rút”, và nếu bạn không ép bản thân cân nhắc chúng, bạn rất có thể sẽ bỏ qua những”kẻ chiến thắng” thực sự. Cuối cùng, khoảng thời gian tôi dành ra để tìm hiểu các vấn đề ở bước đầu tiên đã phát huy tác dụng ở bước sau cùng, ý tưởng giờ đây đã được mài giũa đủ sắc bén để được hiện thực hoá.
Dưới đây là một số công cụ tư duy có thể được áp dụng trong mọi bước, giúp khai thác hết hiệu quả của những bước này. Ở bước đầu tiên – xác định vấn đề, chúng ta có thể sử dụng công cụ báo chí cũ được gọi là “5 W & H”. “Who” (Ai?) được sử dụng để xác định các đối tượng liên quan đến tình huống. “What” (Cái gì?) nhằm tìm hiểu những giải pháp đã từng được áp dụng trong quá khứ. “Why” (Vì sao?) giúp tìm ra lý do đằng sau vấn đề. “When” (Khi nào?) bật mí khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu, hoặc chỉ ra những thời điểm thường nảy sinh vấn đề. Cuối cùng, “How” (Như thế nào?) khơi gợi những ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề.
Trong quá trình trên, tất cả các bước cần được thực hiện tách biệt với nhau, ngoại trừ bước thứ hai và bước thứ ba. Bước thứ hai được mô tả là “chơi đùa” (play). Chúng ta muốn đi càng xa trọng tâm càng tốt, nhằm tạo điều kiện cho phần lớn bộ não dần dần tham dự quá trình. Chúng ta muốn khơi sáng một số lượng lớn các ý tưởng, nhằm tối đa hoá mối liên kết có thể hình thành từ chúng. Đặc biệt, chúng ta muốn kiềm h.ãm tất cả những đánh giá về những ý tưởng này. Chỉ cần một định kiến nhỏ cũng sẽ kích hoạt một số phần não khiến chúng ta trở nên thụ động cho đến khi được hỏi tới.
Mặc dù bước thứ ba chủ yếu là đánh giá, chúng ta vẫn cần giữ sự tỉnh táo để nhận ra tiềm năng của một ý tưởng không điển hình và hoàn toàn mới mẻ. Suy cho cùng, một ý tưởng độc nhất vô nhị là thứ chúng ta đang tìm kiếm. Khi chúng ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo nhưng còn thiếu sót, thay vì loại bỏ nó, chúng ta trước nhất nên tự hỏi liệu phần thiếu sót không đó có thể được chỉnh sửa và cải thiện. Sau đó hướng suy nghĩ trở lại với trạng thái “vui đùa” (play mode) để tạo ra nhiều lựa chọn mới.
Có rất nhiều công cụ tư duy có thể trợ giúp các bước trong quá trình này, và bước thực thi cuối cùng cũng không phải ngoại lệ. Công cụ thực thi một lần nữa sử dụng câu hỏi “how” (làm như thế nào?) cùng với “how else” (làm thế nào khác?). Ở đây chúng ta sử dụng chúng để đào sâu vào câu hỏi “làm thế nào để đưa ra giải pháp.” Mỗi lần chúng ta hỏi , là mỗi lần chúng ta buộc bản thân phải trở nên cụ thể hơn
Chẳng hạn như, Làm thế nào để chúng ta có được một thị trường vừa đủ thích thú với sản phẩm của chúng ta? Bằng cách phân khúc thị trường. Chúng ta làm gì để phân khúc thị trường? Bằng cách sử dụng nghiên cứu định lượng. Còn cách nào khác nữa? Có thể sử dụng nghiên cứu định tính. Làm thế nào để triển khai nghiên cứu? ... và cứ như thế cho đến khi chúng ta đến được đích của tư duy.
Học cách để trở nên sáng tạo hơn bằng tinh thần kỉ luật sẽ hướng công ty của bạn tới những thay đổi tích cực, và cuộc sống của bạn cũng vậy.
Nguồn:
Tư vấn - Hỗ trợ khởi nghiệp