- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Giấy là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại. Người ta sử dụng giấy trong học tập, làm việc, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, viết sách, gói quà và trong nhiều việc khác. Cây xanh là thành phần phổ biến nhất để làm ra giấy hiện nay, nhưng trong một khoảng thời gian rất dài người xưa cũng đã ghi chép và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trên nhiều loại bề mặt và bằng nhiều thứ chất liệu khác.
Con người đã vẽ ra các bức tranh trên vách hang động ở kỷ Băng Hà. Bức vẽ lâu đời nhất được biết đến nằm trên một tảng đá nhỏ ở Bắc Phi đã được vẽ 73,000 năm trước.
Ngôn ngữ viết xuất hiện sau đó. Người Sumer, hiện là dân Iraq và Ai Cập, đã dùng những hình vẽ làm ngôn ngữ đầu tiên hơn 5,000 năm trước.
Những người này đã khắc chữ hình nêm và chữ tượng hình vào đá, hình thành nên thứ ngôn ngữ của họ. Họ cũng dùng bút hoặc cọ vẽ làm từ lau sậy để viết trên những phiến đất sét nhão. Thỉnh thoảng họ bỏ vào lò nung những phiến đất sét này cứng lại để lưu giữ chúng.
Bản viết tay của người Ai Cập cổ được viết và vẽ trên giấy papyrus, có niên đại từ năm 1275 trước Công nguyên. Ảnh: British Museum
Người Ai Cập đã tiên phong trong việc tạo ra giấy. Giấy papyrus được làm từ một loại cây cùng tên cao 4.5 mét mọc ở những vùng đầm lầy ven sông Nile. Người ta cắt thân cây thành những dải mỏng, ép lại với nhau và phơi khô thành những cuộn giấy chúng ta hay thấy trong viện bảo tàng. Mực viết lên loại giấy mới này không bị nhoè hay mờ. Giấy papyrus giúp người xưa mang những bản ghi chép của mình được thuận tiện hơn với những cuộn giấy – so với việc thồ theo những phiến đất sét và tảng đá nặng nhọc.
Những phiến gỗ được quết sáp ong cũng đã trở thành một vật liệu ghi chép được ưa chuộng ở Hy Lạp, La Mã và Ai Cập. Trẻ con sử dụng những phiến gỗ này để học tập như chúng ta dùng tập vở ngày nay. Sáp ong nóng chảy dễ xoá đi những ghi chép và có thể tái sử dụng.
Những phiến gỗ sáp ong từ một “quyển vở” của trường học ở Hy Lạp được sử dụng khoảng 2,000 năm trước. Ảnh: British Library
Người La Mã thì đã đi được thêm một bước: làm ra sách với những trang giấy papyrus. Những bản thảo đặc biệt lại được làm từ da bê đã qua xử lý.
Ở Trung Quốc, chất liệu để viết thời xưa gồm có xương, đồng và gỗ. Nhưng sau đó, khoảng hơn 2,000 năm trước một chút, người Trung Quốc đã phát minh ra một loại giấy khác. Đầu tiên, người ta rửa sạch cây gai dầu và ngâm trong nước cho đến khi mềm ra. Sau đó đập thành bột nhão bằng một cây vồ gỗ và trải lên một khung phẳng để phơi khô.
Người châu Âu đã dành ra thêm 800 năm nữa để có thể bắt tay vào việc sản xuất ra giấy. Người ta cắt nhỏ, ngâm và xử lý vải lanh và vải bông cũ. Nửa thế kỷ sau, vào năm 1690, nhà máy giấy sản xuất từ vải cũ đầu tiên đã có mặt tại các thuộc địa của Mỹ.
Khu rừng nhân tạo này trồng cây bạch đàn con để thu hoạch. Ảnh: ChrisVanLennepPhoto/iStock - Getty Images
Nhưng khi người ta sử dụng giấy ngày càng nhiều, vải cũ trở nên khan hiếm. Cây xanh lại có nhiều hơn vải cũ, vì vậy cây xanh đã trở thành nguyên liệu thô. Tờ báo Mỹ đầu tiên được in trên giấy làm hoàn toàn từ gỗ là ấn bản ra ngày 14/1/1863 của Tuần san Boston.
Vậy thì ngày nay người ta làm ra giấy từ cây xanh nhưng thế nào? Những người khai thác gỗ đốn hạ cây, chuyển lên những xe tải và chở đến các nhà máy. Máy móc sẽ tách vỏ thân cây ra, và một máy cưa gỗ lớn sẽ chặt những khúc gỗ thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này sẽ được đun sôi thành một loại súp sệt giống như kem đánh răng. Để loại bỏ những miếng gỗ vón cục, người ta dập phẳng, sấy khô và cắt thành các tờ giấy.
Toàn bộ quá trình từ ươm mầm đến việc mua tập vở đi học của bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian. Riêng việc trồng cây thôi đã tốn từ 10 đến 20 năm.
Việc sản xuất ra hàng tấn giấy từ cây có thể gây hại cho hành tinh này. Con người đốn hạ 80,000 đến 160,000 cây trên thế giới mỗi ngày, và sử dụng rất nhiều những cây bị đốn hạ ấy để sản xuất giấy. Một số cây khai thác từ rừng trồng. Nhưng những người khai thác gỗ cũng đốn cây trong rừng tự nhiên cho việc làm giấy, điều đó đồng nghĩa với việc động vật và chim muông mất đi ngôi nhà của chúng.
Việc đốn hạ cây cũng góp phần làm biến đổi khí hậu, và các xí nghiệp giấy thì làm ô nhiễm không khí. Sau khi bạn vứt giấy vào thùng rác, một xe tải sẽ chở giấy bỏ ấy đến một bãi rác, nơi chúng sẽ dành ra 6 đến 9 năm để tự phân huỷ.
Đó là lý do tại sao tái chế lại quan trọng. Việc tái chế tiết kiệm được nhiều cây xanh, làm chậm biến đổi khí hậu và giúp bảo vệ những loài thú, chim chóc và tất cả sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng vì chúng sống và kiếm ăn trong rừng.
Bạn có biết mỗi tấn giấy tiêu thụ 24 cây xanh để làm ra khoảng 200,000 tở giấy không? Bạn có thể sử dụng một tờ giấy một hoặc hai lần, nhưng nó có thể được tái chế năm đến sáu lần. Việc tái chế một tấn giấy bảo vệ được 17 cây xanh. Nếu tái chế 7 lần, sẽ tiết kiệm được 117 cây xanh.
Vì vậy nếu giấy không có ích cho môi trường, tại sao người ta không viết lên một thứ nào đó khác? Câu trả lời là: Đã có. Với máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động, người ta đã sử dụng ít giấy hơn so với trước đây. Có lẽ ngày mà chúng ta không còn sử dụng giấy nữa sẽ đến – hoặc chúng ta sẽ tiết kiệm giấy cho những quyển sách và các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt lắm mà thôi.
Con người đã vẽ ra các bức tranh trên vách hang động ở kỷ Băng Hà. Bức vẽ lâu đời nhất được biết đến nằm trên một tảng đá nhỏ ở Bắc Phi đã được vẽ 73,000 năm trước.
Ngôn ngữ viết xuất hiện sau đó. Người Sumer, hiện là dân Iraq và Ai Cập, đã dùng những hình vẽ làm ngôn ngữ đầu tiên hơn 5,000 năm trước.
Những người này đã khắc chữ hình nêm và chữ tượng hình vào đá, hình thành nên thứ ngôn ngữ của họ. Họ cũng dùng bút hoặc cọ vẽ làm từ lau sậy để viết trên những phiến đất sét nhão. Thỉnh thoảng họ bỏ vào lò nung những phiến đất sét này cứng lại để lưu giữ chúng.
Bản viết tay của người Ai Cập cổ được viết và vẽ trên giấy papyrus, có niên đại từ năm 1275 trước Công nguyên. Ảnh: British Museum
Người Ai Cập đã tiên phong trong việc tạo ra giấy. Giấy papyrus được làm từ một loại cây cùng tên cao 4.5 mét mọc ở những vùng đầm lầy ven sông Nile. Người ta cắt thân cây thành những dải mỏng, ép lại với nhau và phơi khô thành những cuộn giấy chúng ta hay thấy trong viện bảo tàng. Mực viết lên loại giấy mới này không bị nhoè hay mờ. Giấy papyrus giúp người xưa mang những bản ghi chép của mình được thuận tiện hơn với những cuộn giấy – so với việc thồ theo những phiến đất sét và tảng đá nặng nhọc.
Những phiến gỗ được quết sáp ong cũng đã trở thành một vật liệu ghi chép được ưa chuộng ở Hy Lạp, La Mã và Ai Cập. Trẻ con sử dụng những phiến gỗ này để học tập như chúng ta dùng tập vở ngày nay. Sáp ong nóng chảy dễ xoá đi những ghi chép và có thể tái sử dụng.
Những phiến gỗ sáp ong từ một “quyển vở” của trường học ở Hy Lạp được sử dụng khoảng 2,000 năm trước. Ảnh: British Library
Người La Mã thì đã đi được thêm một bước: làm ra sách với những trang giấy papyrus. Những bản thảo đặc biệt lại được làm từ da bê đã qua xử lý.
Ở Trung Quốc, chất liệu để viết thời xưa gồm có xương, đồng và gỗ. Nhưng sau đó, khoảng hơn 2,000 năm trước một chút, người Trung Quốc đã phát minh ra một loại giấy khác. Đầu tiên, người ta rửa sạch cây gai dầu và ngâm trong nước cho đến khi mềm ra. Sau đó đập thành bột nhão bằng một cây vồ gỗ và trải lên một khung phẳng để phơi khô.
Người châu Âu đã dành ra thêm 800 năm nữa để có thể bắt tay vào việc sản xuất ra giấy. Người ta cắt nhỏ, ngâm và xử lý vải lanh và vải bông cũ. Nửa thế kỷ sau, vào năm 1690, nhà máy giấy sản xuất từ vải cũ đầu tiên đã có mặt tại các thuộc địa của Mỹ.
Khu rừng nhân tạo này trồng cây bạch đàn con để thu hoạch. Ảnh: ChrisVanLennepPhoto/iStock - Getty Images
Nhưng khi người ta sử dụng giấy ngày càng nhiều, vải cũ trở nên khan hiếm. Cây xanh lại có nhiều hơn vải cũ, vì vậy cây xanh đã trở thành nguyên liệu thô. Tờ báo Mỹ đầu tiên được in trên giấy làm hoàn toàn từ gỗ là ấn bản ra ngày 14/1/1863 của Tuần san Boston.
Vậy thì ngày nay người ta làm ra giấy từ cây xanh nhưng thế nào? Những người khai thác gỗ đốn hạ cây, chuyển lên những xe tải và chở đến các nhà máy. Máy móc sẽ tách vỏ thân cây ra, và một máy cưa gỗ lớn sẽ chặt những khúc gỗ thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này sẽ được đun sôi thành một loại súp sệt giống như kem đánh răng. Để loại bỏ những miếng gỗ vón cục, người ta dập phẳng, sấy khô và cắt thành các tờ giấy.
Toàn bộ quá trình từ ươm mầm đến việc mua tập vở đi học của bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian. Riêng việc trồng cây thôi đã tốn từ 10 đến 20 năm.
Việc sản xuất ra hàng tấn giấy từ cây có thể gây hại cho hành tinh này. Con người đốn hạ 80,000 đến 160,000 cây trên thế giới mỗi ngày, và sử dụng rất nhiều những cây bị đốn hạ ấy để sản xuất giấy. Một số cây khai thác từ rừng trồng. Nhưng những người khai thác gỗ cũng đốn cây trong rừng tự nhiên cho việc làm giấy, điều đó đồng nghĩa với việc động vật và chim muông mất đi ngôi nhà của chúng.
Việc đốn hạ cây cũng góp phần làm biến đổi khí hậu, và các xí nghiệp giấy thì làm ô nhiễm không khí. Sau khi bạn vứt giấy vào thùng rác, một xe tải sẽ chở giấy bỏ ấy đến một bãi rác, nơi chúng sẽ dành ra 6 đến 9 năm để tự phân huỷ.
Đó là lý do tại sao tái chế lại quan trọng. Việc tái chế tiết kiệm được nhiều cây xanh, làm chậm biến đổi khí hậu và giúp bảo vệ những loài thú, chim chóc và tất cả sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng vì chúng sống và kiếm ăn trong rừng.
Bạn có biết mỗi tấn giấy tiêu thụ 24 cây xanh để làm ra khoảng 200,000 tở giấy không? Bạn có thể sử dụng một tờ giấy một hoặc hai lần, nhưng nó có thể được tái chế năm đến sáu lần. Việc tái chế một tấn giấy bảo vệ được 17 cây xanh. Nếu tái chế 7 lần, sẽ tiết kiệm được 117 cây xanh.
Vì vậy nếu giấy không có ích cho môi trường, tại sao người ta không viết lên một thứ nào đó khác? Câu trả lời là: Đã có. Với máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động, người ta đã sử dụng ít giấy hơn so với trước đây. Có lẽ ngày mà chúng ta không còn sử dụng giấy nữa sẽ đến – hoặc chúng ta sẽ tiết kiệm giấy cho những quyển sách và các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt lắm mà thôi.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo The Conversation)
(Theo The Conversation)