- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
ThienNhien.Net – Thiếu sự giám sát gắt gao từ phía các cơ quan quản lí cộng với việc giá sắn (mì) ngày càng tăng cao khiến nhiều cánh rừng của miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục bị phá trụi.
Chuyện rừng bị cạo trọc từ việc cây sắn lên ngôi vốn không còn mới bởi từ nhiều năm nay, hễ nhu cầu sắn tăng cao là đâu đó lại xảy ra hiện tượng phá rừng hàng loạt để chạy theo “cơn khát” sắn. Gần đây, tại nhiều địa phương thuộc Kon Tum, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Hà Tĩnh, Phú Yên, diện tích sắn tiếp tục phủ kín phần diện tích rừng đã ngã đổ vì bị người dân đốt trụi.
Ngay từ đầu tháng 3, hàng chục hộ dân ở thôn Gò Rin, xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi đã tự ý chặt phá hàng nghìn cây keo lá tràm và cây muồng đen thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham để lấy đất trồng mì. Tại khu rừng Kà Long của địa phương này cũng có hàng nghìn cây rừng bị bóc vỏ đến chết cùng với mục đích trên. Người dân các xã thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng tự nguyện khai thác non hàng trăm ha keo, tràm để đầu tư cho cây sắn bởi theo họ, chỉ sau 7 tháng, mỗi ha sắn có thể cho thu hoạch 20-25 triệu đồng, bằng với việc trồng keo trong suốt 3-5 năm. Họ “thà chấp nhận bán rẻ keo non còn hơn chịu đói dài cổ”, theo lời tâm sự của một số người dân.
Trong khi đó, hàng trăm hộ dân ở các xã miền thượng huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh lại hò kéo nhau vào chặt phá rừng phòng hộ chỉ để có đất trồng sắn bán cho nhà máy chế biến tinh bột mì, bất chấp mọi hệ lụy về sau. Riêng tại Gia Lai, người dân ở xã Pờ Tó, huyện Ia Pa thậm chí còn chấp nhận phá bỏ cả một số cây trồng ngắn ngày như bắp, đậu đỗ và cả lúa rẫy để chuyển sang trồng sắn. Diện tích và sản lượng cây sắn đang tăng lên từng ngày, ước tính diện tích sắn vượt hơn 50.000 ha so với quy hoạch của tỉnh.
Nông dân ở nhiều vùng nông thôn của Phú Yên đổ xô phá rừng tự nhiên và cả rừng mới trồng cây lâm nghiệp để trồng sắn (Ảnh: Thị trường Tài chính)
Chưa tính đến những hệ lụy về thiên tai, thảm họa và xa hơn là làm gia tăng tác động biến đổi khí hậu, việc phá rừng với nhiều mục đích, trong đó có việc chạy theo phong trào trồng sắn sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất sản xuất. Bên cạnh đó, những rủi ro về mặt kinh tế với điệp khúc “khủng hoảng thừa” hoặc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cũng đồng thời là mối họa khiến nhiều gia đình có thể “khuynh gia bại sản” chỉ vì cái lợi trước mắt.
Về phía người dân, họ chỉ biết cây trồng nào cho thu nhập cao thì tranh thủ trồng cây đó. Do đó, các đơn vị quản lí cần quan tâm, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng để người dân ồ ạt phá rừng lấy đất trồng sắn, đồng thời không phá vỡ quy hoạch chung về diện tích các loại cây trồng, hạn chế diện tích sắn tăng đột biến.
Biết làm gì được??? Rừng Việt Nam!!
Chuyện rừng bị cạo trọc từ việc cây sắn lên ngôi vốn không còn mới bởi từ nhiều năm nay, hễ nhu cầu sắn tăng cao là đâu đó lại xảy ra hiện tượng phá rừng hàng loạt để chạy theo “cơn khát” sắn. Gần đây, tại nhiều địa phương thuộc Kon Tum, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Hà Tĩnh, Phú Yên, diện tích sắn tiếp tục phủ kín phần diện tích rừng đã ngã đổ vì bị người dân đốt trụi.
Ngay từ đầu tháng 3, hàng chục hộ dân ở thôn Gò Rin, xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi đã tự ý chặt phá hàng nghìn cây keo lá tràm và cây muồng đen thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham để lấy đất trồng mì. Tại khu rừng Kà Long của địa phương này cũng có hàng nghìn cây rừng bị bóc vỏ đến chết cùng với mục đích trên. Người dân các xã thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng tự nguyện khai thác non hàng trăm ha keo, tràm để đầu tư cho cây sắn bởi theo họ, chỉ sau 7 tháng, mỗi ha sắn có thể cho thu hoạch 20-25 triệu đồng, bằng với việc trồng keo trong suốt 3-5 năm. Họ “thà chấp nhận bán rẻ keo non còn hơn chịu đói dài cổ”, theo lời tâm sự của một số người dân.
Trong khi đó, hàng trăm hộ dân ở các xã miền thượng huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh lại hò kéo nhau vào chặt phá rừng phòng hộ chỉ để có đất trồng sắn bán cho nhà máy chế biến tinh bột mì, bất chấp mọi hệ lụy về sau. Riêng tại Gia Lai, người dân ở xã Pờ Tó, huyện Ia Pa thậm chí còn chấp nhận phá bỏ cả một số cây trồng ngắn ngày như bắp, đậu đỗ và cả lúa rẫy để chuyển sang trồng sắn. Diện tích và sản lượng cây sắn đang tăng lên từng ngày, ước tính diện tích sắn vượt hơn 50.000 ha so với quy hoạch của tỉnh.
Nông dân ở nhiều vùng nông thôn của Phú Yên đổ xô phá rừng tự nhiên và cả rừng mới trồng cây lâm nghiệp để trồng sắn (Ảnh: Thị trường Tài chính)
Chưa tính đến những hệ lụy về thiên tai, thảm họa và xa hơn là làm gia tăng tác động biến đổi khí hậu, việc phá rừng với nhiều mục đích, trong đó có việc chạy theo phong trào trồng sắn sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất sản xuất. Bên cạnh đó, những rủi ro về mặt kinh tế với điệp khúc “khủng hoảng thừa” hoặc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cũng đồng thời là mối họa khiến nhiều gia đình có thể “khuynh gia bại sản” chỉ vì cái lợi trước mắt.
Về phía người dân, họ chỉ biết cây trồng nào cho thu nhập cao thì tranh thủ trồng cây đó. Do đó, các đơn vị quản lí cần quan tâm, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng để người dân ồ ạt phá rừng lấy đất trồng sắn, đồng thời không phá vỡ quy hoạch chung về diện tích các loại cây trồng, hạn chế diện tích sắn tăng đột biến.
Biết làm gì được??? Rừng Việt Nam!!