- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Không nên nhầm lẫn học quản trị kinh doanh thì sẽ làm giám đốc, học báo chí thì sẽ làm nhà báo...
Sở thích vs hào quang
Nhiều teen đang bị ánh hào quang của những nghề thoạt nhìn thì rất lung linh làm cho… lóa mắt.
Câu chuyện thực tế: Được đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều người, thu nhập khá là những điều hấp dẫn của nghề hướng dẫn viên du lịch mà ai cũng nhìn thấy. Nhưng “bạn sẽ gặp đủ thứ rắc rối với các vị khách khó tính: họ đòi thay đổi điểm đến, “bắt bẻ” bài thuyết minh của bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm về sự an toàn tuyệt đối của khách. Chưa kể áp lực cũng đến từ phía cấp trên, bạn phải thực hiện đúng chương trình định sẵn, giữ uy tín cho công ti bạn đang làm việc…” là chia sẻ của bạn Lê Thị Cẩm Tú, sinh viên năm 4 ngành Du lịch, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Nghề hướng dẫn viên cũng giống như “làm dâu trăm họ”, bạn phải kiên nhẫn để đáp ứng tốt mọi yêu cầu nếu muốn thành công trong nghề. “Bạn phải xác định ngay từ đầu mình có thể sống hết mình với những vinh quang và thử thách sẽ đến trên cả chặng đường dài không? Nếu bạn thật sự yêu nghề, những khó khăn chỉ còn là chuyện nhỏ” Cẩm Tú kết luận.
Trường danh tiếng vs cơ hội nghề nghiệp cao
Nhiều teen suy nghĩ, muốn có một công việc ngon lành, thu nhập cao ngất ngưỡng, phải bằng mọi giá “trèo” qua được cánh cổng các trường đại học danh tiếng.
Câu chuyện thực tế: Anh Đào Bá Tuấn (Q. Tân Phú, TP.HCM ) kể: “Lúc mới đi làm, thấy anh làm việc khá “chuyên nghiệp”, khách hàng hỏi anh học Bách Khoa hả, anh thật thà nói mình học trung cấp công nghệ thông tin ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3. Ai cũng bất ngờ”. Hiện giờ, anh Tuấn đã trở thành giám đốc Công ti Tin học Đào Gia. Bí quyết thành công của anh Tuấn là anh chịu khó tự học qua công việc mỗi ngày hoặc “đeo bám” đồng nghiệp đi trước để hỏi han, lâu dần tay nghề cũng nâng cao. Làm bảo trì máy tính được một thời gian thì anh cùng một người bạn hùn vốn mở cửa hàng máy tính. “Học ở đâu cũng vậy, các em sẽ thành công nếu không ngừng học hỏi và biết nắm bắt cơ hội. Vì thế, các em đừng ép bản thân vào những trường quá sức”, anh Tuấn chia sẻ.
Ngành vs nghề?
Bậc đại học thường đào tạo theo ngành, như ngành công nghệ thông tin, ngành kinh tế đối ngoại... Học xong một ngành, bạn có thể làm nhiều nghề. Nhiều teen nghĩ đăng kí thi ngành “văn học ngôn ngữ” thì tương lai nhất định sẽ trở thành nhà văn, nhà thơ. Tốt nghiệp ngành này, bạn còn có thể trở thành giáo viên dạy văn, nhà báo, biên tập sách ở nhà xuất bản hoặc làm nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Tương tự, không phải tốt nghiệp Đại học Luật bạn sẽ chỉ làm luật sư ở tòa án, viện kiểm sát. Văn phòng tư vấn luật, các công ti, doanh nghiệp hay thậm chí các văn phòng sứ quán đều có chỗ dành cho cử nhân Luật.
TS Phạm Tấn Hạ, phó phòng đào tạo trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, chuyên tư vấn hướng nghiệp về nhóm ngành xã hội, cho biết: “Học trò cũng có suy nghĩ cứng nhắc rằng mỗi ngành học sẽ cho bạn một vị trí công việc nhất định. Không nên nhầm lẫn học quản trị kinh doanh thì sẽ làm giám đốc, học báo chí thì sẽ làm nhà báo. Tùy vào năng lực mà bạn sẽ đạt được những vị trí khác nhau trong quá trình làm việc”. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, bạn sẽ bắt đầu ở vị trí kế toán viên. Nếu làm việc tốt, có năng lực bạn sẽ “lên chức” kế toán trưởng và sau đó là giám đốc tài chính.
Theo Mực Tím
Sở thích vs hào quang
Nhiều teen đang bị ánh hào quang của những nghề thoạt nhìn thì rất lung linh làm cho… lóa mắt.
Câu chuyện thực tế: Được đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều người, thu nhập khá là những điều hấp dẫn của nghề hướng dẫn viên du lịch mà ai cũng nhìn thấy. Nhưng “bạn sẽ gặp đủ thứ rắc rối với các vị khách khó tính: họ đòi thay đổi điểm đến, “bắt bẻ” bài thuyết minh của bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm về sự an toàn tuyệt đối của khách. Chưa kể áp lực cũng đến từ phía cấp trên, bạn phải thực hiện đúng chương trình định sẵn, giữ uy tín cho công ti bạn đang làm việc…” là chia sẻ của bạn Lê Thị Cẩm Tú, sinh viên năm 4 ngành Du lịch, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Nghề hướng dẫn viên cũng giống như “làm dâu trăm họ”, bạn phải kiên nhẫn để đáp ứng tốt mọi yêu cầu nếu muốn thành công trong nghề. “Bạn phải xác định ngay từ đầu mình có thể sống hết mình với những vinh quang và thử thách sẽ đến trên cả chặng đường dài không? Nếu bạn thật sự yêu nghề, những khó khăn chỉ còn là chuyện nhỏ” Cẩm Tú kết luận.
Trường danh tiếng vs cơ hội nghề nghiệp cao
Nhiều teen suy nghĩ, muốn có một công việc ngon lành, thu nhập cao ngất ngưỡng, phải bằng mọi giá “trèo” qua được cánh cổng các trường đại học danh tiếng.
Câu chuyện thực tế: Anh Đào Bá Tuấn (Q. Tân Phú, TP.HCM ) kể: “Lúc mới đi làm, thấy anh làm việc khá “chuyên nghiệp”, khách hàng hỏi anh học Bách Khoa hả, anh thật thà nói mình học trung cấp công nghệ thông tin ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3. Ai cũng bất ngờ”. Hiện giờ, anh Tuấn đã trở thành giám đốc Công ti Tin học Đào Gia. Bí quyết thành công của anh Tuấn là anh chịu khó tự học qua công việc mỗi ngày hoặc “đeo bám” đồng nghiệp đi trước để hỏi han, lâu dần tay nghề cũng nâng cao. Làm bảo trì máy tính được một thời gian thì anh cùng một người bạn hùn vốn mở cửa hàng máy tính. “Học ở đâu cũng vậy, các em sẽ thành công nếu không ngừng học hỏi và biết nắm bắt cơ hội. Vì thế, các em đừng ép bản thân vào những trường quá sức”, anh Tuấn chia sẻ.
Ngành vs nghề?
Bậc đại học thường đào tạo theo ngành, như ngành công nghệ thông tin, ngành kinh tế đối ngoại... Học xong một ngành, bạn có thể làm nhiều nghề. Nhiều teen nghĩ đăng kí thi ngành “văn học ngôn ngữ” thì tương lai nhất định sẽ trở thành nhà văn, nhà thơ. Tốt nghiệp ngành này, bạn còn có thể trở thành giáo viên dạy văn, nhà báo, biên tập sách ở nhà xuất bản hoặc làm nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Tương tự, không phải tốt nghiệp Đại học Luật bạn sẽ chỉ làm luật sư ở tòa án, viện kiểm sát. Văn phòng tư vấn luật, các công ti, doanh nghiệp hay thậm chí các văn phòng sứ quán đều có chỗ dành cho cử nhân Luật.
TS Phạm Tấn Hạ, phó phòng đào tạo trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, chuyên tư vấn hướng nghiệp về nhóm ngành xã hội, cho biết: “Học trò cũng có suy nghĩ cứng nhắc rằng mỗi ngành học sẽ cho bạn một vị trí công việc nhất định. Không nên nhầm lẫn học quản trị kinh doanh thì sẽ làm giám đốc, học báo chí thì sẽ làm nhà báo. Tùy vào năng lực mà bạn sẽ đạt được những vị trí khác nhau trong quá trình làm việc”. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, bạn sẽ bắt đầu ở vị trí kế toán viên. Nếu làm việc tốt, có năng lực bạn sẽ “lên chức” kế toán trưởng và sau đó là giám đốc tài chính.
Theo Mực Tím